Giáo án môn Hóa học 10 - Chuyên đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

LÝ THUYẾT

1.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH?

2.Các đơn vị cấu tạo của BTH:

+ô nguyên tố: biết ý nghĩa các đại lượng về nguyên tố và nguyên tử nguyên tố có trong ô nguyên tố

+chu kì: định nghĩa, cách đánh số thứ tự chu kì, số chu kì trong BTH (nhỏ, lớn), số lượng nguyên tố trong các chu kì, đặc điểm chung về cấu tạo của 1 chu kì?

+nhóm nguyên tố: định nghĩa, cách đánh số thứ tự nhóm, số lượng nhóm trong BTH, đặc điểm về tính chất của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm?

3.Biến đổi tuần hoàn là gì? Cấu hình e ngoài cùng của các nguyên tố có sự biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của ĐTHN hay không? Cho ví dụ? Nêu các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử?

4.Tính kim loại, tính phi kim là gì? Cho ví dụ về nguyên tố có tính kim loại, phi kim, giải thích rõ vì sao chúng thể hiện được tính kim loại, tính phi kim?

5.Độ âm điện là gì? Giá trị độ âm điện cho biết điều gì? Nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất, nhỏ nhất?

6.Hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi xác định như thế nào, cho ví dụ, nêu công thức oxit cao nhất tương ứng? Cách xác định hóa trị trong hợp chất khí với hidro của nguyên tố phi kim?

7.Hidroxit là gì? Cách xác định hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất? Cho ví dụ?

8.Nêu quy luật biến thiên theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử nguyên tố đối với các đại lượng sau đây: tính kim loại, tính phi kim; độ âm điện; hóa trị cao nhất với oxi, hóa trị trong hợp chất khí với hidro; tính axit, bazơ của oxit cao nhất với oxi và hidroxit tương ứng?

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 10 - Chuyên đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
LÝ THUYẾT
1.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH?
2.Các đơn vị cấu tạo của BTH:
+ô nguyên tố: biết ý nghĩa các đại lượng về nguyên tố và nguyên tử nguyên tố có trong ô nguyên tố
+chu kì: định nghĩa, cách đánh số thứ tự chu kì, số chu kì trong BTH (nhỏ, lớn), số lượng nguyên tố trong các chu kì, đặc điểm chung về cấu tạo của 1 chu kì?
+nhóm nguyên tố: định nghĩa, cách đánh số thứ tự nhóm, số lượng nhóm trong BTH, đặc điểm về tính chất của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm?
3.Biến đổi tuần hoàn là gì? Cấu hình e ngoài cùng của các nguyên tố có sự biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của ĐTHN hay không? Cho ví dụ? Nêu các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử?
4.Tính kim loại, tính phi kim là gì? Cho ví dụ về nguyên tố có tính kim loại, phi kim, giải thích rõ vì sao chúng thể hiện được tính kim loại, tính phi kim?
5.Độ âm điện là gì? Giá trị độ âm điện cho biết điều gì? Nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất, nhỏ nhất?
6.Hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi xác định như thế nào, cho ví dụ, nêu công thức oxit cao nhất tương ứng? Cách xác định hóa trị trong hợp chất khí với hidro của nguyên tố phi kim?
7.Hidroxit là gì? Cách xác định hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất? Cho ví dụ?
8.Nêu quy luật biến thiên theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử nguyên tố đối với các đại lượng sau đây: tính kim loại, tính phi kim; độ âm điện; hóa trị cao nhất với oxi, hóa trị trong hợp chất khí với hidro; tính axit, bazơ của oxit cao nhất với oxi và hidroxit tương ứng?
BÀI TẬP
TỰ LUẬN 
1/Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số proton bằng 27. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
2/ Cho hai nguyên tố hóa học có cấu hình electron nguyên tử là: 
Nguyên tử nguyên tố X: 1s22s22p63s2
Nguyên tử nguyên tốY: 1s22s22p63s23p64s2.
a.Hỏi chúng có ở trong cùng một nhóm nguyên tố không? Hãy giải thích.
b.Hai nguyên tố này cách nhau bao nhiêu nguyên tố hóa học? Có cùng chu kỳ không?
3/Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1; np1, ns2np5.
Hãy xác định vị trí (chu kì, nhóm, phân nhóm, số thứ tự) của A, M, X trong hệ thống tuần hoàn.
4/ Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6.
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.
b. Xác định vị trí của nguyên tử R trong bảng tuần hoàn.
c. Tính chất hóa học đặc trưng nhất của R là gi? Lấy 2 phản ứng để minh họa.
d. Anion X- có cấu hình electron giống cấu hình electron của cation R+. Hãy cho biết tên và viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X.
5/Tổng số hạt proton, electron, notron của nguyên tử nguyên tố A ở phân nhóm chính nhóm VII là 28; của nguyên tố B ở phân nhóm chính nhóm III là 40. Tính khối lượng nguyên tử và xác định nguyên tố.
6/ A, B là 2 nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong hai hạt nhân nguyên tử A và B bằng 32. Hãy viết cấu hình electron của A, B và của các ion mà A và B có thể tạo thành.
7/Có 2 nguyên tố R và M thuộc cùng nhóm ở 2 chu kì liên tiếp. Tổng số điện tích hạt nhân của R và M là 58. Viết cấu hình e, từ đó hãy suy ra vị trí của R và M trong bảng tuần hoàn.
8/ Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân X và Y bằng 23. Xác định hai nguyên tố và viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.
9/Phân tử A2X có tổng proton là 26. Biết rằng A và X ở hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử, hãy xác định chu kì, nhóm A, X .
10/a.Sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố sau : Na, K, Mg, Al, S, Cl
	b. Sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại của các nguyên tố sau : Na, K, Mg, Al, S, Cl
	c. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim của các nguyên tố sau : Na, K, Mg, Al, S, Cl
	d. Sắp xếp theo chiều giảm dần tính phi kim của các nguyên tố sau : Na, K, Mg, Al, S, Cl
	e. Sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử của các nguyên tố sau : Na, K, Mg, Al, S, Cl
	g. Sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử của các nguyên tố sau : Na, K, Mg, Al, S, Cl
h. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của các nguyên tố sau : Na, K, Mg, Al, S, Cl
	i. Sắp xếp theo chiều giảm dần độ âm điện của các nguyên tố sau : Na, K, Mg, Al, S, Cl
	k. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ của hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của các nguyên tố sau : Na, K, Mg, Al, S, Cl
	l. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit của hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của các nguyên tố sau : Na, K, Mg, Al, S, Cl
11/ Oxit cao nhất của một nguyên tố nhóm VIA chứa 60% oxi về khối lượng. Hãy xác định nguyên tố và viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
12/Oxit cao nhất của 1 nguyên tố có công thức R2O7. Hợp chất khí với hidro của R có chứa 97,26% R về khối lượng.
	a.Xác định nguyên tố R?
	b.Viết công thức phân tử dạng đơn chất của R. Cho biết R có tính kim loại hay phi kim?
	c.Viết công thức hidroxit tương ứng với oxit cao nhất của R? Nêu tính chất đặc trưng của hidroxit?
13/Hợp chất của 1 nguyên tố có công thức RH2. Oxit cao nhất của R chứa 40% khối lượng R. Xác định R.
14/B là nguyên tố có hóa trị cao nhất đối với oxi bằng hóa trị trong hợp chất với hiđro. Oxit cao nhất của B chứa 53,33% khối lượng oxi. Xác định B.
15/R là nguyên tố nhóm IIA. Hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của R chứa 55,17% khối lượng oxi. Xác định R, viết phương trình phản ứng (nếu có) của R với Cl2, H2SO4, NaOH.
16/Một nguyên tố X ở nhóm VIIA. Oxit cao nhất của X có phân tử khối bằng 183.
	a.Xác định nguyên tử khối và gọi tên X?
	b.Nguyên tố Y là 1 kim loại thuộc nhóm IIIA. Cho Y tác dụng hết với 1,344(l) khí X ở đktc thì thu 5,34g muối. Xác định kim loại Y?
17/Nguyên tố X có oxit cao nhất dạng XO2. Trong hợp chất khí với hidro của X thì hidro chiếm 25% về khối lượng.
	a.Xác định tên X, viết cấu hình e của X?
	b.Viết công thức oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của X, chúng có tính axit hay bazơ? So sánh tính axit hay bazơ với hợp chất tương ứng của các nguyên tố xung quanh?
18/Nguyên tố X thuộc nhóm VI. Một loại nguyên tử của X có 24 hạt các loại.
	a.Xác định tên X, viết cấu hình e của X?
	b.Nguyên tử nguyên tố Y có ít hơn X 2 hạt no7tron và 2 hạt proton. Xác định Y?
	c.X và Y có thể kết hợp với nhau tạo ra hợp chất Z. Trong Z, X chiếm 8 phần và Y chiếm 3 phần vể khối lượng. Xác định CTPT của Z?
19/Cho 0,48(g) 1 kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dd HCl thì thấy có 0,448(l) khí thoát ra ở đktc. Xác định tên kim loại?
20/Cho 0,6g 1 kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với H2O thì thu 0,336(l) khí ở đktc.Xác định tên kim loại?
21/Cho 4,4 g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với axit HCl dư thì thu được 3,36 lít (dm3) khí hiđro ở đktc. Hãy xác định hai kim loại. 
22/Cho 6,2(g) hh 2 kim loại kiềm A, B liên tiếp nhau trong 1 nhóm vào 100g nước (dư). Sau phản ứng thu 2,24(l) khí H2 ở đktc.
	a.Xác định 2 kim loại A, B ?
	b.Tính C% của dung dịch thu được ?
23/ A và B là nguyên tố ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc cùng một nhóm A, B ở dưới A. Cho 8g B tan hoàn toàn trong 242,4g nước thu dược 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch M.
Xác định A, B. Viết cấu hình electron của hai nguyên tử.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch M.
24/Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A, B và khối lượng phân tử là 76. A, B có số oxi hóa cao nhất cao nhất trong các oxit là +nO,+mO và có số oxi hóa âm trong các hợp chất với hiđro là -nH, -nH thỏa mãn điều kiện và . Tìm công thức phân tử của X, biết A có số oxi hóa cao nhất trong X.
TRẮC NGHIỆM
1. Các đơn chất của các nguyên tố nào dưới đây có tính chất hoá học tương tự nhau?
	A. As, Se, Cl, Fe. 	B. F, Cl, Br, I.	
	C. Br, P, H, Sb .	D. O, Se, Br, Te.
2. Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng
	A.số lớp electron.	B.số phân lớp electron.
	C.số electron lớp ngoài cùng.	D.số electron hóa trị.
3. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
	A.bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
	B.bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
	C.bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.
	D.bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
4. Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng
	A.số lớp electron.	B.số phân lớp electron.
	C.số electron ở lớp ngoài cùng. 	D.số electron hóa trị(trừ một số ngoại lệ).
5. Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
	A.bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
	B.bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
	C.bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.
	D.bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
6. Anion Y − có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Trong bảng tuần hoàn Y thuộc
	A. chu kì 3, nhóm VIIA.	B. chu kì 3, nhóm VIA.
	C. chu kì 3, nhóm VIIIA.	D. chu kì 4, nhóm IA.
7. Cation M + có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. Trong bảng tuần hoàn M thuộc
	A. chu kì 3, nhóm VIIA.	B. chu kì 3, nhóm VIA.
	C. chu kì 3, nhóm IA.	D. chu kì 4, nhóm IA.
8. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là
	A.Na, chu kì 3, nhóm IA.	B.Mg, chu kì 3, nhóm IIA.
	C.F, chu kì 2, nhóm VIIA.	D.Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA.
9. Vị trí của nguyên tử nguyên tố X có Z = 26 trong bảng tuần hoàn là
	A.Chu kì 4, nhóm VIB.	B.Chu kì 4, nhóm VIIIB.
	C.Chu kì 4, nhóm IIA.	D.Chu kì 3, nhóm IIB.
10. Cation X2+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc
	A.chu kì 2, nhóm VIIIA.	B.chu kì 3, nhóm IIA.
	C.chu kì 2, nhóm VIA.	D.chu kì 2, nhóm IIA.
11. Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất của R với hiđro (không có thêm nguyên tố khác) có 5,882% hiđro về khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây?
	A.Oxi.	B.Lưu huỳnh.	C.Crom.	D.Selen.
12. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có dạng RH4. Trong oxit cao nhất với oxi, R chiếm 46,67% khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây?
	A.C.	B.Si.	C.Pb.	D.Sn.
13. Nguyên tử nguyên tố nào dưới đây có bán kính nguyên tử lớn nhất?
	A. Nitơ(Z=7) 	B. Photpho(Z=15)	C. Asen (Z=33)	D. Bitmut (Z=51)
14. Nguyên tử nguyên tố nào dưới đây có bán kính nguyên tử bé nhất?
	A. Li(Z=3) 	B. Na(Z=11)	C. K (Z=19)	D. Cs (Z=37)
15. Dãy nguyên tố nào dưới đây được xếp theo chiều giảm dần tính kim loại (từ trái qua phải)?
	A. Li, Na, K, Rb. B. F, Cl, Br, I.	 C. O, S, Se, Te. 	 D. Na, Mg, Al, Cl.
16. Dãy nguyên tố nào dưới đây được xếp theo chiều tăng dần tính phi kim (từ trái qua phải)?
	A. Li, Na, K, Rb. B. F, Cl, Br, I.	 C. Mg, Be, S, Cl	 D. O, S, Se, Te.
17. Ba nguyên tố A (Z=11), B (Z=12), D (Z=13) có hiđroxit tương ứng là X, Y, T
Chiều tăng dần tính bazơ của các hiđroxit này là
	A.X, Y, T.	B.X, T, Y.	C.T, X, Y	D.T, Y, X.
18. A, B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết ZA+ ZB=32 (Z là số hiệu nguyên tử). Số proton trong nguyên tử nguyên tố A, B lần lượt là
	A. 7, 25.	B. 12, 20.	C. 15, 17.	D. 8, 14.
19.Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ là: 
	A.3	B. 4	C. 5	D. 7
20.Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp e có mức năng lượng cao nhất dạng 3p4. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:
	A. chu kì 3, nhóm IVA	B. chu kì 3, nhóm VIA	C. chu kì 6, nhóm IIIA	D. chu kì 6, nhóm IIIA
21.Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử là 23. X và Y thuộc chu kỳ và các nhóm nào sau đây ?
	A. Chu kỳ 3, nhóm IA, IIA	B. Chu kỳ 2, nhóm IIIA, IVA
	C. Chu kỳ 2, nhóm IIA, IIIA.	D. Chu kỳ 3, nhóm IIA, IIIA
22.Điều khẳng định nào sau đây là sai ?
Trong một chu kỳ của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì: 
	A. tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.	
B. tính axit của các hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của các nguyên tố tăng dần
	C. tính kim loại của các nguyên tố giảm dần.	D. độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.
23. Cho các nguyên tố sau đây thuộc cùng chu kì 3: 11Na, 14Si, 13Al. Dãy các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần tính kim loại là: 
	A. Al, Si, Na	B. Na, Si, Al	C. Si, Al, Na	D. Al, Na, Si
24. 1 nguyên tố R thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 28. Xác định số hiệu nguyên tử của R?
	A. 8	B. 9	C. 17	D. 8 hoặc 9
25. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
	A. Phi kim mạnh nhất là Oxi.	B. Phi kim mạnh nhất là Flo.
	C. Phi kim mạnh nhất là Clo.	D. Kim loại mạnh nhất là Liti.
26.1 nguyên tử nguyên tố A có tổng số e trên các phân lớp p là 10. A là: 
	A. kim loại	B. khí hiếm	C. phi kim	D. không xác định được
27. Khi xếp các nguyên tố hoá học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn ?
	A. Độ âm điện.	B. Số e ngoài cùng.	C. Bán kính nguyên tử	D. Số khối.	
28.Một nguyên tử nguyên tố B có tổng số các loại hạt trong nguyên tử là 36, trong đó số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện âm. Công thức oxit cao nhất của B có dạng: 
	A. B2O	B. BO	C. B2O3	D. BO2
29. X nằm ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của X có dạng: 
	A. X2O5, XH3	B. X2O3, XH5	C. X2O5, XH5	D. X2O3, XH3
30. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có dạng RH4. Trong oxit cao nhất của R, R chiếm 46,67% khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây? (C = 12, Si = 28, Ge = 73 , Sn = 119 )
A.C	B.Si	C.Ge	D.Sn
31. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số nhóm A là: 
	A.7	B. 8	C. 9	D. 10
32. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp e có mức năng lượng cao nhất dạng 3p1. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là:
	A. chu kì 3, nhóm IA	B. chu kì 3, nhóm VA	C. chu kì 4, nhóm IIIA	D. chu kì 3, nhóm IIIA
33. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kỳ và các nhóm nào sau đây ?
	A. Chu kỳ 3, nhóm IA, IIA.	B. Chu kỳ 2, nhóm IIIA, IVA.
	C. Chu kỳ 2, nhóm IIA, IIIA.	D. Chu kỳ 3, nhóm IIA, IIIA.
34. Điều khẳng định nào sau đây là đúng ?
Trong một chu kỳ của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì: 
	A. tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.	
B. tính axit của các hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của các nguyên tố giảm dần
	C. tính kim loại của các nguyên tố tăng dần	D. độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.
35. Cho các nguyên tố sau đây thuộc cùng nhóm IA: 11Na, 19K, 3Li. Dãy các nguyên tố được xếp theo chiều giảm dần tính kim loại là: 
	A. Na, K, Li	B. Li, K, Na	C. K, Na, Li	D. Na, Li, K	
36. 1 nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 24. Xác định số hiệu nguyên tử của R?
	A. 8	B. 16	C. 7	D. 7 hoặc 8
37. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
	A. Phi kim mạnh nhất là Oxi.	B. Kim loại mạnh nhất là Xesi.
	C. Phi kim mạnh nhất là Clo.	D. Kim loại mạnh nhất là Liti.
38. 1 nguyên tử nguyên tố A có tổng số e trên các phân lớp p là 7. A là: 
	A. kim loại	B. khí hiếm	C. phi kim	D. không xác định được
39. Khi xếp các nguyên tố hoá học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn ?
	A. Độ âm điện.	B. tính kim loại	C. Số e trong nguyên tử	D. Bán kính nguyên tử
40. Một nguyên tử nguyên tố B có tổng số các loại hạt trong nguyên tử là 46, trong đó số hạt không mang điện hơn số hạt mang điện âm 1 hạt. Công thức oxit cao nhất của B có dạng: 
	A. B2O	B. B2O5	C. B2O3	D. BO2
41. X nằm ở nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của X có dạng: 
	A. XO, XH6	B. XO3, XH6	C. XO, XH2	D. XO3, XH2
42. Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro của R, hiđro chiếm 17,65% về khối lượng. Gọi tên R? ( P = 31, N = 14, As = 75, S = 32 ).
A.P	B.N	C.As	D.S
MỘT SỐ CÂU TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG
1/ĐHKA-2010: Các nguyên tố từ Li cho đến F, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì: 
bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng
bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm
bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng
bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm
2/ĐHKB-2009: Cho các nguyên tố K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái qua phải là: 
	A. N, Si, Mg, K	B. K, Mg, Si, N	C. K, Mg, N, Si	D. Mg, K, Si, N
3/ĐHKA-2009: Cấu hình e của ion X2+ ls22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, ngtố X thuộc: 
	A. chu kì 4, nhóm VIIIA	B. chu kì 4, nhóm IIA	C. chu kì 3, nhóm VIB	D. chu kì 4, nhóm VIIIB
4/CĐ2008: X là kim loại thuộc nhóm IIA. Cho 1,7g hh kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dd HCl sinh ra 0,672 (l) khí (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9g X tác dụng với lượng dư dd H2SO4 loãng thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít ở đktc. Kim loại X là: 
	A. Ba	B. Ca	C. Sr	D. Mg
5/ĐHKB-2008: Dãy các ngtố được xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là: 
	A. P, N, F, O	B. N, P, F, O	C. P, N, O, F	D. N, P, O, F
6/ĐHKA-2007: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các ngtố trong BTH các nguyên tố hoá học là: 
X có số thứ tự 17, chu kì 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA
X có số thứ tự 18 chu kì 3 nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA
X có số thứ tự 17, chu kì 3 nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA
X có số thứ tự 18 chu kì 3 nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kì 3, nhóm IIA
7/ĐHKA-2011: Trong BTH, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức hợp chất của X và Y là: 	A. X2Y3	B. X2Y5	C. X3Y2	D. X5Y2
8/ĐHKA-2012: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a:b = 11:4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Phân tử oxit cao nhất của R không có cực
Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn
Trong BTH các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3
Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s
9/ĐHKA-2012: X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì, 2 nhóm A liên tiếp. Số p của nguyên tử Y nhiều hơn số p của nguyên tử X. Tổng số hạt p trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?
Đơn chất X là chất khí ở điều kiện bình thường
Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y
Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5e
Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4e

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_chuong_Bang_tuan_hoan_cac_nguyen_to_hoa_hoc_hay.doc