I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức: HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. Lưu ý HS có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm.
* Kĩ năng: HS biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng cắt nhau, song song. Rèn luyện tư duy: Sơ đồ hóa để nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng.
* Thái độ: Vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm A; B
II/ TRỌNG TÂM:
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
III/CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Xem bài mới và trả lời câu hỏi: Thế nào là ba điểm thẳng hàng; không thẳng hàng?
ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM Bài 3 Tiết 3 Tuần 3 I/ MỤC TIÊU: * Kiến thức: HS hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. Lưu ý HS có vô số đường không thẳng đi qua hai điểm. * Kĩ năng: HS biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm, đường thẳng cắt nhau, song song. Rèn luyện tư duy: Sơ đồ hóa để nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng. * Thái độ: Vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm A; B II/ TRỌNG TÂM: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt III/CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. HS: Xem bài mới và trả lời câu hỏi: Thế nào là ba điểm thẳng hàng; không thẳng hàng? IV/ TIẾN TRÌNH: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6ª2: 6ª4: 2/ Kiểm tra miệng: Bài cũ: Câu 1: Thế nào là ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng? (4 đ) Câu 2: Cho điểm A, vẽ đường thẳng đi qua A. Vẽ được bao nhiêu đường thẳng qua A? (4đ) Bài mới: Câu 3: Cho điểm B ( B A) vẽ đường thẳng đi qua A và B. (2đ) Đáp án: Câu 1: Ba điểm thẳng hàng lả 3 điểm cùng thuộc một đường thẳng, ba điểm không thẳng hàng là 3 điểm không cùng thộc đường thẳng nào. A Câu 2: Vẽ được vô số đường thẳng đi qua điểm A. A B Câu 3: 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B . Gọi 1 HS đọc cách vẽ đường thẳng trong SGK. Một HS thực hiện vẽ trên bảng cả lớp vẽ vào vở. GV: Vẽ được mấy đường thẳng đi qua A,B? HS: chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A, B GV : yêu cầu HS đọc nhận xét SGK Bài tập: Cho hai điểm P, Q vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P, Q? Hỏi vẽ được mấy đường thẳng đi qua P và Q? Cho hai điểm E, F hãy vẽ các đường thẳng và không thẳng đi qua hai điểm đó? Số đường vẽ được? GV gọi hai HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở * Hoạt động 2: Các em hãy đọc trong SGK ( mục 2/108 trong 3 phút và cho biết có những cách đặt tên cho đường thẳng như thế nào? HS: C1: Dùng hai chữ cái in hoa AB ( BA) ( tên của hai điểm thuộc đường thẳng đó). C2: Dùng một chữ cái in thường. C3: Dùng hai chữ cái in thường. Gv yêu cầu HS làm ?11 hình 18. Hs trả lời miệng. * Hoạt động 3: GV:Cho 3 điểm A, B, C không thẳng hàng, vẽ đường thẳng AB, AC. Hai đường thẳng này có đặc điểm gì? - Một HS thực hiện trên bảng cả lớp vẽ vào vở. Gv: Với hai đường thẳng AB; AC ngoài điểm A còn điểm chung nào nữa không? HS: Hai đường thẳng AB, AC có một điểm chung A; A là điểm chung duy nhất. GV: Hai đường thẳng có một điểm chung như hình trên gọi là hai đường thẳng cắt nhau, điểm chung đó gọi là giao điểm. GV: Có xảy ra trường hợp : Hai đường thẳng có vô số điểm chung ? HS: Có, đó là hai đường thẳng trùng nhau. GV: Trong mặt phẳng, ngoài hai vị trí tượng đối của hai đường thẳng là cắt nhau ( có một điểm chung), trùng nhau ( có vô số điểm chung), thì giữa hai đường thẳng còn xảy ra trường hợp nào? HS: Hai đường thẳng song song (không có điểm chung) GV: Yêu cầu HS đọc Chú ý SGK/109 1./ Vẽ đường thẳng: Cách vẽ: SGK A B P Q *Nhận xét: SGK Chỉ vẽ được một đường thẳng đi qua hai điểm P và Q E F Vẽ được một đường thẳng và vô số đường không thẳng qua hai điểm E, F. Tên đường thẳng: SGK/108 a A B x y 3.Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song: * Hai đường thẳng AB, AC cắt nhau tại giao điểm A (có 1 điểm chung). A B C a b * Hai đường thẳng trùng nhau: a và b ( có vô số điểm chung). * Hai đường thẳng song song: (không có điểm chung) x y x’ y’ Chú ý : SGK/ 109 4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: 1. Có mấy đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt? 2. Với hai đường thẳng có những vị trí nào? Chỉ ra số giao điểm trong từng trường hợp? 3. Cho 3 đường thẳng hãy đặt tên nó theo cách khác nhau. 4. Hai đường thẳng có hai điểm chung phân biệt thì ở vị trí tương đối như thế nào? Vì sao? Giải 1./Chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt 2./ Cắt nhau, song song, trùng nhau ( lần lượt có 1, 0, vô số giao điểm) 3./x y a M N a 4. Hai đường thẳng trùng nhau vì qua hai điểm phân biệt chỉ có một đường thẳng. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học: Đ/v bài học ở tiết này: Học thuộc nhận xét về đường thẳng đi qua hai điểm. Làm các bài tập 17,18,19,20/SGK/109 Đ/v bài học ở tiết tới: Chuẩn bị dụng cụ thực hành theo nhóm/SGK/110 Đọc hướng dẫn cách làm/SGK/110 V/ RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng ĐDDH:
Tài liệu đính kèm: