Giáo án môn Hình lớp 8 - Tiết 9, 10

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết hình có trục đối xứng trong thực tế . Vận dụng tính đối xứng trục để vẽ, gấp hình

II. CHUẨN BỊ

- GV : Compa, thước thẳng, thước đo góc.

- HS : Học và làm bài ở nhà, vở ghi, Sgk, dụng cụ HS.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Vấn đáp, gợi mở.

 

doc 9 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình lớp 8 - Tiết 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Ngày soạn: 15/09/2015
Tiết 9	Ngày dạy:  /09/2015
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết hình có trục đối xứng trong thực tế . Vận dụng tính đối xứng trục để vẽ, gấp hình 
II. CHUẨN BỊ 
- GV : Compa, thước thẳng, thước đo góc.
- HS : Học và làm bài ở nhà, vở ghi, Sgk, dụng cụ HS.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Vấn đáp, gợi mở.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ. (5’)
GV: Phát biểu định nghĩa 2 điểm đối xứng qua một đường thẳng d.
HS: Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực nối hai điểm đó.
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: Gọi HS làm bài tập 36/87
GV: Hướng dẫn HS làm câu a)
Hãy áp dụng định nghĩa đối xứng trục.
? AC là hai điểm đối xứng qua Ox vậy Õ gọi là gì?
HS: Là trục đối xứng.
Tương tự.
Như vậy AB cũng đối xứng với nhau qua Oy.
GV hương tiếp.
GV gọi HS lên làm.
HS làm bài
GV nhận xét và chốt lại.
GV yêu cầu HS làm câu b)
GV êAOB là tam giác gì ? Vì sao ? 
HS êAOB là tam giác cân vì OB=OA
Gv Mà Ox là đường trung trực của AB nên ta có điều gì ? Suy ra ? 
HS Nên Ox là tia phân giác của 
GV Tương tự ta có điều gì ? 
HS Suy ra 
GV Cộng ta được gì ? 
HS Tương tự : 
GV Mà =?,=?
HS = 2()
GV Gọi HS lên bảng trình bày 
HS 
GV Cho HS nhận xét
GV yêu cầu HS làm bài 39/88 SGK.
C đối xứng với A qua d, Dd nên ta có điều gì ?
HS AD = CD
GV AD+DB= ?
HS AD+DB = CD+DB = CB (1)
GV Tương tự đối với điểm E ta có ?
HS AE = EC
GV AE+EB=?
HS AE+EB = CE+EB (2)
GV Trong êBEC thì CB như thế nào với CE+EB ? 
HS CB < CE+EB (3)
GV Từ (1)(2)(3) ta có điều gì 
HS AD+DB < AE+EB
GV Cho HS lên bảng trình bày lại.
GV Vì AE+EB > BC suy ra?
HS AE+EB > AD+DB
GV Nên con đường ngắn nhất mà tú phải đi là ? 
HS Nên con đường ngắn nhất mà tú phải đi là đi theo ADB
GV Gọi HS nhận xét
 GV hoàn chỉnh
GV yêu cầu HS làm bài 41/88
Cho HS đọc và trả lời 
Cho HS nhận xét
 GV chốt lại vấn đề 
Bài 36/87. (15’)
Giải:
a)
Ta có A đối xứng với B qua Ox
Nên Ox là đường trung trực của AB
OA=OB (1)
Tương tự Oy là đường trung trực của AC
OA=OC (2)
Từ (1)(2) suy ra OB=OC
b)
Ta có êAOB là tam giác cân vì OB=OA
Nên Ox là tia phân giác của 
Suy ra 
Tương tự : 
Vậy= 2()
=>
Bài 39/88 (15’)
Giải:
C đối xứng với A qua d, Dd
nên AD = CD
AD+DB=CD+DB = CB(1)
Tương tự đối với điểm E ta có
AE = EC
=> AE+EB = CE+EB (2)
Trong êBEC thì 
CB< CE+EB (3)
Từ (1)(2)(3) ta có
AD+DB < AE+EB
b) Vì AE+EB > BC suy ra
AE+EB > AD+DB
Nên con đường ngắn nhất mà tú phải đi là đi theo ADB
Bài 41 trang 88 Sgk (7’)
a) Nếu ba điểm thẳng hàng thì ba điểm đối xứng với chúng qua một trục cũng thẳng hàng
b) Hai tam giác đối xứng với nhau qua một trục thì có chu vi bằng nhau
c) Một đường tròn có vô số trục đối xứng 
d) Một đoạn thẳng chỉ có một trục đối xứng
 4. Củng cố và dặn dị.
	- Nhắc lại các kiến thức đã học.
	- làm các bài tập cịn lại.
Tuần 5	Ngày soạn: 15/09/2015
Tiết 10	Ngày dạy:  /09/2015
Bài 7: HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - HS nắm vững định nghĩa hình bình hành là tứ giác có các cặp cạnh đối song song, nắm vững các tính chất về cạnh đối, góc đối và đường chéo của hình bìnhn hành; nắm vững năm dấu hiệu nhận biết hình bình hành. 
2. Rèn luyên: - HS dựa vào tính chất và dấu hiệu nhận biết để vẽ được dạng của một hình bình hành, biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành, chứng minhn các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, hai đường thẳng song song.
3. Thái độ. – Tich cực, hăng hái, chính xác và tự giác.
II. CHUẨN BỊ 
- GV : Thước chia khoảng, giấy kẻ ô vuông, compa, bảng phụ (đề kiểm tra, hình vẽ). 
- HS : Ôn tập hình thang, làm bài ở nhà; dụng cụ: thước thẳng, compa 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Nêu vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhĩm, giảng giải.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 7’
GV lần lượt nêu câu hoi?
1 - Định nghĩa hình thang, hình thang vuông, hình thang cân. 
2 - Nêu các tính chất của hình thang, của hình thang cân. 
3 - Nêu cách chứng minh một tứ giác là một hình thang, hình thang cân.
HS lần lượt trả lời những câu hỏi của giáo viên.
Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
10’
10’
GV Cho HS làm ?1 bằng cách vẽ hình 66 sgk và hỏi: 
GV Các cạnh đối của tứ giác ABCD có gì đặc biệt? 
HS Tứ giác ABCD có AB//CD và AD//BC
GV Người ta gọi tứ giác này là hình bình hành. Vậy theo các em thế nào là một hình bình hành? 
HS nêu ra định nghĩa hình bình hành (có thể có các định nghĩa khác nhau)
GV chốt lại định nghĩa, vẽ hình và ghi bảng 
GV Định nghĩa hình thang và hình bình hành khác nhau ở chỗ nào? 
HS - Hình thang = tứ giác + một cặp cạnh đối song song 
 - Hình bình hành = tứ giác + hai cặp cạnh đối song song
 GV phân tích để HS phân biệt và thấy được hbh là hthang đặc biệt.
GV Nêu ?2 , Bằng cách thực hiện phép đo, hãy nêu nhận xét về góc, về cạnh, về đường chéo của hình bình hành.
HS Tiến hành đo và nêu nhận xét: AB=DC,AD=BC;,; 
 AC = BD.
GV Giới thiệu định lí ở Sgk (tr 90) 
Hãy tóm tắt GT –KL.
GV hướng dẫn chứng minh định lí
HS đọc định lí (2HS đọc) 
HS tóm tắt GT-KL và tiến hành chứng minh (cả lớp cùng làm): 
GV Hãy nêu các mệnh đề đảo của định lí về tính chất hbhành ? 
! Lưu ý HS thêm từ “tứ giác có” 
HS đọc lại định lí và phát biểu các mệnh đề đảo của định lí
HS đọc (nhiều lần) từng dấu hiệu
GV yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động 3.
HS thực hiện.
1.Định nghĩa : 
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song 
 A B
 D C
Tứ giác ABCD AB//CD
là hình bình hành Û AD//BC
 Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song.
2. Tính chất : 
 Định lí : 
 A B A B
 1 O 1
D C D C
GT ABCD là hình bình hành 
 AC cắt BD tại O
KL a) AB = DC ; AD = BC
 b) ;
 c) OA = OC ; OB = OD 
Chứng minh: (Sgk trang 91)
3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: 
a) Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành
b) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
c) Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành
d) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành
e) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Củng cố và dặn dị: 
- Nhắc lại định nghĩa, tính chất và các dấu hiệu nhận biết của hình bình hành.
- Nêu sự khắc biệt của hình bình hành và hình thang.
- Về nhà làm bài tập SGK.
TTKT Ngày:/09/2015
Ksor My

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 5Ngày soạn.doc