Giáo án môn Hóa học 12 - Chương 3: Amin - Aminoaxit - protein

Kiến thức

Biết được :

 Khái niệm, phân loại, danh pháp (theo danh pháp thay thế và gốc -chức), đồng phân.

 Tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế amin (từ NH3) và anilin (từ nitrobenzen).

Hiểu được : Đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học : Tính chất của nhóm NH2 (tính bazơ, phản ứng với HNO2, phản ứng thay thế nguyên tử H bằng gốc ankyl), anilin có phản ứng thế ở nhân thơm.

 

doc 18 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2739Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 12 - Chương 3: Amin - Aminoaxit - protein", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
min và anilin.
- Viết các phương trình hoá học minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.
- Giải được bài tập : Xác định công thức phân tử, bài tập khác có nội dung liên quan.
2. AMINOAXIT
Kiến thức 
Biết được : Định nghĩa, cấu trúc phân tử, danh pháp, tính chất vật lí, ứng dụng quan trọng của amino axit.
 Hiểu được : Tính chất hoá học của amino axit (tính lưỡng tính, phản ứng este hoá ; Phản ứng với HNO2 ; Phản ứng trùng ngưng của e và w- amino axit).
Kĩ năng 
- Dự đoán được tính chất hoá học của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.
- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của amino axit.
- Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.
- Giải được bài tập : Xác định công thức phân tử, bài tập khác có nội dung liên quan.
3. PEPTIT VÀ
PROTEIN
Kiến thức 
Biết được :
- Định nghĩa, cấu tạo phân tử, tính chất của peptit.
- Sơ lược về cấu trúc, tính chất vật lí, tính chất hoá học của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với HNO3 và Cu(OH)2, sự đông tụ). Vai trò của protein đối với sự sống.
- Khái niệm enzim và axit nucleic. 
Kĩ năng 
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein.
- Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.
- Giải được bài tập có nội dung liên quan.
II. Câu hỏi và bài tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
1. Amin
a) Đặc điểm cấu tạo, danh pháp 
3.1. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H9N là
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
3.2. Số lượng đồng phân amin bậc 2 ứng với công thức phân tử C4H11N là
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
3.3. Số lượng đồng phân amin có chứa vòng benzen ứng với công thúc phân tử C7H9N là
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
3.4. Số đồng phân của các chất có công thức phân tử C4H10O (1), C4H9Cl (2), C4H10 (3), C4H11N (4) theo chiều tăng dần là
	A. (3), (2), (1), (4). 	B. (4), (1), (2), (3).
	C. (2), (4), (1), (3). 	D. (4), (3), (2), (1).
3.5. Công thức của amin chứa 15,05% khối lượng nitơ là:
 A. C2H5NH2 	B. (CH3)2NH 
	C. C6H5NH2 	D. (CH3)3N
3.6. Cho amin có cấu tạo: CH3- CH(CH3)- NH2
Tên đúng của amin là trường hợp nào sau đây:
	A. Prop-1-ylamin	B. Đimetylamin
	C. etylamin	D. Prop-2-ylamin
3.7. Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H7N :
	A. 1 đồng phân	B. 5 đồng phân
	C. 4 đồng phân	D. 3 đồng phân
3.8. Tên gọi của C6H5NH2 là:
 A. Benzil amoni B. Benzyl amoni 
 C. Hexyl amoni D. Anilin 
3.9. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no và thơm.
D. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
3.10. Amin nào dưới đây là amin bậc hai?
3.11. Công thức nào dưới đây là công thức cho dãy đồng đẳng amin thơm (chứa một vòng benzen), đơn chức, bậc nhất?
A. CnH2n-7NH2
B. CnH2n+1NH2
C. C6H5NHCnH2n+1
D. CnH2n-3NHCnH2n-4
3.12. Tên gọi của amin nào sau đây không đúng?
3.13. Amin nào dưới đây có bốn đồng phân cấu tạo?
A. C2H7N	B. C3H9N
C. C4H11N	D. C5H13N
b) Tính chất
3.14. Các giải thích quan hệ cấu trúc - tính chất nào sau không hợp lý?
A. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ.
B. Do -NH2 đẩy electron nên anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm hơn và ưu tiên vị trí o-, p-.
C. Tính bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn.
D. Với amin RNH2, gốc R- hút electron làm tăng độ mạnh tính bazơ và ngược lại. 
3.15. Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất ?
	A. Anilin	B. Metylamin
	C. Amoniac	D. Dimetylamyl
3.16. Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất:
 A. NH3 	B. CH3CONH2 
 C. CH3CH2CH2OH 	D. CH3CH2NH2
3.17. Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự:
	A. C6H5NH2; NH3; CH3NH2; (CH3)2NH	
	B. NH3; CH3NH2; (CH3)2NH; C6H5NH2	
	C. (CH3)2NH; CH3NH2; NH3; C6H5NH2
	D. NH3; C6H5NH2; (CH3)2NH; CH3NH2
3.18. Cách thuận lợi nhất để nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 là
	A. nhận biết bằng mùi.	
	B. thêm vài giọt dung dịch H2SO4.
	C. thêm vài giọt dung dịch Na2CO3	
	D. Đưa đầu đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2.
3.19. Chất nào sau đây không có phản ứng với dung dịch C2H5NH2 trong H2O?
	A. HCl.	B. H2SO4.
	C. NaOH.	D. quỳ tím.
3.20. Cho dung dịch metylamin đến dư vào các dung dịch sau: FeCl3, CuSO4, Zn(NO3)2, CH3COOK thì số lượng kết tủa thu được là 
	A. 0.	B. 1.
	C. 2.	D. 3.
3.21. Cho 15g hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là
	A. 16,825 g.	B. 20,18 g.
	C. 21,123 g.	D. 18,65 g.
3.22. Cho dung dịch metylamin đến dư vào các dung dịch sau: (CH3COO)2Cu, (CH3COO)2Pb, (CH3COO)2Mg, CH3COOAg, thì số lượng kết tủa thu được là
	A. 0.	B. 1.
	C. 2.	D. 3.
3.23. Hỗn hợp (X) gồm hai amin đơn chức. Cho 1,52g X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl thu được 2,98g muối. Tổng số mol hai amin và nồng độ mol/l của dung dịch HCl là 
	A. 0,04 mol và 0,2M.	B. 0,02 mol và 0,1M.
	C. 0,06 mol và 0,3M.	D. 0,04 mol và 0,3M.
3.24. Cho 3,04g hỗn hợp Y gồm hai amin đơn chức, no, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 5,96g muối. Biết trong hỗn hợp, số mol hai amin bằng nhau. Công thức phân tử của hai amin là:
	A. CH5N và C2H7N.	B. C3H9N và C2H7N.
	C. C3H9N và C4H11N.	D. CH5N và C3H9N.
3.25. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6g H2O. Công thức phân tử của 2 amin là 
	A. CH5N và C2H7N.	B. C2H7N và C3H9N.
	C. C3H9N và C4H11N.	D. CH5N và C3H9N.
3.26. Cho 20g hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp của nhau, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68g hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên được trộn theo tỉ lệ số mol 1:10:5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của 3 amin là
	A. C2H7N, C3H9N, C4H11N.	B. C3H9N, C4H11N, C5H13N.	
	C. C3H7N, C4H9N, C5H11N.	D. CH3N, C2H7N, C3H9N.	
3.27. Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây:
	A. NaOH 	B. NH3 
	C. NaCl 	D. FeCl3 và H2SO4 
3.28. Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?
A. CH3NH2 + H2O ® CH3NH3+ + OH-
B. C6H5NH2 + HCl ® C6H5NH3Cl 
C. Fe3+ + 3CH3NH3 + 3H2O ® Fe(OH)3 + 3CH3NH3+
D. CH3NH2 + HNO2 ® CH3OH + N2 + H2O 
3.29. Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. C6H5NH2	B. NH3
C. CH3CH2NH2	D. CH3NHCH2CH3
3.30. Phương trình hóa học nào dưới đây viết đúng?
A. C2H5NH2 + HNO2 + HCl ® C2H5N2+Cl- + 2H2O
B. C6H5NH2 + HNO2 + HCl C6H5N2+Cl- + 2H2O
C. C6H5NH2 + HNO3 + HCl ® C6H5N2+Cl- + 2H2O
D. C6H5NH2 + HNO2 C6H5OH + N2 + H2O
3.31. Đốt cháy hoàn toàn một amin chưa no, đơn chức chứa một liên kết C=C thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ mol thì công thức phân tử của amin là:
	A. C3H6N 	B. C4H8N 
	C. C4H9N 	D. C3H7N 
3.32. Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
 	A. 100 ml 	B. 50 ml 
	C. 200 ml 	D. 320 ml
3.33. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí oxy (đktc). Công thức của amin đó là:
 A. C2H5NH2 	B. CH3NH2 
 C. C4H9NH2 	D. C3H7NH2 
3.34. Trung hoà 3,1 gam một amin đơn chức X cần 100 ml dung dịch HCl 1 M. Công thức phân tử của X:
	A.	C2H5N 	B.	CH5N
	C.	C3H9N 	D.	C3H7N
3.35. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, ta thu được tỉ lệ thể tích VCO2: VH2O (ở cùng đk) = 8: 17. Công thức của 2 amin là 
	A.	C2H5NH2 , C3H7NH2	B. C3H7NH2 , C4H9NH2
	C.	CH3NH2 , C2H5NH2	D. C4H9NH2 , C5H11NH2
3.36. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức chưa no có một liên kết ở mạch cacbon ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol = 8: 11. Vậy công thức phân tử của amin là :
	A.	C3H6N 	B. C4H9N
	C.	C4H8N	D. C3H7N
3.39. 9,3 gam ankyl amin cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam7 kết tủa, ankyl amin là:
	A. CH3NH2 	B. C2H5NH2 	
	C. C3H7NH2 	D. C4H9NH2 
3.38. Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 loãng, lượng muối thu được bằng:
A. 7,1 gam	B. 14,2 gam
C. 19,1 gam	D. 28,4 gam
3.39. Cho 0,01 mol CH3NH2 tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl thì thu được:
A. 0,01 mol CH3NH3Cl
B. 0,01 mol CH3NO2
C. 0,01 mol CH3OH và 0,01 mol N2
D. 0,01 mol NaNH2
c) Điều chế
3.40. Điều chế anilin bằng cách khử nitrobenzen thì dùng chất khử nào sau đây ?
	A. NH3.	B. khí H2.
	C. cacbon.	D. Fe + dung dịch HCl.
3.41. Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hoá 500 g benzen rồi khử hợp nitro sinh ra. Khối lượng anilin thu được là bao nhiêu, biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 78%.
	A. 346,7 g	B. 362,7 g
	C. 463,4 g	D. 358,7 g
3.42. Để tinh chế anilin từ hỗn hợp phenol, anilin, benzen, cách thực hiện nào dưới đây là hợp lý?
A. Hòa tan trong dung dịch HCl dư, chiết lấy phần tan. Thêm NaOH dư và chiết lấy anilin tinh khiết.
B. Hòa tan trong dung dịch brom dư, lọc kết tủa, tách dehalogen hóa thu được anilin.
C. Hòa tan trong dung dịch NaOH dư, chiết phần tan và thổi CO2 vào đó đến dư thu được anilin tinh khiết.
D. Dùng dung dịch NaOH để tách phenol, sau đó dùng brom để tách anilin ra khỏi benzen.
ĐÁP SỐ:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
C
B
D
A
A
D
C
D
B
C
C
C
B
D
A
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
D
A
D
C
B
A
C
A
A
A
A
D
D
A
B
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
C
D
B
B
C
B
A
B
C
D
B
A
2. Amino axit
a) Đặc điểm cấu tạo, danh pháp 
3.43. Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và cacboxyl.
B. Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất
C. Amino axit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-).
D. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino axit.
3.44. Tên gọi của amino axit nào dưới đây là đúng?
3.45. Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa cấu tạo và tên gọi?
3.46. Công thức tổng quát của các Aminoaxit là :
 A. R(NH2) (COOH) 	B. (NH2)x(COOH)y 
 C. R(NH2)x(COOH)y 	D. H2N-CxHy-COOH 
3.47. a- Aminoaxit là Aminoaxit mà nhóm amino gắn ở cacbon thứ 
	A. 1 	B. 2 
	C. 3 	 	D. 4 
3.48. Cho các chất : 
	X : H2N - CH2 - COOH T : CH3 - CH2 - COOH 
	Y : H3C - NH - CH2 - CH3 Z : C6H5 -CH(NH2)-COOH 
 G : HOOC - CH2 – CH(NH2 )COOH
	P : H2N - CH2 - CH2 - CH2 - CH(NH2 )COOH 
 Aminoaxit là : 
	A. X , Z , T , P 	B. X, Y, Z, T 
	C. X, Z, G, P. 	D. X, Y, G, P 
3.49. C4H9O2N có số đồng phân aminoaxit (với nhóm amin bậc nhất) là : 
	A. 2 	B. 3 
	C. 4 	D. 5 
3.50. Tên gọi của hợp chất C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH là :
	A. Axit - Amino - phenylpropionic 
	B. Axit 2 - Amino-3-phenylpropionic 
	C. phenylAlanin 
	D. Axit 2 - Amino-3-phenylpropanoic 
b) Tính chất
3.51. Glixin phản ứng được với tất cả chất trong nhóm chất nào sau đây (điều kiện phản ứng xem như có đủ):
	A. Quì tím , HCl , NH3 , C2H5OH.	
	C. Phenoltalein , HCl , C2H5OH , Na.	
	D. Na , NaOH , Br2 , C2H5OH.
3.52. Tìm công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ X chứa 32% C; 6,667% H; 42,667% O; 18,666% N. Biết phân tử X có một nguyên tử N và X có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng. 
A. H2NCH2COOH.	B. C2H5NO2.
C. HCOONH3CH3.	D. CH3COONH4. 
3.53. Có 3 chất hữu cơ gồm NH2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
	A. NaOH.	B. HCl.
	C. CH3OH/HCl.	D. quỳ tím.
3.54. Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, O, N) và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9g este A thu được 13,2g CO2, 6,3g H2O và 1,12 lít N2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của A, B lần lượt là
	A. CH(NH2)2COOCH3; CH(NH2)2COOH.	
	B. CH2(NH2)COOH; CH2(NH2)COOCH3.
	C. CH2(NH2)COOCH3; CH2(NH2)COOH.	
	D. CH(NH2)2COOH; CH(NH2)2COOCH3.
3.55. Khẳng định về tính chất vật lý nào của amino axit dưới đây không đúng?
	A. Tất cả đều là chất rắn
	B. Tất cả đều là tinh thể, màu trắng
	C. Tất cả đều tan trong nước
	D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao
3.56. Amino axit không thể phản ứng với loại chất nào dưới đây?
	A. Ancol
	B. Dung dịch brom
	C. Axit (H+) và axit nitrơ
	D. Kim loại, oxit bazơ, bazơ và muối
3.57. 0,01 mol amino axit A phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của A có dạng:
	A. H2NRCOOH	B. (H2N)2RCOOH
	C. H2NR(COOH)2	D. (H2N)2R(COOH)2
3.58. Cho α-amino axit mạch thẳng A có công thức H2NR(COOH)2 phản ứng hết với 0,1 mol NaOH tạo 9,55 gam muối. A là:
A. Axit 2-aminopropandioic	B. Axit 2-aminobutandioic
C. Axit 2-aminopentandioic	D. Axit 2-aminohexandioic
3.59. Cho các dãy chuyển hóa:
Glixin AX
Glixin BY
X và Y lần lượt là:
A. đều là ClH3NCH2COONa
B. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa
C. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa
D. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa
3.60. Cho glixin (X) phản ứng với các chất dưới đây, trường hợp nào phương trình hóa học đuợc viết không đúng?
A. X + HCl ® ClH3NCH2COOH
B. X + NaOH ® H2NCH2COONa
C. X + CH3OH + HCl D ClH3NCH2COOCH3 + H2O
D. X + HNO2 ® HOCH2COOH + N2 + H2O
3.61. (X) là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dd NaOH thu được một hỗn hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y), cho hơi (Y) qua CuO/t0 thu được chất hữu cơ (Z) có khả năng cho phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của (X) là:
	A. CH3(CH2)4NO2	
	B. NH2 - CH2COO - CH2 - CH2 - CH3
	C. NH2 - CH2 - COO - CH(CH3)2	
	D. H2N - CH2 - CH2 - COOC2H5
3.62. X là một a-aminoaxit no chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,3 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,95 gam muối clohiđrat của X. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
	A. CH3CH(NH2)COOH
	B. H2NCH2COOH
	C. H2NCH2CH2COOH
	D. CH3CH2CH(NH2)COOH
3.63. Cho các chất sau: (X1) C6H5NH2 ; (X2) CH3NH2 ; (X3) H2NCH2COOH
 (X4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
 (X5) H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hoá xanh
	A. X1, X2, X5	B. X2, X3, X4
	C. X2, X5	D. X1, X5, X4
3.64. Dung dịch nào làm quì tím hoá đỏ:
	(1) H2NCH2COOH ; (2) Cl-NH3+-CH2COOH ; (3) H2NCH2COO-
	(4) H2N(CH2)2CH(NH2)COOH ; (5) HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH
	A. (3) 	B. (2)
	C. (2), (5) 	D. (1), (4)
3.65. Este X được điều chế từ aminoaxit Y và rượu etylic. Tỷ khối hơi của X so với hidro bằng 51,5. Đốt cháy hoàn toàn 10,3 gam X thu được 17,6 gam khí CO2, 8,1 gam nước và 1,12 lít Nitơ (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-(CH2)2-COO-C2H5 C. H2N-CH(CH3)-COOH
B. H2N-CH2-COO-C2H5 D. H2N-CH(CH3)-COOC2H5
3.66. Chất hữu cơ X có chứa 15,7303% nguyên tố N; 35,9551% nguyên tố O về khối lượng và còn các nguyên tố C và H. Biết X có tính lưỡng tính và tác dụng với dung dịch HCl chỉ xảy ra một phản ứng. Cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-COO-CH2CH3 C. H2N-CH2CH2-COOH
B. H2N-CH2CH(CH3)-COOH D. H2N-CH2-COO-CH3
3.67. Một hợp chất chứa các nguyên tố C, H, O, N có phân tử khối = 89. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất thu được 3 mol CO2, 0,5 mol N2 và a mol hơi nước. Công thức phân tử của hợp chất đó là:
 A. C4H9O2N B. C2H5O2N 
 C. C3H7NO2 D. C3H5NO2 
3.68. Trong các chất sau: Cu, HCl, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl. Axit aminoaxetic tác dụng được với:
A. Tất cả các chất 
B. HCl, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl
C. C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl, Cu
D. Cu, KOH, Na2SO3, HCl, HNO2, CH3OH/ khí HCl
3.69. X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:
 A. H2N - CH2 - COOH B. CH3- CH(NH2)- COOH 
 C. CH3- CH(NH2)- CH2- COOH D. C3H7- CH(NH2)- COOH 
3.70. X là một a- aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:
 A. C6H5 - CH(NH2) - COOH B. CH3- CH(NH2)- COOH 
 C. CH3- CH(NH2)- CH2- COOH D. C3H7- CH(NH2)- COOH
3.71. Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và làm mất màu dung dịch Br2 có CTCT:
	A. CH3CH(NH2)COOH	B. H2NCH2CH2COOH
	C. CH2=CHCOONH4	D. CH2=CH-CH2-COONH4
3.72. Cho dung dịch quì tím vào 2 dung dịch sau :
 X : H2N-CH2-COOH Y : HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH
	A. X và Y đều không đổi màu quỳ tím. 
	B. X làm quỳ chuyển màu xanh, Y làm quỳ chuyển màu đỏ.
	C. X không đổi màu quỳ tím, Y làm quỳ chuyển màu đỏ.
	D. cả hai đều làm quỳ chuyển sang màu đỏ.
3.73. Axit a- Aminopropionic tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây :
	A. HCl, NaOH, C2H5OH có mặt HCl, K2SO4, H2N-CH2-COOH 
	B. HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl ,, H2N-CH2-COOH , Cu
	C. HCl , NaOH, CH3OH có mặt HCl , H2N-CH2-COOH 
	D. HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl ,, H2N-CH2-COOH , NaCl
3.74 . Chất X có thành phần % các nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,45% 7,86% , 15,73% còn lại là oxy . Khối lượng mol phân tử của X < 100 . X tác dụng được NaOH và HCl , có nguồn gốc từ thiên nhiên . X có cấu tạo là :
	A. CH3-CH(NH2)-COOH . B. H2N-(CH2)2-COOH
	C. H2N-CH2-COOH D. H2N-(CH2)3-COOH.
3.75. Khi đun nóng, các phân tử a-Alanin (Axit a -aminopropionic) có thể tác dụng với nhau tạo sản phẩm nào sau đây:
ĐÁP SỐ:
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
B
D
B
C
B
C
D
D
B
A
D
C
B
B
B
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
C
D
C
B
D
C
C
B
C
C
B
B
A
C
C
73
74
75
C
A
C
3. Peptit và Protein
a) Khái niệm
3.76. Phát biểu nào sau đây đúng :
 (1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp :
 (2) Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật .
 (3) Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được protit từ những chất vô cơ mà chỉ tổng hợp được từ các aminoaxit 
 (4) Protein bền đối với nhiệt , đối với axit và kiềm .
 A. (1),(2) B. (2), (3) C. (1) , (3) D. (3) , (4)
3.77. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-amino axit được gọi là peptit.
B. Phân tử có hai nhóm -CO-NH- được gọi là dipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.
C. Các peptit có từ 10 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit.
D. Trong mỗi phân tử peptit, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự xác định.
3.78. Phát biểu nào dưới đây về protein là không đúng?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu đvC).
B.Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống.
C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α- và b-amino axit.
D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản và lipit, gluxit, axit nucleic,...
3.79. Phát biểu nào dưới đây về enzim là không chính xác?
A. Hầu hết enzim có bản chất protein.
B. Enzim có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học.
C. Mỗi enzim xúc tác cho rất nhiều chuyển hóa khác nhau.
D. Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim thường nhanh hơn đến 109-1011 lần nhờ xúc tác hóa học.
3.80. Tên gọi nào sau đây cho peptit sau:
A. Glixinalaninglyxin C. Glixylalanylglyxin
B. Alanylglyxylalanin D. Alanylglyxylglyxyl
3.81. Protein có thể được mô tả như:
 A. Chất polime trùng hợp B. Chất polieste 
 C. Chất polime đồng trùng hợp D. Chất polime ngưng tụ
3.82. Chất nào sau đây thuộc loại peptit?
A. H2NCH2COOCH2COONH4 
B. CH3CONHCH2COOCH2CONH2 
C. H2NCH(CH3)CONHCH2CH2COOH
D. O3NH3NCH2COCH2COOH
3.83. Sự kết tủa protein bằng nhiệt được gọi là protein
 A. sự trùng ngưng . 	B. sự ngưng tụ 
 C. sự phân huỷ . 	D. sự đông tụ 
b) Tính chất:
3.84. Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng ,đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện .. , cho Đồng (II) hyđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng thấy màu .. xuất hiện .
 A. kết tủa màu trắng ; tím xanh . 	B. kết tủa màu vàng ; tím xanh .
 C. kết tủa màu xanh; vàng 	D. kết tủa màu vàng ; xanh .
3.85. Thuỷ phân đến cùng protein ta thu được .
 A. các aminoaxit B. các aminoaxit 
 C. các chuỗi polypeptit 	D. hỗn hợp các aminoaxit 
3.86. Khi đung nóng protein trong dung dịch axit hoặc kiềm hoặc dưới tác dụng các men , protein bị thuỷ phân thành các ., cuối cùng thành các :
	A. phân tử protit nhỏ hơn; aminoaxit .
	B. chuỗi polypeptit ; aminoaxit 
	C. chuỗi polypeptit ; hỗn hợp các aminoaxit
	D. chuỗi polypeptit ; aminoaxit .
3.87. Sản phẩm hoặc tên gọi của các chất trong phản ứng polime nào sau đây là đúng?
3.88. Thủy phân peptit:
Sản phẩm nào dưới đây là không thể có?
A. Ala	B. Gli-Ala
C. Ala-Glu	D. Glu-Gli
3.89. Cho biết sản phẩm thu được khi thủy phân hoàn toàn policaproamit trong dung dịch NaOH nóng, dư.
A. H2N[CH2]5COOH	B. H2N[CH2]6COONa
C. H2N[CH2]5COONa	D. H2N[CH2]6COOH
3.90. Cho biết sản phẩm thu được khi thủy phân hoàn toàn tơ enan trong dung dịch HCl dư.
A. ClH3N[CH2]5COOH	B. ClH3N[CH2]6COOH
C. H2N[CH2]5COOH	D. H2N[CH2]6COOH
3.91. Trong bốn ống nghiệm mất nhãn chứa riêng biệt từng dung dịch: glixerin, lòng trắng trứng, tinh bột, xà phòng. Thứ tự hoá chất dùng làm thuốc thử để nhận ra ngay mỗi dung dịch là
A. quỳ tím, dung dịch iot, Cu(OH)2, HNO3 đặc
B. Cu(OH)2, dung dịch iot, quỳ tím, HNO3 đặc
C. dung dịch iot, HNO3 đặc, Cu(OH)2, quỳ tím
D. Cu(OH)2, quỳ tím, HNO3 đặc, dung dịch iot
3.92. Câu nào sau đây không đúng:
A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng
B. Phân tử các protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên
C. Protit rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng
D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh
3.93. Thuỷ phân hợp chất:
 thu được các aminoaxit nào sau đây:
 A. H2N - CH2 - COOH
 B. HOOC - CH2 - CH(NH2) - COOH
 C. C6H5 - CH2 - CH(NH2)- COOH
 D. Hỗn hợp 3 aminoaxit A, B, C
3.94. Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
 (a) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2CH2COOH; 
 (b) H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH; 
	(c) Ala-Glu-Val; (d) Ala-Gly ; (e) Ala-Glu-Val-Ala
A. (a) ; (b) ; (c) 	B. (b) ; (c) ; (d)
C. (b) ; (c) ; (e) 	D. (a) ; (c) ; (e)
3.39. Chất có từ 2 nhóm peptit (-CO-NH-) trở lên: (b) ; 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Amin.doc