I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau.
- Thế nào là 2 tia đối nhau, hai tia trùng nhau, hai tia phân biệt.
- Đọc và gọi tên một tia.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết vẽ tia, biết viết tên, biết đọc tên một tia
- biết phân loại hai tia chung gốc.
3. Thái độ:
- Phát biểu chính xác các mệnh đề toán học,rèn luyện khả năng vẽ hình, quan sát, nhận xét của học sinh.
TUẦN 5 Tiết 5: TIA Ngày soạn: 23/09/2017 Ngày dạy : 29/09/2017 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Định nghĩa mô tả tia bằng các cách khác nhau. - Thế nào là 2 tia đối nhau, hai tia trùng nhau, hai tia phân biệt. - Đọc và gọi tên một tia. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết vẽ tia, biết viết tên, biết đọc tên một tia - biết phân loại hai tia chung gốc. 3. Thái độ: - Phát biểu chính xác các mệnh đề toán học,rèn luyện khả năng vẽ hình, quan sát, nhận xét của học sinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Thước thẳng , bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1/ Ổn định lớp : 2/ Kiểm tra bài 3/ Bài mới : Hoạt động của GV và HS Ghi bảng Hoạt động 1: Tia GV: + Vẽ đường thẳng xy, lấy điểm Oxy + Giới thiệu định nghĩa về tia. Hs: Theo dõi, ghi chép. Gv: Gốc O còn được gọi theo cách nào khác? Hs: Trả lời dựa vào SGK. Gv: Em có nhận xét gì về 2 tia Ox; Oy? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét, chốt vấn đề. Gv: +Yêu cầu vẽ đường thẳng x y , lấy B Î xy + Viết tên 2 tia gốc B? Hs: thực hiện. Hoạt động 2: Hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau Gv: Yêu cầu HS đọc SGK – 112 và trả lời câu hỏi: +Hai tia đối nhau cần phải có những điều kiện gì? +Có nhận xét gì về 2 tia đối nhau? Cách vẽ nhanh 2 tia đối nhau? Hs: Trả lời dựa vào SGK Gv: Nhận xét, chốt vấn đề. + Cho HS làm ? 1/112 ( SGK ) Hs: Làm ? 1/112 ( SGK) Gv: Vẽ hình 29 tr 112 Hs: Tự xem H.29 ( SGK – 112 ) rồi trả lời các câu hỏi sau: . Thế nào là 2 tia trùng nhau? ( Hai tia trùng nhau cần phải có những điều kiện gì? ) Gv: chú ý cho HS . Hai tia trùng nhau là 2 tia mà mọi điểm đều là điểm chung. . Hai tia phân biệt là 2 tia không trùng nhau. Gv: Cho HS làm ? 2/112 ( SGK ) Hs: Làm ? 2/112 ( SGK ) vào vở Gv: Chấm 10 em nhanh nhất. 1. Tia Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O gọi là tia gốc O VD: xy Tia Ox , tia Oy O : là gốc của 2 tia Ox và Oy Chú ý: -Tia Ox không bị giới hạn ở phía x. - Khi đọc hoặc viết 1tia ta đọc (viết) tên gốc trước. 2. Hai tia đối nhau Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành 1 đường thẳng xy gọi là 2 tia đối nhau. Nhận xét: Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của 2 tia đối nhau 3. Hai tia trùng nhau x Tia Ax và AB là 2 tia trùng nhau Nhận xét : Hai tia không trùng nhau còn gọi là 2 tia phân biệt Chú y: Từ nay về sau khi nói đến 2 tia mà không nói gì thêm thì ta hiểu đó là 2 tia phân biệt. ?2: a, Tia Ox trùng với tia Oy b, Tia Ox và tia Ax không trùng nhau vì không chung gốc. c, Tia Ox, Oy không đối nhau vì chúng không tạo thành đường thẳng 4. Củng cố: - HS làm BT 22/112 ( SGK ) vào bảng phụ . sau khi điền vào chổ trống xong y/c HS vẽ hình đó ra để minh hoạ. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học kỹ lại bài §5 tia. - Làm BT: 23, 25, 27, 28,29,31,31 tr 113-114 (SGK)
Tài liệu đính kèm: