Giáo án môn Hóa học 10 - Đề 5: Chương 3: Liên kết hóa học

Câu 1. Liên kết Ion là liên kết được tạo thành

 A. Bởi cặp electron chung giữa 2 nguyên tử kim loại.

 B. Bởi cặp electron chung giữa 1 nguyên tử kim loại và 1 nguyên tử phi kim.

 C. Bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

 D. Bởi cặp electron chung giữa 2 nguyên tử phi kim điển hình.

Câu 2. Liên kết đôi là liên kết hóa học gồm có

 A. một liên kết σ và một liên kết π B. hai liên kết π.

 C. hai liên kết σ D. một liên kết σ và hai π.

Câu 3. Liên kết ba là liên kết hóa học gồm có

 A. hai liên kết σ. B. ba liên kết σ.

 C. một liên kết σ và hai liên kết π. D. ba liên kết π.

Câu 4. Trong các chất sau đây, chất nào có liên kết cộng hóa trị?

(1) H2S (2) SO2. (3) NaCl (4) CaO (5) NH3. (6) HBr (7) H2SO4.

(8) CO2. (9) K2S.

 A. 1, 2, 3, 4, 8, 9 B. 1, 2, 5, 6, 7, 8 C. 1, 4, 5, 7, 8, 9 D. 3, 5, 6, 7, 8, 9

Câu 5. Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

 A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl. C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, SO2, N2, F2

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2831Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 10 - Đề 5: Chương 3: Liên kết hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề 5: CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC
Họ tên hs: 	 Lớp:
Câu 1. Liên kết Ion là liên kết được tạo thành
	A. Bởi cặp electron chung giữa 2 nguyên tử kim loại.
	B. Bởi cặp electron chung giữa 1 nguyên tử kim loại và 1 nguyên tử phi kim.
	C. Bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
	D. Bởi cặp electron chung giữa 2 nguyên tử phi kim điển hình.
Câu 2. Liên kết đôi là liên kết hóa học gồm có
	A. một liên kết σ và một liên kết π	B. hai liên kết π.
	C. hai liên kết σ	D. một liên kết σ và hai π.
Câu 3. Liên kết ba là liên kết hóa học gồm có
	A. hai liên kết σ.	B. ba liên kết σ.
	C. một liên kết σ và hai liên kết π.	D. ba liên kết π.
Câu 4. Trong các chất sau đây, chất nào có liên kết cộng hóa trị?
(1) H2S	(2) SO2.	(3) NaCl	(4) CaO	(5) NH3.	(6) HBr	(7) H2SO4.
(8) CO2.	(9) K2S.
	A. 1, 2, 3, 4, 8, 9	B. 1, 2, 5, 6, 7, 8	C. 1, 4, 5, 7, 8, 9	D. 3, 5, 6, 7, 8, 9
Câu 5. Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
	A. N2, CO2, Cl2, H2.	B. N2, Cl2, H2, HCl.	C. N2, HI, Cl2, CH4.	D. Cl2, SO2, N2, F2
Câu 6. Kết luận nào sau đây sai?
	A. Liên kết trong phân tử NH3 và H2O là liên kết cộng hóa trị có cực.
	B. Liên kết trong phân tử CaF2 và CsCl là liên kết Ion.
	C. Liên kết trong phân tử FeS và AlCl3 là liên kết Ion.
	D. Liên kết trong phân tử Cl2, H2, O2, N2 là liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 7. X, Y, Z là những nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 8, 19, 16. Nếu các các cặp X và Y, Y và Z, X và Z tạo thành liên kết thì các cặp nào sau đây có nhiều khả năng nhất là liên kết cộng hóa trị có cực?
	A. X và Y; Y và Z	C. X và Y	B. X và Z	D. Y và Z
Câu 8. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns² np5. Liên kết của các nguyên tố này với nguyên tố hiđrô thuộc loại liên kết nào sau đây?
	A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.	B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
	C. Liên kết ion.	D. Liên kết bội.
Câu 9. Cho các phân tử H2S (1); H2O (2); CaS (3); CsCl (4); BrF2 (5); NH3 (6). Độ âm điện của các nguyên tố là: Cs. 0,7; Ba. 0,9; Cl. 3,16; Ca. 1,0; Al. 1,61; F. 3,98; N. 3,04; O. 3,44; S. 2,58; H. 2,20. Độ phân cực của liên kết sắp xếp theo thứ tự là
	A. (1) < (2) < (6) < (3) < (4) < (5).	B. (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (5).
	C. (6) < (2) < (1) < (3) < (4) < (5).	D. (5) < (6) < (1) < (3) < (4) < (2).
Câu 10. Các chất trong phân tử có liên kết Ion là
	A. K2S, NaCl, Na2O, CaS.	B. Na2SO4, K2S, NH4Cl.
	C. Na2SO4, K2S, H2S, SO2.	D. H2O, K2S, KCl, Na2O.
Câu 11. Trong công thức cấu tạo của NH3, số các cặp electron tự do chưa liên kết là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4 
Câu 12. Hóa trị của P, N, Cl, F trong các hợp chất P2O5, N2O5, Cl2O7, F2O lần lượt là
	A. 5, 5, 7, 7	B. 5, 5, 1, 1	C. 5, 5, 7, 1	D. 4, 4, 7, 1
Câu 13. Hóa trị của C trong hợp chất CaC2 là
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 14. Cho các phân tử HCl, N2, NaCl, CO2, Na2SO4. Hợp chất chỉ có liên kết cộng hóa trị trong số trên là
	A. HCl, N2, Na2SO4.	B. HCl, N2, NaCl.	C. NaCl, Na2SO4.	D. N2, HCl, CO2.
Câu 15. (A 08) Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
	A. NH4Cl.	B. NH3.	C. HCl.	D. H2O.
Câu 16. (B 10) Các chất có phân tử không phân cực là
	A. NH3, Br2, C2H4.	B. Cl2, Br2, CO2. 	C. HBr, CO2, CH4.	D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 17. (B 11) Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
	B. Tinh thể nước đá, tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử.
	C. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất.
	D. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi.
Câu 18. (A 13) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết
	A. cộng hóa trị không cực	B. ion
	C. cộng hóa trị có cực	D. hiđro
Câu 19. (B 13) Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
	A. NaF.	B. CH4.	C. H2O.	D. CO2.
Câu 20. (A 14) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết
	A. cộng hóa trị phân cực	B. ion
	C. hidro	D. cộng hóa trị không cực.
Câu 21. Số oxi hóa của N trong hợp chất N2O4 là
	A. +2	B. +4	C. +8	D. –2
Câu 22. Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất HCl, HClO, HClO3, HClO4 lần lượt là
	A. –1; –3; –5; –7	B. +1; +3; +5; +7	C. –1; +3; +5; +7	D. –1; +1; +5; +7
Câu 23. Số oxi hóa của S trong ion SO32– và SO42– lần lượt là
	A. +2; +4	B. +4; +6	C. +6; +8	D. +3; +4
Câu 24. Hợp chất nào sau đây có số oxi hóa của S là –1?
	A. FeSO4.	B. Na2S.	C. FeS2.	D. H2SO3.
Câu 25. Trong các hợp chất: MnO2, MnCl2, K2MnO4, Mn thì số oxi hóa cao nhất của Mn là
	A. +2	B. +4	C. +7	D. +6
Câu 26. Quy tắc nào sau đây sai khi xác định số oxi hóa?
	A. Số oxi hóa của ion đơn chất luôn bằng không.
	B. Tổng số oxi hóa của các nguyên tố trong ion đa nguyên tử bằng điện tích của ion.
	C. Trong phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng không.
	D. Trong các hợp chất, số oxi hóa của F là –1.
Câu 27. Kim cương có cấu trúc tinh thể
	A. ion	B. phân tử	C. nguyên tử	D. kim loại
Câu 28. Công thức cấu tạo của CO2 là
	A. O=C→O	B. O→C=O	C. O=C=O.	D. O–C–O
Câu 29. Nguyên tố X có 19 proton còn Y có 8 proton. Công thức của hợp chất hình thành bởi X và Y và loại liên kết hóa học giữa chúng lần lượt là
	A. XY2 với liên kết cộng hóa trị	B. X2Y với liên kết cộng hóa trị
	C. XY2 với liên kết ion	D. X2Y với liên kết ion
Câu 30. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm
	A. có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực
	B. có một cặp electron chung, là liên kết đơn không phân cực
	C. có một cặp electron chung, là liên kết bội, phân cực
	D. có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực
Bài Tập Tự Luận
Bài 1. Cho các chất sau: KCl, Al2O3, CH4, N2, PH3, MgF2, H2S
a. Viết sơ đồ công thức electron và công thức cấu tạo các chất đã cho.
b. Xác định hóa trị của từng nguyên tố trong các chất đó.
Bài 2. Viết công thức công thức cấu tạo của các chất sau: H2O, C2H2, C2H4, CS2, HI, Br2, NH3, C2H6, CH4, N2, CO2, HCl, PCl3, SiO2, C2H6O. Phân tử nào có liên kết đôi? liên kết ba? liên kết cộng hóa trị có cực?
Bài 3. Hãy xác định số oxi hóa của lưu huỳnh, clo, mangan, crom trong các chất sau
a. H2S, S, SO32–, SO42–, SO2, Al2(SO4)3.
b. HCl, HClO, NaClO2, KClO3, HClO4.
c. Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4, K2MnO4.
d. Cr2O3, K2CrO4, CrO3, K2Cr2O7, CrO4–.
Bài 4. Nguyên tố R thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn, X là hợp chất khí với hidro của R, biết tỉ khối hơi của X so với không khí là 1,2586. Hãy xác định tên nguyên tố R? Viết công thức cấu tạo của X. Xác định kiểu liên kết hóa học của X.

Tài liệu đính kèm:

  • docLien_ket_ion_Tinh_the_ion.doc