1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS biết thế nào là ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng. HS biết các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa
- HS hiểu trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: vẽ ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng.
- HS thực hiện thành thạo bài tập
1.3.Thái độ:
- Thói quen: chính xác trong việc sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng
- Tính cách: Cẩn thận
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Tuần 2 , tiết 2 Ngày dạy: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết thế nào là ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng. HS biết các thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa - HS hiểu trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: vẽ ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng. - HS thực hiện thành thạo bài tập 1.3.Thái độ: - Thói quen: chính xác trong việc sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng - Tính cách: Cẩn thận 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. 3. CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ HS: Thước thẳng, Xem bài mới và trả lời câu hỏi: Thế nào là ba điểm thẳng hàng; không thẳng hàng? 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 6a1.. 6a2. 6a3.. 6a4. 4.2/ Kiểm tra miệng: (5p) Bài cũ: Câu 1: Vẽ và đặt tên hai phân biệt (4đ) Câu 2: Vẽ điểm M thuộc đường thẳng a và điểm N không thuộc đường thẳng a (4đ) Bài mới: Câu 3: Thế nào là ba điểm thẳng hàng? (2đ) Đáp án: a Câu 1: A B Câu 2: N M Câu 3: Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng thuộc một đường thẳng 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: (18 phút) Thế nào là ba điểm thẳng hàng? *Mục tiêu: - KT: HS biết thế nào là ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng - KN: HS vẽ được 3 điểm thẳng hàng, không thẳng hàng GV: Hỏi: Khi nào ta có thể nói: Ba điểm A; B; C thẳng hàng? HS: Ba điểm A; B; C cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng GV: Khi nào ba điểm A; B; C không thẳng hàng? GV: Cho ví dụ về hình ảnh ba điểm thẳng hàng? Ba điểm không thẳng hàng? HS lấy ví dụ. GV: Để vẽ ba điểm thẳng hàng, vẽ ba điểm không thẳng hàng ta nên làm thế nào? HS: - Vẽ ba điểm thẳng hàng: Vẽ đường thẳng rồi lấy ba điểm thuộc đường thẳng đó. Vẽ ba điểm không thẳng hàng: Vẽ đường thẳng trước, rồi lấy hai điểm thuộc đường thẳng, một điểm không thuộc đường thẳng đó. GV: Để nhận biết ba điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta nên làm thế nào? HS: Để kiểm tra 3 điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta dùng thước thẳng để gióng. GV: Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc một đường thẳng không ? Nhiều điểm không cùng thuộc một đường thẳng không? HS: Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc một đường thẳng, nhiều điểm không cùng thuộc một đường thẳng. GV: Giới thiệu nhiều điểm thẳng hàng, nhiều điểm không thẳng hàng. Hoạt động 2: (14 phút) Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng: *Mục tiêu: - KT: HS biết các thuật ngữ trong quan hệ thẳng hàng - KN: HS thực hiện thành thạo các hoạt động A B C Với hình vẽ: Nhận xét vị trí các điểm như thế nào đối với nhau? Điểm B nằm giữa hai điểm A; C Điểm A; C nằm về hai phía đối với điểm B Điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A Điểm A và B nằm cùng phía đối với C Trên hình có mấy điểm đã được biểu diễn ? Có bao nhiêu điểm nằm giữa 2 điểm A; C? HS: Trả lời câu hỏi, rút ra nhận xét GV: Trong ba điểm thẳng hàng có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại? GV: Nếu nói rằng: “ Điểm E nằm giữa hai điểm M ; N” thì ba điểm này có thẳng hàng không? 1/ Thế nào là ba điểm thẳng hàng? C B A B A; B; C thẳng hàng C A A; B ; C không thẳng hàng 2/ Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng: A B C Nhận xét: 106/ SGK Chú ý: - Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm thì ba điểm ấy thẳng hàng. - Không có khái niệm nằm giữa khi ba điểm không thẳng hàng. 4.4/ Tổng kết: (5p) 1/ Vẽ ba điểm thẳng hàng E, F, K ( E nằm giữa F và K) 2/ Vẽ hai điểm M; N thẳng hàng với E 3/ Chỉ ra điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Bài tập nâng cao: Vẽ 4 điểm M, N, P, Q thẳng hàng sao cho đồng thời thoả mãn 4 điều kiện sau: M không nằm giữa N và P(1) F E K M N N không nằm giữa M và P (2) P không nằm giữa N và Q (3) Q không nằm giữa N và P (4) Bằng lập luận hãy chứng tỏ rằng: a/ Điểm P nằm giữa M và N. b/ Điểm N nằm giữa P và Q. M P N Q Giải a/ Xét 3 điểm thẳng hàng M, N, P thì: M không nằm giữa N và P (1) và N không nằm giữa M và P (2). Vậy P nằm giữa M và N. b/ P không nằm giữa N và Q (3) và Q không nằm giữa N và P (4). Vậy N nằm giữa P và Q. 4.5/ Hướng dẫn học tập: (2p) Đ/v bài học ở tiết này: Trả lời các câu hỏi: Thế nào là 3 điểm thẳng hàng; không thẳng hàng? Phát biểu nhận xét về 3 điểm thẳng hàng. Làm các bài tập 10, 11,12,13/SGK/107 Đ/v bài học ở tiết tới: Tìm hiểu cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm và cách đặt tên đường thẳng. 5. PHỤ LỤC: SGV + SGK + SBT
Tài liệu đính kèm: