I. Nội dung chuyên đề:
1. Nội dung 1: Vị trí và cấu tạo của kim loại
2. Nội dung 2: Tính chất vật lý chung của kim loại
3. Nội dung 3: Tính chất hóa học chung của kim loại
4. Nội dung 4: Hợp kim
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh nêu được
+ Cấu tạo của kim loại
+ Khái niệm, tính chất và ứng dụng của hợp kim.
+ Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử (khử phi kim, khử ion H+ trong nước, dung dịch axit, khử ion kim loại kém hoạt động hơn trong dung dịch muối, một số axit có tính oxi hoá mạnh)
- Kĩ năng
+ Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và cấu tạo của kim loại, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại.
+ Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại.
+ Giải được bài tập : Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
NHÓM HÓA ĐÀ NẴNG CHUYÊN ĐỀ: CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI – HỢP KIM I. Nội dung chuyên đề: Nội dung 1: Vị trí và cấu tạo của kim loại Nội dung 2: Tính chất vật lý chung của kim loại Nội dung 3: Tính chất hóa học chung của kim loại Nội dung 4: Hợp kim II. Tổ chức dạy học chuyên đề Mục tiêu Kiến thức: Học sinh nêu được + Cấu tạo của kim loại + Khái niệm, tính chất và ứng dụng của hợp kim. + Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử (khử phi kim, khử ion H+ trong nước, dung dịch axit, khử ion kim loại kém hoạt động hơn trong dung dịch muối, một số axit có tính oxi hoá mạnh) Kĩ năng + Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và cấu tạo của kim loại, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại. + Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại. + Giải được bài tập : Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm; Một số bài tập khác có nội dung liên quan. Thái độ: + Giáo dục đức tính cẩn thận khi thao tác thí nghiệm, tiết kiệm hóa chất để bảo vệ môi trường. + Ứng dụng của kim loại phục vụ đời sống con người. Năng lực hình thành: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Năng lực tự học, năng lực hợp tác + Năng lực thực hành hóa học + Năng lực tính toán + Năng lực giải quyết vấn đề. + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiến. Chuẩn bị: Giáo viên: + Chuẩn bị bài dạy bằng phần mềm powerpoint để tiết kiệm thời gian ghi bảng và diện tích bảng. + Chuẩn bị và phát phiếu học tập cho HS ở tiết trước. + Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, ống nghiệm 2 nhánh, kẹp, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn + Hóa chất thí nghiệm: Fe, Al, Cu, Na, Mg, H2SO4, HNO3, CuSO4, NaOH + Một số vật dụng có liên quan thực tế: muỗng inox, tranh ảnh liên quan thực tế. Học sinh: + Học sinh thực hiện nội dung trong phiếu học tập được giáo viên phát trước + Chuẩn bị các nội dung do giáo viên giao trước tại nhà. + Tự tìm kiếm các ứng dụng của kim loại trong đời sống thực tế. Phương pháp dạy học chủ yếu Phương pháp thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm kiểm chứng. Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề Dùng phiếu học tập (HS tự chuẩn bị tài nhà) Nội dung Vấn đề chuẩn bị Nội dung 1: Vị trí và cấu tạo kim loại (Cả 6 nhóm) Kim loại tập trung ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn? Số e lớp ngoài cùng là bao nhiêu? Chúng gồm những nguyên tố khối nào? Nội dung 2: Tính chất vật lí của kim loại. (Cả 6 nhóm) Nêu các tính chất vật lí chung của kim loại. Dự đoán nguyên nhân cho mỗi tính chất đó của kim loại. Nêu các tính chất vật lí riêng của kim loại. Dự đoán những yếu tố ảnh hưởng đến những tính chất này. Nội dung 3: Tính chất hóa học chung của kim loại (Các nhóm từ 1 à5) Từ cấu tạo của nguyên tử kim loại dự đoán tính chất hoá học cơ bản của kim loại? Viết quá trình cho – nhận electron thể hiện tính chất đó. Hãy nghiên cứu phản ứng hóa học của kim loại với: phi kim, nước, axit, bazơ, muối (Mỗi nhóm chuẩn bị) + Nhóm 1: nghiên cứu kim loại tác dụng với phi kim (học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu các video thí nghiệm về kim loại tác dụng với halogen, oxi, lưu huỳnh) + Nhóm 2: nghiên cứu kim loại tác dụng với nước (học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu các video thí nghiệm về Na, K, Mg, Al tác dụng với H2O) + Nhóm 3: nghiên cứu kim loại tác dụng với axit (học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu các video thí nghiệm về kim loại tác dụng với H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, HNO3 loãng, HNO3 đặc) + Nhóm 4: nghiên cứu kim loại tác dụng với bazơ (học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu các video thí nghiệm về Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch NaOH) + Nhóm 5: nghiên cứu kim loại tác dụng với muối (học sinh nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu các video thí nghiệm về Fe, Na tác dụng với dung dịch NaOH) + Thủy ngân là một chất rất độc, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Khi thủy ngân bị rơi vãi thì chúng ta xử lý như thế nào? Nội dung 4: Hợp kim (Nhóm 6 chuẩn bị) Hợp kim là gì? Cho một số hợp kim làm thí dụ. Nêu các nhận xét về tính chất hoá học và tính chất cơ học của hợp kim so với tính chất của các đơn chất tham gia hợp kim. GV cho HS tìm hiểu trong SGK, kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, trình bày về những ứng dụng của hợp kim trong đời sống và sản xuất, trong xây dựng và giao thông vận tải HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1: Vị trí và cấu tạo kim loại Nội dung 1: Vị trí và cấu tạo kim loại (10 phút) Hoạt động nhóm: + Các thành viên trong nhóm thảo luận trong 3 phút để thống nhất nội dung. + GV chọn 01 nhóm để báo cáo GV tổng kết chung cho nội dung này HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2: Tính chất vật lý chung của kim loại Nội dung 2: Tính chất vật lí của kim loại. (25 phút) Hoạt động nhóm: + Các thành viên trong nhóm thảo luận trong 3 phút để thống nhất nội dung. + GV chọn 01 nhóm để báo cáo GV tổng kết chung cho nội dung này: + Kim loại có những tính chất vật lí chung (dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) là do các electron tự do trong kim loại gây ra. + Kim loại có một số tính chất vật lí riêng (tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng ) do ảnh hưởng của liên kết kim loại, kiểu mạng tinh thể gây ra. Hệ thống câu hỏi củng cố (10 phút) HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3: Tính chất hóa học chung của kim loại (3 tiết) (Tiết 1: Nhóm 1 và nhóm 2; tiết 2: nhóm 3; tiết 3: nhóm 4 và nhóm 5) Nội dung 3: Tính chất hóa học chung của kim loại. Hoạt động nhóm: + Các thành viên trong nhóm thảo luận trong 3 phút để thống nhất nội dung. + GV cho các nhóm làm thí nghiệm kiểm chứng trên bục giảng để các nhóm khác cùng quan sát. Nhóm 1: kim loại tác dụng với phi kim + 1 HS làm thí nghiệm Cu và Mg tác dụng với oxi. +1 HS viết phương trình hóa học trên bảng. + Các nhóm khác quan sát và nêu nhận xét về phần trình bày của nhóm 1. + GV chiếu cho HS xem các hình ảnh về đồ trang sức bằng Ag, Au, Pt và yêu cầu Hs rút ra nhận xét về phản ứng của các kim loại này với oxi. + GV chiếu video về phản ứng của Fe với Cl2, Fe với S. Yêu cầu HS nhóm 1 lên bảng viết phương trình hóa học này. GV tổng kết nội dung nhóm 1. Nhóm 2: kim loại tác dụng với nước + 3 HS làm thí nghiệm của Na, Mg, Al tác dụng với H2O (đun nóng ở thí nghiệm của Mg, Al). Các nhómcùng quan sát và nêu nhận xét. + 1 HS viết phương trình hóa học trên bảng. + Đại diện nhóm 2 trình bày nội dung một số kim loại tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại. GV tổng kết nội dung nhóm 2 Lưu ý cho HS: Al, Cr, Pb, Cu, Ag, Pt, Au không tác dụng với H2O Nhóm 3: kim loại tác dụng với axit + 2 HS làm thí nghiệm của Fe, Cu tác dụng với H2SO4 loãng. Các nhóm cùng quan sát và nêu nhận xét. + Các nhóm nêu thí nghiệm chứng minh sản phẩm là Fe2+ + 1 HS viết phương trình hóa học trên bảng. + 2 HS làm thí nghiệm của Cu với HNO3 loãng và HNO3 đặc (để an toàn nên thực hiện thí nghiệm trong ống nghiệm 2 nhánh) + Giải thích vai trò của NaOH trong ống nghiệm 2 nhánh, có thể thay NaOH bằng hóa chất nào? GV tổng kết nội dung nhóm 3 Nhóm 4: kim loại tác dụng với bazơ + 2 HS làm thí nghiệm của Al, Fe tác dụng với dung dịch NaOH loãng. Các nhóm cùng quan sát và nêu nhận xét. +1 HS viết phương trình hóa học trên bảng. + Các nhóm khác quan sát và nêu nhận xét về phần trình bày của nhóm 4. GV tổng kết nội dung nhóm 4 Nhóm 5: kim loại tác dụng với muối + 2 HS làm thí nghiệm của Na, Fe tác dụng với dung dịch CuSO4. Các nhóm cùng quan sát và nêu nhận xét. +1 HS viết phương trình hóa học trên bảng. + Các nhóm khác quan sát và nêu nhận xét về phần trình bày của nhóm 5. GV tổng kết nội dung nhóm 5 HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4: Hợp kim (1 tiết) Nội dung 4: Hợp kim Hoạt động nhóm: Nhóm 6 + Các thành viên trong nhóm thảo luận trong 3 phút để thống nhất nội dung. + GV chọn 01 nhóm để báo cáo GV tổng kết chung cho nội dung nhóm 6 III. Bảng mô tả các mức độ. NỘI DUNG MỨC ĐỘ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cấu tạo - Nêu được vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. - Viết được cấu hình e của kim loại - Viết được cấu hình ion kim loại, từ cấu hình của kim loại và ion kim loại suy ra được vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn. - Bài tập tính toán dựa trên mạng tinh thể, tính khối lượng riêng của kim loại, bán kính nguyên tử Tính chất vật lý - Nêu được các tính chất vật lý chung và riêng của kim loại. - So sánh tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo của một số kim loại. - Giải thích được tính chất vật lý chung của kim loại. - Giải thích ứng dụng của kim loại trong thực tiễn dựa trên tính chất vật lý. Tính chất hóa học - Nêu được các tính chất hóa học chung của kim loại - Giải thích một số hiện tượng thí nghiệm. - Giải thích một số hiện tượng tự nhiên dựa vào tính chất hóa học của kim loại. - So sánh khả năng phản ứng của kim loại với mỗi tác nhân. - Các bài tập định lượng (bài tập kim loại tác dụng với các chất). -Bài tập nhận biết các kim loại. - Bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với các chất. - Sử dụng tính chất kim loại giải thích các vấn đề thực tiễn. Hợp kim - Nêu được khái niệm hợp kim. - Nêu tên một số hợp kim được sử dụng phổ biến trong đời sống - Hiểu được ứng dụng một số hợp kim trong đời sống và sản xuất. - So sánh tính chất của hợp kim với các kim loại thành phần. - Một số bài tập tính toán đơn giản về hợp kim. IV. Hệ thống câu hỏi/ bài tập Mức độ biết: Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng ? A. Các kim loại đều có số electron lớp ngoài cùng nhỏ hơn 4. B. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. C. Các nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là các kim loại. D. Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ hiđro) đều là kim loại. Câu 2. Dãy các kim loại phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ phòng là: A. Fe, Na, Hg B. Zn, Na, Al C. Ba, Na, Hg D. Cu, Fe, Zn. Câu 3. Dãy các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là: A. Al , Mg , Fe B. Fe , Al , Mg C. Fe , Mg , Al D. Mg , Fe , Al Câu 4. Độ dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự nào sau đây? A. Cu, Al, Fe. B. Cu, Fe, Al. C. Al, Cu, Fe. D. Al, Fe, Cu. Câu 5. Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây? A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao B. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng Câu 6. Vị trí của nguyên tử M (Z = 26) trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB. D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA. Câu 7. Hợp kim nào cứng nhất trong các hợp kim sau? A. W-Co B. Fe-Cr-Mn C. Sn-Pb D. Bi-Pb-Sn Câu 8. Những hình ảnh dưới đây về kim loại dựa vào tính chất vật lý chung nào của chúng? Đồ dùng bằng nhôm Nhiệt kế thủy ngân Đồ trang sức Câu 9. Người xưa đã ứng dụng tính chất vật lí nào của đồng khi dùng đồng làm gương soi? Ạ Tính dẻo B. Có khả năng dẫn nhiệt tốt. C. Có tỉ khối lớn. D. Có khả năng phản xạ ánh sáng. Câu 10. Hợp kim nào sau đây là hợp kim của nhôm? Đuy-ra B. Gang C. Thép D. Inox Mức độ hiểu: Câu 1: Cation Mn+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M không thể là A. 3s1 B. 3s23p1 C. 3s23p3 D. 3s2 Câu 2: Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB. C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB. Câu 3: Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm. Khi thả một miếng đồng thau nhỏ vào dung dịch đồng (II) clorua, hiện tượng quan sát được là: A. hợp kim không tan. B. hợp kim tan một phần, dung dịch thu được có màu xanh. C. hợp kim tan một phần, dung dịch thu được không màu và có một lớp đồng màu đỏ bám trên miếng hợp kim. D. hợp kim tan một phần, dung dịch thu được có màu xanh và một lớp đồng màu đỏ bám trên hợp kim. Câu 4: Vonfram (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn vì A. vonfram là kim loại rất dẻọ B. vonfram có khả năng dẫn điện rất tốt. C. vonfram là kim loại nhẹ. C. vonfram có nhiệt độ nóng chảy caọ Câu 5: Hợp kim được dùng trong công nghiệp chế tạo tàu vũ trụ, máy bay, ôtô là: A. Co-Cr-Mn-Mg B. W-Fe-Cr-Co C. Al-Cu-Mn-Mg D. W-Co-Mn Câu 6: Hầu hết các kim loại đều có tính ánh kim vì kim loại có cấu trúc mạng tinh thể nên rất dễ hấp thụ ánh sáng các ion dương trong kim loại hấp thụ tốt ánh sáng các electron tự do trong kim loại phản xạ tốt những ánh sáng có bước sóng mà mắt thường nhìn thấy được tinh thể kim loại đa số ở thể rắn, có thể phản xạ tốt ánh sáng chiếu tới nó Câu 7: Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4 ta thấy hiện tượng A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan. B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan. C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ. D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ. Câu 8: Hợp kim thường cứng hơn các kim loại thành phần. dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn các kim loại thành phần. dẻo hơn các kim loại thành phần. có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại thành phần. Câu 9: Những đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xỉn màu, mất đi ánh bạc lấp lánh vì A. bạc đã phản ứng với hiđrosunfua trong không khí tạo ra bạc sunfua màu đen. B. bạc đã phản ứng với oxi trong không khí tạo ra bạc oxit màu đen. C. bạc đã phản ứng với hơi nước trong không khí tạo ra bạc oxit màu đen. D. bạc dần dần bị thay đổi cấu trúc mạng tinh thể. Mức độ vận dụng: Câu 1: Hoà tan 1,44g một kim loại hoá trị II trong 150ml dung dịch H2SO40,5M. Muốn trung hoà axit dư trong dung dịch thu được phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là A. Mg. B. Ba. C. Ca. D. Be. Câu 2: Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài đó là những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng. Những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng đó được làm từ kim loại vàng được dát mỏng thành những lá vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Nếu dát mỏng 1 chỉ vàng (có khối lượng là 3,75g Au và có d = 19,32g/cm3) tới chiều dày 1.10-4mm thì diện tích lá vàng thu được là bao nhiêu? Câu 3: Cho 16,2g kim loại M (hoá trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol O2, Chất rắn sau phản ứng tan trong dung dịch HCl dư tạo 13,44 lít khí (đktc). M là A. Na. B. Al. C. Ca. D. Mg. Câu 4: Có 5 mẫu kim loại: Mg, Ba, Al, Fe, Cu. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết tối đa bao nhiêu kim loại: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5. Cho 19,2g Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500ml dung dịch HCl 2M. Thể tích khí NO (đktc) thu được là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 6. Đuyra là một hợp kim gồm 94% Al, 4% Cu và 2% các kim loại khác như Mg, Mn, Si, Fevề khối lượng.Hợp kim này có đặc tính nhẹ như nhôm, cứng và bền như thép, chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn nên được sử dụng trong công nghệ chế tạo máy bay. Một máy bay vận tải hành khách cỡ lớn, hiện đại có thể dùng tới 50 tấn hợp kim này. Tính khối lượng Al, Cu cần dùng để sản xuất 50 tấn hợp kim đó. Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Cho m gam Na tan hết vào 100ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được là A. 18,55 B. 17,55 C. 20,95 D. 12,95 Câu 2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X (Cu, Ag) trong dung dịch chứa 2 axit HNO3 và H2SO4 thu được dung dịch Y chứa 7,06 gam muối và hỗn hợp khí Z chứa 0,05mol NO2 và 0,01 mol SO2. Giá trị của m là A. 2,58 B. 3,00 C. 3,06 D. 3,32 Câu 3. Tính bán kính gần đúng của nguyên tử đồng, biết khối lượng riêng của nguyên tử Cu là 8,9g/cm3 và nguyên tử khối của Cu là 63,546. Biết rằng thể tích thật chiếm bởi nguyên tử đồng chỉ bằng 74% thể tích tinh thể. Cho Vhình cầu = .r3 Câu 4. Giải thích hiện tượng hay gặp trong cuộc sống sau: “Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen?” Hướng dẫn Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen. Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen. Câu 5. Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên? Hướng dẫn Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân ở điều kiện thường tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi. Hg + S → HgS↓ Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn. Câu 6. Nhôm lại được dùng làm dây dẫn điện cao thế? Còn dây đồng lại được dùng làm dây dẫn điện trong nhà? Hướng dẫn Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,7 g/cm3). Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm. Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng. Ý kiến nhận xét, góp ý của giảng viên và các đoàn khác: Phần 3 tính chất hóa học: phiếu học tập giao cho học sinh chưa rõ nhiệm vụ học sinh nghiên cứu như thế nào: mức độ phản ứng của kim loại là để xem kim loại phản ứng với chất nào hay khả năng phản ứng của các kim loại. Từ TN suy ra tính chất hóa học như thế nào Chia nhóm hợp lí, phương pháp hay Phiếu học tập: làm từng phiếu cho từng nội dung. Không chia nhóm học sinh làm từng phần mà yêu cầu học sinh chuẩn bị tất cả ở nhà rồi yêu cầu các nhóm lên trình bày để các nhóm nắm rõ kiến thức hơn. Chia tiết tính chất hóa học như thế nào, dừng lại mỗi tiết ở đâu Cho phản ứng kim loại tác dụng với dung dịch bazơ với mục đích gì? Các tính chất hóa học đã được học rồi có cần chia từng nhóm nghiên cứu từng tính chất hóa học không. Nói rõ đi từ cấu tạo để nêu tính chất để làm rõ phần tính chất hóa học của kim loại Các thí nghiệm sắt với Cl2 và S đã làm ở lớp 9 có cần thiết làm lại không? Không nên ôm đồm thí nghiệm nhiều quá. Các thí nghiệm với phi kim nên bỏ bớt, để dành thời gian làm các thí nghiệm mới như kim loại tác dụng với axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối. Nên chi tiết yêu cầu đối với học sinh về nội dung chuẩn bị và cách thức trình bày. Khả năng hợp tác giữa các học sinh để làm việc nhóm chưa rõ ràng. Liệu có cần từ thí nghiệm để suy ra tính chất hay không. Thí nghiệm về học sinh chia làm 5 nhóm, nếu các nhóm đồng thời cùng làm thì học sinh không quan sát được, còn nếu 1 nhóm làm thử thì các học sinh đứng ở đâu và quan sát thế nào? Nên nêu tính chất hóa học chung của đa số kim loại Phần câu hỏi trắc nghiệm gồm 2 phần: + Câu hỏi + Phần trả lời phải nối với phần câu hỏi thành 1 thể thống nhất.
Tài liệu đính kèm: