Giáo án môn Hóa học 12 - Chuyên đề: Cacbohidrat

I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1. Nội dung 1: Glucozo và fructozo (2 tiết)

- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, cấu tạo và tính chất hóa học

- Ứng dụng, điều chế

2. Nội dung 2: Saccarozo và mantozo (2 tiết)

- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, cấu tạo và tính chất hóa học

- Ứng dụng, điều chế và sản xuất

3. Nội dung 3: Tinh bột và xenlulozo (2 tiết)

- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, cấu tạo và tính chất hóa học

- Ứng dụng

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5013Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 12 - Chuyên đề: Cacbohidrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Nghệ an Tập huấn chuyên đề Đaklak 23.12 đến 27.12.
Chuyên đề: CACBOHIDRAT
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Nội dung 1: Glucozo và fructozo (2 tiết)
- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, cấu tạo và tính chất hóa học
- Ứng dụng, điều chế 
2. Nội dung 2: Saccarozo và mantozo (2 tiết)
- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, cấu tạo và tính chất hóa học
- Ứng dụng, điều chế và sản xuất 
3. Nội dung 3: Tinh bột và xenlulozo (2 tiết)
- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, cấu tạo và tính chất hóa học
- Ứng dụng
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
Kiến thức
- Nắm được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý và ứng dụng của các chất gluxit.
- Viết được cấu tạo và từ cấu tạo dự đoán được tính chất hóa học của chúng.
Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm, nêu được hiện tượng và từ đó nhận xét và rút ra kết luận.
- Dự đoán tính chất hóa học, viết được phương trình phản ứng minh họa
- So sánh được cấu tạo và tính chất.
- Tính toán được theo phương trình phản ứng và theo hiệu suất.
Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất và thiết bị thí nghiệm.
- Yêu cuộc sống yêu thiên nhiên con người và đất nước.
Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực tính toán hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1 Chuẩn bị của giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá thí nghiệm, ống hút, đèn cồn.
- Hóa chất: Glucozo (rắn), nước cất, dd CuSO4, dd NaOH, saccarozo (rắn), dd H2SO4, hồ tinh bột, dd AgNO3, dd NH3, mẩu gỗ
2.2 Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu trước bài học chương cacbohidrat
- Tìm hiểu phương pháp điều chế và ứng dụng của các chất gluxit trong công nghiệp và đời sống.
3. Phương pháp dạy học chủ yếu: 
Trực quan thí nghiệm (kiểm chứng và nghiên cứu kiến thức), nêu vấn đề, dạy học theo phương pháp nghiên cứu.
4. Bảng mô tả các cấp độ tư duy và phát triển năng lực cho biên soạn câu hỏi.
Nội dung
Các cấp độ tư duy
PT năng lực
Biết
Hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
........................
.
.
.
5. Bảng mô tả tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
TÀI LIỆU
THỜI LƯỢNG
MỤC TIÊU
CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: 
Học sinh làm bài tập, nghiên cứu SGK,
Khái niệm, phân loại, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, sản xuất và ứng dụng. (nghiên cứu ở nhà)
Hệ thống câu hỏi, bài tập gồm
Giao việc trước 1 tuần; Hoàn thành trước tiết 1
Kiến thức:
Kỹ năng:
Thái độ:
PT Năng lực:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo và tính chất hóa học
Cấu tạo và từ cấu tạo dự đoán tính chất hóa học của glucozo và fructozo
Kế hoạch bài học 1
1 tiết
Kiến thức:
Kỹ năng:
Thái độ:
PTNăng lực
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo và tính chất hóa học
Cấu tạo và từ cấu tạo dự đoán tính chất hóa học của Sacarozo và Mantozo
Kế hoạch bài học 2
1 tiết
Kiến thức:
Kỹ năng:
Thái độ:
PTNăng lực
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cấu tạo và tính chất hóa học
Cấu tạo và từ cấu tạo dự đoán tính chất hóa học của Tinh bột và Xenlulozo
Kế hoạch bài học 3
1 tiết
Kiến thức:
Kỹ năng:
Thái độ: 
PTNăng lực
Hoạt động 5:
Luyện tập
 Kiểm tra mức độ đạt được KT, KN, NL của học sinh
Kế hoạch bài học 4
1 tiết
Kiến thức:
Kỹ năng:
Thái độ: 
PTNăng lực
6. Kế hoạch bài học.
6.1. Kế hoạch bài học 1: Cấu tạo và tính chất hóa học của glucozo và fructozo
Hoạt động học tập 1: Thí nghiệm thực hành của dd glucozo
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm. 
TN1 (kiểm chứng). Tác dụng với Cu(OH)2: cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1ml dd NaOH 10%. Sau khi phản ứng xảy ra, gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào đó 2ml dd glucozo 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
TN2 (kiểm chứng). Cho lần lượt vào cùng một ống nghiệm sạch 1ml dd AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Thêm tiếp vào 1ml dd glucozo 1%. Đun nóng nhẹ.
- Phiếu học tập số 2:
Hoạt động nhóm:
+ Nêu hiện tượng thí nghiệm?
+ Tại sao phải rửa sạch ống nghiệm?
+ Viết phương trình phản ứng?
Hoạt động học tập 2: Nghiên cứu cấu tạo, dự đoán tính chất hóa học của glucozo
Phiếu học tập số 3: 
Hoạt động nhóm:
- Từ kết quả thí nghiệm, viết loại nhóm chức có trong CTCT của glucozo?, nghiên cứu SGK viết CTCT của glucozo, fructozo và so sánh cấu tạo của hai chất?
- Từ nhóm chức đó em hãy dự đoán tính chất hóa học của glucozo và fructozo?Cơ sở nào để em dự đoán tính chất hóa học đó?
GV kiểm tra, uốn nắn sai lệch, bổ sung kiến thức cấu tạo mạch vòng của glucozo và fructozo.
Phiếu học tập số 4:
- Ngoài các tính chất hóa hóa học đã nêu do nhóm chức –OH và –CHO, =CO gây ra thì glucozo còn có tính chất hóa học nào khác? Viết pthh của phản ứng, ứng dụng của phản ứng trong đời sống con người?
- Hs nghiên cứu SGK và giải thích tại sao dd fructozo mạc dù không có nhóm chức –CHO nhưng vẫn cho phản ứng tráng gương?
- Liệu dd fructozo có làm mất màu dd brom hay không vì sao?
- Để phân biệt dd glucozo và dd fructozo ta nên dùng thuốc thử nào?
6.2. Kế hoạch bài học 2: Cấu tạo và tính chất hóa học của Sacarozo và Mantozo.
Hoạt động học tập 1: Nghiên cứu CTCT của sacarozo và mantozo. (15’)
Phiếu học tập số 4:
Hoạt động nhóm:
Hs nghiên cứu tài liệu và đề xuất CTCT của sacarozo?, từ CTCT hãy dự đoán tính chất hóa học của nó?, giải thích? 
Hoạt động học tập 2: Thí nghiệm tính chất hóa học của dd sacarozo. (28’)
GV tiến hành thí nghiệm (10’)
TN3 (kiểm chứng). Tác dụng với Cu(OH)2: cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1ml dd NaOH 10%. Sau khi phản ứng xảy ra, gạn bỏ phần dung dịch dư , giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào đó 2ml dd sacarozo 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
TN4 (nghiên cứu). Lấy 2 ống nghiệm sạch (ống 1,2), cho lần lượt vào 2 ống nghiệm 1ml dd AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Lấy 2 ống nghiệm khác (ống 3,4) cho vào ống 3 5ml dd sacarozo 1%, ống 4 5ml dd saccaro 1% và vài giọt dd H2SO4 loãng. Đổ ống 3 vào ống 1; đổ ống 4 vào ống 2. Đun nóng nhẹ.
Phiếu học tập số 5(18’)
Hoạt động nhóm:
- Viết hiện tượng thí nghiệm quan sát được?
- Giải thích thí nghiệm 3, rút ra kết luận?
- Giải thích, so sánh kết quả thí nghiệm 4 và rút ra kết luận?
6.3. Kế hoạch bài học 3. Cấu tạo và tính chất hóa học của Tinh bột và Xenlulozo.
Nội dung 1. Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và ứng dụng của tinh bột và xenlulozo. (10’)
TT
Bước thực hiện
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS sưu tầm (ở bài trước) mẫu tinh bột, xenlulozo có sẵn trong thực tế. Tìm hiểu về tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan) và ứng dụng. Phiếu học tập số 6
2
Thực hiện nhiệm vụ
Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm, trình bày kết quả vào giấy A0. 
3
Báo cáo thảo luận
GV tổ chức cho Hs trình bày tính chất vật lí, ứng dụng
4
Phát biểu vấn đề
Hs nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm
GV tổng kết lại
.
.
Phiếu học tập số 6:
- Nêu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và ứng dụng của tinh bột và xenlulozo?
- Làm thí nghiệm kiểm chứng tính tan của tinh bột (lấy bột gạo), xenlulozo (lấy nhúm bông) cho vào cốc nước.
Nội dung 2. Tìm hiểu cấu trúc tinh bột và xenlulozo (15’)
TT
Bước thực hiện
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
HS nghiên cứu tài liệu, đề xuất cấu trúc, nêu đặc điểm cấu trúc
Phiếu học tập số 7.
2
Thực hiện nhiệm vụ
Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm, trình bày kết quả vào giấy A0.
GV có thể hỏi kiểm tra câu hỏi phụ. 
3
Báo cáo thảo luận
GV tổ chức cho Hs báo cáo kết quả ở phiếu học tập số 7
4
Phát biểu vấn đề
Hs nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm
GV tổng kết lại
.
.
Phiếu học tập số 7:
Câu hỏi 1.
- Học sinh tự nghiên cứu tài liệu, đề xuất CTCT của tinh bột và xenlulozo?
- So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo của hai chất?
Câu hỏi 2.
- Từ CTCT hãy dự đoán tính chất hóa học của mỗi chất?
Nội dung 3. Thí nghiệm thực hành rút ra kiến thức mới. (20’
PPDH: dạy học theo phương pháp thí nghiệm nghiên cứu.
TN5. Phản ứng thủy phân của tinh bột và xen lulozo. 
Lấy bột sắn dây hòa tan vào nước, lấy phần dung dịch (A). Cho lần lượt vào cùng một ống nghiệm sạch 1ml dd AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Thêm tiếp vào 1ml dd A. Đun nóng nhẹ.
Lấy phần dung dịch bột sắn, cho vài giọt dd H2SO4 loãng vào, đun nóng nhẹ được dd B. Cho lần lượt vào cùng một ống nghiệm sạch 1ml dd AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Thêm tiếp vào 1ml dd B. Đun nóng nhẹ.
Lấy bột sắn dây hòa tan vào nước, lấy phần dung dịch (C). Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1ml dd NaOH 10%. Sau khi phản ứng xảy ra, gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào đó dd C. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Lấy nắm bông cho vào nước, thêm ít vài giọt dd axit vào và khuấy đến khi bông tan hết, trung hòa dd bằng NH3 được dd D. Cho lần lượt vào cùng một ống nghiệm sạch 1ml dd AgNO3 1%, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết. Thêm tiếp dd D vào. Đun nóng nhẹ.
TN6. Phản ứng màu với iot của tinh bột.
	Tiến hành thí nghiệm (như hình 2.5 SGK). ống nghiệm 1 đựng dd HTB 2%, ống 2 có nhỏ thêm vài giọt d d I2 loãng; nhỏ vài giọt dd I2 loãng vào mặt cắt củ khoai lang.
TN7. Phản ứng với axit HNO3 của xenlulozo (thí nghiệm mô phỏng).
Phiếu học tập số 8: Quan sát thí nghiệm 5,6,7. Nêu hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học.
6.4. Kế hoạch bài học 4: Luyện tập chương cacbohidrat
Phương pháp dạy học đàm thoại, nghiên cứu.
Câu hỏi/ bài tập
Biết:
1. Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
A. nhóm chức axit. 	B. nhóm thuộc chức xeton. 	
C. nhóm chức ancol. 	D. nhóm chức anđehit.
2. Chất loại đisaccarit là
A. glucozơ. 	B. saccarozơ. 	
C. xenlulozơ. 	D. fructozơ.
3. Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ. 	B. fructozơ và glucozơ. 
C. fructozơ và mantozơ. 	D. saccarozơ và glucozơ.
4. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. 	B. CH3COOH. 	C. HCOOH. 	D. CH3CHO.
5. Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Hiểu: 
1. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
	A. CH3CHO và CH3CH2OH.	B. CH3CH2OH và CH3CHO.
	C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.	D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
2. Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic.	B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic.	D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
3. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 5.
4. Cho các dd: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dd trên 
	A. Nước Br2 	B. Na kim loại	
	C. Cu(OH)2/Felinh	D. Dd AgNO3/NH3
5. Cacbohiđrat Z tham gia chuyển hoá
 	 dung dịch xanh lam kết tủa đỏ gạch
	Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây? 
	A. Glucozơ 	B. Fructozơ 	C. Saccarozơ 	D. Mantozơ 
Vận dụng:
1. Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
	A.184 g 	B.138 g 	C.276 g 	D.92 g 
2. Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được 55,2g kết tủa trắng. Giá trị m là (biết hiệu suất lên men là 92%)
A. 54 	B. 58 	C. 84 	D. 46 
3. Cho 360 gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được m g kết tuả trắng. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là
 A. 400 	B. 320	C. 200	 	D.160 
4. Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là
	A.33,7 	B.56,25 	C.20 	D. 90.
5. Cho 18 gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khối lượng ancol thu được là bao nhiêu ( H=100%)? 
 A. 9,2 gam.	B. 4,6 gam.	C. 120 gam.	D. 180 gam.
Vận dụng cao: 
1. Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.
	A.290 kg	B.295,3 kg	C.300 kg	D.350 kg
2. Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư được 750 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là
A. 940 	B. 949,2 	C. 950,5 	D. 1000 
3. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc , nóng . Để có 29,7 gam xenlulozơ trinitrat , cần dùng dd chứa m gam axit nitric (hiệu suất phản ứng là 90%) . Giá trị của m là	
A. 30	B. 21	C. 42	D. 10
4. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 63% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 594 g xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 60% là 
A. 324,0 ml B. 657,9 ml C. 1520,0 ml D. 219,3 ml
7. Câu hỏi thực tiễn:
Câu I. Rượu với sức khỏe con người: 
Trong thực tiễn cuộc sống, rượu uống của con người chủ yếu được điều chế bằng cách lên men t inh bột (gạo, ngô, sắn.). Phương pháp truyền thống của người dân là sau khi lên men được chưng cất bằng phương pháp thủ công và pha chế thành các loại rượu với nồng độ khác nhau. 
1. Rượu uống là dung dịch của chất nào? Độ rượu là gì? 
2. Viết phương trình hóa học cơ bản của phản ứng lên men rượu?
3. Văn hóa uống rượu đã gắn liền với đời sống nhân dân ta, em hãy nêu một số ví dụ để thấy lợi ích của việc dùng rượu trong đời sống văn hóa – xã hội?
4. Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gáng nặng cho toàn xã hội (ví dụ: tại Ukraine một người đàn ông vì uống rượu say mà vào vườn thú ôm Hổ ngủ - nguồn tin ngày 25.12.2014 trên tienphong.vn). Em hãy nêu một số tác hại do người say rượu gây ra?
5. Theo em trong sản phẩm rượu được chưng cất bằng phương pháp thủ công thì thường có lẫn tạp chất gì? Nhưỡng tạp chất đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người.
6. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại rượi giả, rượu kém chất lượng do hầu hết được sản xuất từ cồn công nghiệp (ví dụ Vorka 29-Hà nội) đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Em hãy giải thích tại sao những loại rượu đó lại gây ra hậu quả như vậy.
7. Theo em rượu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? Tác hại của chứng nghiện rượu?
Câu II. Tinh bột và ứng dụng
Tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật. Trong cơ thể người, tinh bột bị thủy phân thành glucozo nhờ enzim trong nước bọt và ruột non. Phần lớn glucozo được hấp thụ qua màng ruột vào máu đi nuôi cơ thể, phần còn lại được chuyển về gan. Ở gan glucozo được tổng hợp lại thành glicogen dự trữ cho cơ thể. Glucozo được oxi hóa và cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể con người.
1. Em hãy tóm tắt sơ đồ chuyển hóa cơ bản của tinh bột trong cơ thể. Viết phương trình hóa học minh họa.
2. Em hãy giải thích câu ngạn ngữ “ Nhai kỹ no lâu”
3. Em hãy giải thích tại sao những người nghiện rượu thường có triệu chứng chán ăn.
4. Những người suy nhược hoặc bị bệnh thường được làm gì để thay thế con đường ăn uống?
5. Em hiểu gì về căn bệnh tiểu đường? 
Câu III. Xenlulozo và ứng dụng
Xenlulozo có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Những nguyên liệu chứa xenlulozo (bông, đay, gỗ ) thường được dùng trực tiếp để kéo sợi, dệt vải, làm đồ gỗ hoặc chế biến giấy.
Ngoài ra xenlulozo còn là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng, phim chống cháy 
Những nguyên liệu chứa xenlulozo như (cỏ, rơm) là thức ăn chủ yếu của nhiều gia súc.
1. Em hãy kể những vật dụng xung quanh em được làm từ các vật liệu xenlulozo.
2. Em hãy tóm tắt sơ đồ chuyển hóa cơ bản của xenlulozo trong gia súc. Viết phương trình hóa học minh họa. Thực tế ở nhà máy TH tru milk các thức ăn như cỏ, ngô thường được lên men trước khi cho bò ăn. Em hãy cho biết tác dụng của cách làm này.
3. Viết phương trình phản ứng điều chế tơ axetat và thuốc nổ xenlulozo trinitrat từ xenlulozo.
4. Em hãy cho biết trong tự nhiên xenlulozo được tạo thành từ quá trình nào? Từ đó em hãy cho biết vai trò của cây xanh trong bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Câu IV. Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa)
“Hạt gạo làng ta
Có nắng tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
Để có hạt gạo thì người nông dân phải rất vất vả một nắng hai sương mới có được. Là người Việt Nam chúng ta rất tự hào là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng về chất lượng và giá thành thì thua kém nhiều so với các nước khác như Mỹ, Thái Lan dẫn đến người nông dân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Hãy cho biết trạng thái tự nhiên, màu sắc, tính tan của tinh bột?
2. Em hãy cho biết qui trình trồng lúa tại Việt Nam? 
3. Giá gạo Việt Nam hiện nay thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Em hãy cho biết nguyên nhân chính và từ đó em có đề xuất gì để nâng cao chất lượng và giá cả cho hạt gạo Việt Nam?
4. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng ấm dần lên của trái đất là gì? Hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến ngành sản xuất lúa gạo ở nước ta?
Câu V. Khí hậu Việt Nam là khá phù hợp cho hoạt động sản xuất đường mía, tuy nhiên đường Trung Quốc, Thái Lan tràn ngập thị trường (nguồn do chúng ta nhập khẩu và cả đường buôn lậu tràn vào).
1. Có những nguyên liệu nào để sản xuất đường sacarozo?
2. Việt Nam chúng ta chủ yếu sản xuất đường từ cây gì?, cây này phù hợp với khí hậu vùng miền nào?
3. Tại sao nghành mía đường của chúng ta lại hụt hơi trên thị trường so với đường nhập khẩu, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan
8. Ý kiến các nhóm
- Ý kiến của đoàn Ninh Bình, Quảng Ngãi: nên thiết kế bài học bổ dọc cho chủ đề (ghép ddiissacarit với polisacarit). Tuy nhiên thầy Giang đề xuất nên chăng nhập bài mono với đi còn bài poli riêng.
- Nghiên cứu lại bản chất của thí nghiệm là đề kiểm chứng hay nghiên cứu hay phát hiện vấn đề.
- Cô Bình: nên đặt vấn đề cho học sinh so sánh cấu trúc của ddissacarit với polisacarit để phát hiện cùng có nhóm chức ete, từ đó phát hiện tính chất thủy phân của polisacarit.
- Ý kiến đoàn Thanh Hóa: nên bổ sung nội dung nghiên cứu điều kiện đóng vòng, mở vòng của matozo, sacarozo để so sánh khả năng phản ứng tráng gương.
- Mục tiêu kiến thức: nên dùng những từ ngữ đo được, tránh từ biết được

Tài liệu đính kèm:

  • docNghe an_cacbohidarat.doc