Giáo án môn Hóa học 12 - Bài 9: Amin

I. Chuẩn kiến thức và kĩ năng:

 1/ Kiến thức:

 Biết được :

- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên ( theo danh pháp thay thế và gốc – chức).

- Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lý (trạng thái, màu, mùi,độ tan) của amin.

 Hiểu được :

- Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước.

 2/ Kĩ năng:

- Viết công thức cấu tạo của amin đơn chức,xác định bậc được bậc của amin theo công thức cấu tạo.

- Quan sát mô hình, thí nghiệm.rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin.

- Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hóa học.

- Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10792Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 12 - Bài 9: Amin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN
Bài 9: AMIN 
I. Chuẩn kiến thức và kĩ năng:
 1/ Kiến thức: 
Biết được : 
Khái niệm, phân loại, cách gọi tên ( theo danh pháp thay thế và gốc – chức).
Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lý (trạng thái, màu, mùi,độ tan) của amin.
 Hiểu được : 
Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước.
 2/ Kĩ năng:
Viết công thức cấu tạo của amin đơn chức,xác định bậc được bậc của amin theo công thức cấu tạo.
Quan sát mô hình, thí nghiệm...rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin.
Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hóa học.
Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.
II. Trọng tâm
Cấu tạo phân tử và các gọi tên ( theo danh pháp thay thế và gốc – chức).
Tính chất hóa học điển hình :
III. Chuẩn bị:
Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
	Nội dung 
Hoạt động 1
Cá thường có mùi tanh do các amin tạo nên. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem amin là hợp chất gì? Có tính chất ra sao?
Hoạt động 2
– GV yêu cầu : HS lên bảng viết công thức cấu tạo của NH3.
– GV đặt vấn đề : Giáo viên viết các công thức cấu tạo của các chất và nhận xét điểm giống nhau của 3 chất trên : 
Sau đó yêu cầu học sinh rút ra nhận xét các chất trên có CTCT thay đổi như thế nào so với NH3 ?
GV thông báo: Các chất đó chính là amin và yêu cầu HS rút ra định nghĩa của amin.
Hoạt động 3
GV yêu cầu : HS nhắc lại phân loại ancol đã học ở trong chương trình lớp 11.
GV thông báo : Các amin CTCT dạng R – N (dạng ankyl liên kết với gốc amin) tương tự ancol: R–OH nên về mặt phân loại là 2 chất này là giống nhau.Từ đó yêu cầu HS phân loại Amin theo mạch hiđrocacbon. HS 
GV thông báo : Xét CTCT của NH3 nếu ta thay 1 nguyên tử H bằng một gốc ankyl thì ta được amin bậc I, tương tự thay 2 nguyên tử H bằng 2 gốc ankyl thì ta được amin bậc II, tương tự ta rút ra được anmin bậc III.
Hoạt động 4
GV yêu cầu : HS nhắc lại cách vẽ đồng phân của Ankan.Từ đó rút ra cách vẽ đồng phân amin mạch cacbon.
GV thông báo : cách vẽ đồng phân bậc amin.
Sau đó trình bày đồng phân (vẽ 8 đồng phân của C4H11N)
GV hướng dẫn HS đọc tên theo của C4H11N rồi yêu cầu HS rút ra cách đọc tên của amin.
HS : 
HS :Các chất trên khác giống nhau là đều có nguyên tử Nitơ
–HS: Ancol mạch và ancol thơm
–HS : Amin mạch hở và Amin thơm.
–HS : Vẽ đồng phân mạch thẳng rồi sau đó tiếp tục bẻ từng nhánh đến khi không viết được đồng phân nữa.
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP.
1. Khái niệm
– Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon ta thu được amin.
VD: 
Phân loại: 
Xét ví dụ SGK/40 về cả 2 cách phân loại.
Đồng phân và danh pháp 
– Vẽ 8 đồng phân của C4H11N.
– Viết tên đừng đồng phân của C4H11N.
Danh pháp : 
– Danh pháp gốc–chức :tên gốc HC+ amin
– Danh pháp thay thế:
 Số chỉ vị trí–tên nhánh+tên mạch chính + –số chỉ vị trí–amin.
Hoạt động 5
– Đàm thọai gợi mở về tính chất vật lý theo hệ thống câu hỏi: Trạng thái ? Mùi? Tính tan? Ghi nhận, bổ sung các câu trả lời.
– HS tham khảo sách giáo khoa, và thực tế để trả lời các câu hỏi.
II. Tính chất vật lí.
– Các amin có phân tử khối nhỏ (Metylamin, Đimeylamin, Trimetylamin, etylamin) là những chất khí mùi khó chịu, tan nhiều trong nước. 
– Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng dần của phân tử khối.
– Anilin là chất lỏng không màu, sôi ở 1840C, ít tan trong nước, nặng hơn nước
– Các amin đều độc.
Hoạt động 6
- Giáo viên giới thiệu cách làm cá hết mùi tanh: Các amin tanh trong cá khi kết hợp với acid hữu cơ có trong các chất chua (giấm, mẻ, khế, dọc, tai chua, sấu...) sẽ tạo thành các muối tương ứng và nước, do vậy cá sẽ bớt tanh hoặc hết mùi tanh.
GV yêu cầu: Từ phần giới thiệu trên hãy cho biết amin có tính chất gì để khi kết hợp với axit tạo thành nước .
Yêu cầu HS : Tính chất hóa học của amin tương tự so với NH3 là do amin có tính bazơ.Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại sự khác nhau trong CTCT của NH3 và amin.Từ đó rút ra sự khác nhau trong tính chất hóa học của amin và NH3.
GV thực hiện thí nghiệm và yêu cầu HS nhận xét hiện tượng :
– TN1: Cho mẫu quỳ ẩm lên lọ đựng CH3NH2. 
– TN2: Và nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch Anilin. 
GV yêu cầu HS: nhận xét và rút ra kết luận về sự khác nhau của amin thơm và amin hở khi sử dụng quỳ tím.Sau đó so sánh tính bazơ của amin hở so với amin thơm.
GV yêu cầu : HS nhắc lại quy tắc nhóm thế của vòng benzen và cho ví dụ.
GV thực hiện thí nghiệm :
Nhỏ vài giọt dd Br2 bão hòa vào dd anilin yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng. Liên hệ lại kiến thức bài phenol dự đoán sản phẩm thu được, viết phản ứng.
GV yêu cầu:Từ kết quả phản ứng yêu cầu HS viết phương trình phản ứng và cho biết nhóm NH2 là nhóm đẩy hay nhóm hút.
-HS : Amin có tính bazơ
(Trong phần kiểm tra bài cũ)
– Qùy tím chuyển sang xanh
– Qùy tím không đổi màu.
-Metyl amin có tính bazơ mạnh hơn anilin. 
– Nhận xét có kết tủa trắng xuất hiện. 
III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học
1. Cấu tạo phân tử:
Các phân tử amin đều có nguyên tử nitơ giống như trong phân tử NH3, nên các amin có tính bazơ, ngoài ra còn có tính chất của gốc hirocacbon.
2. Tính bazơ:
a. Quỳ tím
– Các amin tan trong nước như Metylamin, Etylamin cũng như nhiều amin khác tan trong nước làm xanh giấy quỳ tím, có lực bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl.
CH3NH2 + H2O D[CH3NH3]++ OH–
– Anilin có tính bazơ, nhưng không làm xanh quỳ tim cũng như phenolphtalein vì tính bazo rất yếu, yếu hơn amoniac do ảnh hưởng của gốc phenyl.
b. Tác dụng với axit :
3.Phản ứng thế nhân thơm của anilin:
– Do ảnh hưởng của nhóm –NH2, ba nguyên tử H, ở ba vị trí ortho và para (2,4,6) trong nhân thơm dễ bị thế bới ba nguyên tử Brom.
– Viết PTPƯ, gọi tên sản phẩm
–Phản ứng dùng nhận biết anilin

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Amin.doc