I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
a. Học sinh biết
Định nghĩa axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối theo thuyết Arêniut và Bronsted.
b. Học sinh hiểu
Axit, bazơ điện li cho ra ion H+ và OH.
Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hòa, muối axit.
2. Về kĩ năng
Viết phương trình điện li của axit, bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính.
Viết phương trình hóa học chứng minh tính lưỡng tính của hidroxit lưỡng tính.
3. Về tình cảm thái độ
Rèn luyện khả năng tư duy, tính cẩn thận cho học sinh.
Tiết BÀI 2. AXIT - BAZƠ - MUỐI Mục tiêu Về kiến thức Học sinh biết - Định nghĩa axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối theo thuyết A-rê-ni-ut và Bronsted. Học sinh hiểu - Axit, bazơ điện li cho ra ion H+ và OH-. - Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hòa, muối axit. Về kĩ năng - Viết phương trình điện li của axit, bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính. - Viết phương trình hóa học chứng minh tính lưỡng tính của hidroxit lưỡng tính. Về tình cảm thái độ - Rèn luyện khả năng tư duy, tính cẩn thận cho học sinh. Trọng tâm - Viết phương trình điện li của axit, bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính. - Phân biệt được muối trung hòa, muối axit. Phương pháp giảng dạy - Làm mẫu, bắt chước; đặt vấn đề, thông báo, nghiên cứu SGK. Chuẩn bị Giáo viên - Giáo án, phiếu học tập - Hóa chất: Dung dịch NaOH, HCl, AlCl3 ,NH3. - Dụng cụ: kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh. Học sinh - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị bài mới. Giảng dạy Kiểm tra sĩ số lớp, đồng phục học sinh Kiểm tra bài cũ Câu 1. Viết phương trình điện li của các chất sau: a. CH3COOH, K2Cr2O7, NaOH, NaNO3, H2SO4. b. H3PO4, NH4Cl, Mg(OH)2, Na2SO4, KOH. Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng I. AXIT I. AXIT GV: Quan sát và nhận xét điểm giống nhau của phương trình điện li của H2SO4, CH3COOH , HClO. GV: Yêu cầu học sinh cho biết định nghĩa axit GV: Yêu cầu học sinh quan sát tiếp tục các phương trình điện li axit vừa viết, cho nhận xét về số lượng ion H+ tạo thành GV: Dẫn dắt học sinh để hình thành khái niệm về axit một nấc và axit nhiều nấc. (Các axit như HClO, CH3COOH được gọi là axit một nấc, H2SO4, H3PO4 được gọi là axit nhiều nấc. Vậy khái niệm axit một nấc, axit nhiều nấc là gì?) GV: Phân tích cho học sinh ví dụ trường hợp của axit H3PO4 điện li từng nấc tạo ra lần lượt các ion: H2PO4-, HPO42-, PO43- và H+ GV lưu ý trường hợp của H3PO3 là axit 2 nấc 1. Định nghĩa: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+. VD: HCl ® H+ + Cl- 2. Axit nhiều nấc - Axit một nấc: là axit mà phân tử chỉ phân li ra một ion H+ trong dung dịch nước (HCl, HClO,) VD: - Axit nhiều nấc: là axit mà phân tử phân li ra nhiều ion H+ trong dung dịch nước (H2SO4, H3PO4, H2CO3,) VD: H3PO4 là axit 3 nấc *Chú ý 1: H2SO4 điện li 2 nấc, nấc thứ nhất điện li mạnh, nấc thứ 2 điện li yếu *Chú ý 2: H3PO3 là axit 2 nấc II. BAZƠ II. BAZƠ GV: Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về điểm giống nhau của ion trong phương trình điện li của các bazơ: NaOH, KOH GV: Yêu cầu học sinh nêu khái niệm bazơ Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH- VD: NaOH ® Na+ + OH- III. HIDROXIT LƯỠNG TÍNH III. HIDROXIT LƯỠNG TÍNH GV: Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về hiện tượng khi cho a. Dung dịch HCl tác dụng với Zn(OH)2 b. Dung dịch NaOH tác dụng với Zn(OH)2 HS: Zn(OH)2 tác dụng được với HCl, NaOH GV: Zn(OH)2 vừa tác dụng được với HCl, NaOH, ta nói Zn(OH)2 có tính lưỡng tính GV: Vậy tại sao Zn(OH)2 lại có tính chất lưỡng tính? GV: Do Zn(OH)2 vừa có thể điện li theo kiểu bazơ cho ion OH-, vừa có thể điện li theo kiểu axit cho ion H+. GV: Yêu cầu học sinh viết phương trình điện li của Zn(OH)2 theo kiểu bazơ GV: Hướng dẫn học sinh viết phương trình điện li của Zn(OH)2 theo kiểu axit GV: Thông báo một số hidroxit lưỡng tính thường gặp: Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3 và đặc điểm của chúng. (đều ít tan trong nước, lực axit, lực bazơ đều yếu) GV: Hướng dẫn học sinh cách viết phương trình điện li theo kiểu axit, bazơ của Al(OH)3, Zn(OH)2 - Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ - Đặc tính + Ít tan trong nước + Lực axit, lực bazơ đều yếu - Các hidroxit lưỡng tính thường gặp: Al(OH)3, Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2. VD 1: Zn(OH)2 + Phân li kiểu bazơ + Phân li kiểu axit VD 2: Al(OH)3 + Phân li kiểu bazơ + Phân li kiểu axit IV. Muối IV.Muối GV: Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về điểm giống nhau của phương trình điện li của các muối: Na2SO4, NaNO3, NH4Cl. GV: Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa muối. 1. Định nghĩa Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra ion kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit. VD: NH4Cl ® NH4+ + Cl- Na2SO4 ® 2Na+ + SO42- 2. Phân loại GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk và cho biết muối có thể phân thành mấy loại? Nêu định nghĩa từng loại và cho 2 ví dụ mỗi loại GV: Yêu cầu học sinh viết phương trình điện li cho từng ví dụ. GV hướng dẫn học sinh viết phương trình điện li của anion gốc axit của muối axit. - Muối trung hòa là muối mà gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+ . VD: NaCl, (NH4)2SO4 - Muối axit là muối mà gốc axit còn khả năng phân li ra ion H+ . VD: NaHCO3, NaHSO4, NaH2PO4 3. Sự điện li của muối trong nước NaCl ® Na+ + Cl- (NH4)2SO4 ® 2NH4+ + SO42- Lưu ý: nếu muối axit điện li thì phải viết tiếp phương trình điện li của gốc axit ra ion H+ VD: NaHSO4 là muối axit NaHSO4 ® Na+ + HSO4- Củng cố - Viết phương trình điện li của các chất sau: H2CO3 (axit yếu), H2SO4 (axit mạnh, nấc 1 điện li mạnh), Pb(OH)2, NaH2PO4, Na2HPO4, RbOH (bazơ mạnh). - Bài 3 ® 5 trang 10 SGK. Dặn dò - Học bài, làm BT: 1, 2 SGK. - Chuẩn bị “Bài 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ”. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: