Giáo án môn Hóa học 12 - Chuyên đề: Este – Lipit

I . XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN DẠY

1. Căn cứ: Theo chương trình lớp 12 NC.

2. Tên chuyên đề: ESTE – LIPIT

3. Thời lượng: 5 tiết

II. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

 - Căn cứ: Mục tiêu kiến thức cần đạt cho học sinh về ESTE – LIPIT

1.Nội dung 1: Este (3 tiết)

- Khái niệm, cấu tạo phân tử, danh pháp.

- Tính chất vật lý.

- Tính chất hóa học.

- Điều chế.

2. Nội dung 2: Lipit (1 tiết)

- Khái niệm lipit, chất béo.

- Thành phần chất béo, một số chất béo thường gặp.

- Tính chất hóa học của chất béo ( chủ yếu viết PTHH minh hoạ theo tính chất hoá học của este).

 

docx 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5620Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 12 - Chuyên đề: Este – Lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM THANH HÓA
CHUYÊN ĐỀ: ESTE – LIPIT
I . XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN DẠY
Căn cứ: Theo chương trình lớp 12 NC.
Tên chuyên đề: ESTE – LIPIT 
Thời lượng: 5 tiết
II. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
 - Căn cứ: Mục tiêu kiến thức cần đạt cho học sinh về ESTE – LIPIT
1.Nội dung 1: Este (3 tiết)
- Khái niệm, cấu tạo phân tử, danh pháp.
- Tính chất vật lý.
- Tính chất hóa học.
- Điều chế.
2. Nội dung 2: Lipit (1 tiết)
- Khái niệm lipit, chất béo.
- Thành phần chất béo, một số chất béo thường gặp.
- Tính chất hóa học của chất béo ( chủ yếu viết PTHH minh hoạ theo tính chất hoá học của este).
3. Nội dung 3: Ứng dụng của este lipit ( 1 tiết)
 (Mục đích giúp học sinh có thông tin để sử dụng và bảo vệ môi trường sốngbề vững)
- Ứng dụng của este và chất béo trong thực tiễn cuộc sống: VD về xà phòng, bột giặt, dầu, mỡ, nước hoa.
- Xác định chỉ số axit chỉ số xà phòng hóa của chất béo.
III. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
ESTE
Kiến thức
- HS nêu được khái niệm về este và một số dẫn xuất của axit cacboxylic (đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc − chức), tính chất vật lí).
- Vận dụng cấu tạo của este no đơn chức suy ra công thức cấu tạo của este dạng tổng quát.
- Giải thích được este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C.
- Tính chất hoá học của este : 
+ Phản ứng ở nhóm chức : Thuỷ phân (xúc tác axit), phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá), phản ứng khử.
+ Phản ứng ở gốc hiđrocacbon : Thế, cộng, trùng hợp.
- Phương pháp điều chế este của ancol, của phenol.
2. Kĩ năng
- Viết được công thức cấu tạo của este đơn chức, este dạng tổng quát.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este.
- Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học.
- Giải được bài tập : Xác định khối lượng este tham gia phản ứng xà phòng hoá và sản phẩm, bài tập khác có nội dung liên quan.
3.Thái độ
- Nhận thức đúng đắn về este.
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi giải bài tập.
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực tư duy.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
5. Phương pháp dạy học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn
- Nghiên cứu bài học.
- Hợp tác nhóm.
- Sử dụng câu hỏi bài tập.
6. Chuẩn bị của GV và HS
a.Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu
- Tranh ảnh, mô phỏng.
b.Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung chủ đề.
- Tìm kiếm các kiến thức có liên quan đến chủ đề
 7. Trọng tâm
- Cấu tạo phân tử và cách gọi tên theo danh pháp (gốc – chức)
- Phản ứng thủy phân este trong axit và kiềm.
- Phản ứng cộng và trùng hợp ở liên kết kép của este không no
 B. LIPIT
Kiến thức
- Nêu khái niệm và phân loại lipit.
- Nêu khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo.
- Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.
2. Kĩ năng
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.
- Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
- Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.
- Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.
3. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán
- Năng lực làm việc độc lập
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học và thuyết trình trước đám đông.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống/.
 4. Phương pháp dạy học
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
- Phương pháp học tập hợp tác(kỹ thuật góc, khăn trải bàn, hợp tác nhóm)
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan(kỹ thuật đặt câu hỏi bài tập)
- Phương pháp nghiên cứu 
 5. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Máy tính, máy chiếu
- Tranh ảnh, mô phỏng.
 b.Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung chủ đề.
- Tìm kiếm các kiến thức có liên quan đến chủ đề
 6. Trọng tâm
- Khái niệm và cấu tạo chất béo
- Tính chất hóa học cơ bản của chất béo là phản ứng thủy phân (tương tự este)
- Phản ứng cộng H2 chuyển chất béo lỏng (dầu) thành chất béo rắn (mỡ)
C. ỨNG DỤNG CỦA ESTE, LIPIT
 1.Kiến thức 
- Biết các ứng dụng của : este, lipit.
- Biết thành phần và cách sử dụng xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp. 
- Vận dụng các tính chất để có phương pháp bảo vệ môi trường.
 2.Kĩ năng 
- Sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp, các este trong đời sống. 
- Giải được bài tập : Tính khối lượng xà phòng sản xuất được theo hiệu suất và một số bài tập khác có nội dung liên quan
 3.Thái độ 
- Có cách sử dụng dầu mở và chất béo phù hợp.
- Cẩn thận, chi tiết.
 4.Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tính toán
- Năng lực làm việc độc lập
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học và thuyết trình trước đám đông.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống/.
 5. Phương pháp dạy học
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
Phương pháp học tập hợp tác(kỹ thuật góc, khăn trải bàn, hợp tác nhóm)
Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan(kỹ thuật đặt câu hỏi bài tập)
Phương pháp nghiên cứu 
 6.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 a.Giáo viên
 SGK 12 nâng cao,bảng hướng dẫn học tập ở mỗi góc, máy tính, máy chiếu, dầu ăn, mỡ động vật, dầu bôi trơn, nước hoa, dầu chuối, giáo án, tranh ảnh...
 b. Học sinh: Đọc nội dung bài học trong SGK, tìm kiếm kiến thức liên quan.
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội
 dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1. 	Este.
2. 	Lipit 
Câu hỏi /bài tập định tính
Bài tập định lượng
-Nêu được khái niệm của este, lipit, chất béo.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử của este, chấtbéo. Gọi được
 tên một số este, chất béo
-
 Nhận diện được một số este, chất béo thông qua công thức hoặc tên gọi.
 -Nêu được tính chất vật lí, hóa học của este, chất béo.
 −Nêu được phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.
−Nêu được ứng dụng của một số este, chất béo tiêu biểu.
 Phân biệt được chất béo và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
 - Giải thích được tính tan trong nước và nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit tương ứng.
−Minh họa, chứng minh được tính chất hoá học của este no, đơn chức, chất béo bằng các phương trình hóa học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào các trường hợp giả định: ví dụ suy luận tính chất từ cấu tạo và ngược lại, đề xuất biện pháp xử lí các hiện tượng, vấn đề giả định, nhận biết, tinh chế, tách chất
- Gọi tên được các este tương tự.
- Xác định sản phẩm phản ứng.
- Vận dụng định nghĩa viết CTCT
-Tính toán: theo công thức, phương trình hóa học, theo các định luật bảo toàn.
- Tìm hiểu một số este,trong hoa quả, ứng dụng và cách bảo quản. 
- Tìm hiểu một số chất béo có trong động vật, thực vật và sử dụng an toàn, hiệu quả.
- Phân biệt được hợp chất chứa chức este với các
 chất có chứa nhóm chức khác như ancol, anđehit, phenol, axitcacboxylic,...bằng phương pháp hoá học.
- Xác định được CTCT,số CTCT của este, este đa chức, tạp chức, este vòng
- Giải được các bài tập tính chỉ số: axit, este, xà phòng hoá, hiệu suất,... 
- Giải được các bài tập
 liên quan đến phản ứng thủy phân este (xác định sản phẩm, có cấu tạo đặc
 biệt, đa chức, tạp chức,... )
- Giải được các bài tập liên quan đến phản ứng đốt cháy este, hỗn hợp este và các nhóm chức khác.
Bài tập thực hành/Thí nghiệm
Mô tả và nhận biết được các hiện tượng
 TN
- Giải thích được các hiện tượng thí
 nghiệm.
Giải thích được một số hiện tượng TN liên quan đến thực tiễn và vận dụng các tính chất để có biện pháp bảo vệ môi
 trường.
Phát hiện được một số hiện tượng trong
 thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG 1: Este (3 tiết)
1. HOẠT ĐỘNG 1 (35 phút): Khái niệm, công thức cấu tạo của este và dẫn xuất của este, danh pháp.
(PP nghiên cứu bài học)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm HS thực hiện phiếu học tập số 1 
Phiếu học tập 1
Cho hai chất sau :
CH3 – CO- OH CH3- CO- OC2H5
 	Axit axetic Etyl axetat (este)
So sánh CTCT của hai chất trên nhận xét về cấu tạo phân tử este và rút ra khái niệm este ?
Xây dựng CTCT este no đơn chức mạch hở và CTCT este dạng tổng quát? Nhận xét đặc điểm cấu tạo của este ( H linh động, liên kết trong nhóm C=O, liên kết giữa CO- OR) ?
Đề xuất cách gọi tên este ?
Nêu một số dẫn xuất của este ?
Viết công thức cấu tạo mạch hở và gọi tên các este có công thức: C4H8O2, C4H6O2
+ GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu vào giấy Ao. Các nhóm nhận xét lẫn nhau
+ GV chỉnh lý, bổ sung giúp HS hoàn thiện phiếu học tập số 1.
2. HOẠT ĐỘNG 2:(10 phút) Tính chất vật lý (Đàm thoại)
- GV yêu cầu HS báo cáo tính chất vật lí của este? Giải thích tính tan, và so sánh nhiệt độ nóng chảy với ancol và axit cacboxylic tương ứng?
- GV nhận xét và bổ sung để HS hoàn thiện tính chất vật lý của este.
3. HOẠT ĐỘNG 3(25 phút): Tính chất hóa học 
(kỹ thuật mảnh ghép)
- Nhiệm vụ nhóm chuyên sâu(10 phút):
+ Nhóm xanh: (có 5 nhóm xanh, mỗi nhóm có 4 HS)
+ Nhóm đỏ: (có 5 đỏ nhóm, mỗi nhóm có 4 HS)
- Nhóm mảnh ghép (15 phút): ( có 10 nhóm mảnh ghép; mỗi nhóm mảnh ghép gồm 2HS nhóm xanh, 2 HS nhóm đỏ)
Phiếu màu xanh: Nhiệm vụ học tập của nhóm xanh
 Nghiên cứu tính chất hóa học của nhóm chức este 
1. Nội dung thảo luận: Dựa vào đặc điểm cấu tạo nghiên cứu tính chất hóa học của nhóm chức este? Trình bày các tính chất đó và viết pthh chứng minh?
(Tính chất của nhóm chức: Phản ứng thủy phân, phản ứng khử bằng LiAlH4)
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép: Trình bày kết luận về tính chất của chức este và dẫn ra những ptth minh họa?
Phiếu màu đỏ: Nhiệm vụ học tập của nhóm đỏ
Nghiên cứu tính chất của gốc hidrocacbon của este 
1. Nội dung thảo luận: Dựa vào đặc điểm cấu tạo gốc hidrocacbon chỉ ra tính chất của gốc hidrocacbon của este? Viết pthh minh họa?
( phản ứng cộng, trùng hợp,) 
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép: Trình bày kết luận về tính chất của của gốc hidrocacbon của este và dẫn ra những ptth minh họa?
Phiếu màu trắng: Nhiệm vụ học tập của nhóm mảnh ghép
 Nghiên cứu tính chất hóa học của este 
1. Nội dunng thảo luận: Các HS chuyên sâu sẽ lần lượt trình bày về tính chất hóa học của este mà nhóm chuyên sâu của mình đã nghiên cứu. Sau đó, các nhóm mảnh ghép thảo luận để rút ra tính chất hóa học của este.
2. Hoạt động nhóm: HS hoạt động theo nhóm, GV giám sát hoạt động của nhóm và giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn, giám sát thời gian và điều khiển HS chuyển nhóm.
3. Thảo luận chung: Các nhóm mảnh ghép tổng kết về tính chất hóa học của este vào giấy A0 rồi lần lượt báo cáo kết quả theo các nội dung sau:
+ Tính chất hóa học của nhóm chức este.
+ Tính chất hóa học của gốc hidrocacbon của este. 
 GV nhận xét, đánh giá.
4. HOẠT ĐỘNG 4(10 phút): Điều chế este 
(Đàm thoại giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn)
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 HS nghiên cứu SGK và thực hiện nhiệm vụ phiếu học tập 3, ghi kết quả ra giấy Ao
Phiếu học tập số 3
Nêu phương pháp điều chế este của ancol? Phenol? Viết pthh điều chế?
- GV nhận xét và bổ sung để HS hoàn thiện các phương pháp điều chế este 
a. Este của ancol:
Dùng phản ứng este hoá giữa ancol và axit có xúc tác
H2SO4đ, to
CH3COOH + CH3OH 	 CH3COOCH3 + H2O
b. Este của phenol
HS: Viết phương trình phản ứng:
C6H5-OH + (CH3CO)2O CH3COOC6H5 + CH3COOH
 Anhidrit axetic 	phenyl axetat
5. HOẠT ĐỘNG 5 (10 phút): Củng cố 
GV dùng hệ thống câu hỏi, bài tập định tính định lượng để củng cố lại những nội dung đã nghiên cứu trong chuyên đề.( Các dạng bài tập câu hỏi trong hệ thống bài tập đã chuẩn bị)
6. HOẠT ĐỘNG 6 (45 phút): Luyện tập về este 
GV dùng hệ thống câu hỏi và bài tập yêu cầu học sinh luyện tập những nội dung đã học.
NỘI DUNG 2: LIPIT
1. HOẠT ĐỘNG 1: 5 phút
GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân
Học sinh đọc sách giáo khoa và cho biết khái niệm về lipit?
2. HOẠT ĐỘNG 2: 8 phút (kỹ thuật dạy học theo góc) chia lớp thành 6 nhóm.
Hoạt động cá nhân(3 phút)
Phiếu học tập số 1
Viết công thức cấu tạo của trieste tạo bởi glixerol và axit axetic?
Viết công thức cấu tạo thu gọn của một số axit béo? 
Nêu khái niệm và viết công thức tổng quát của chất béo?
Hoạt động nhóm(3 phút)
Học sinh chia sẻ với nhau về quá trình làm việc cá nhân của mình.
Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm(5 phút)
3. HOẠT ĐỘNG 3: 20 phút (Kĩ thuật khăn trải bàn)
Hoạt động nhóm
Học sinh nghiên cứu tính chất vật lí và tính chất hoá học của chất béo (10 phút)
Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu các nhóm báo cáo quá trình hoạt động của nhóm. (6 phút)
GV nêu các chỉ số cuả chất béo (4 phút)
4. HOẠT ĐỘNG 4: (Nghiên cứu)(5 phút)
Cho học sinh nghiên cứu về chất giặt rửa và xà phòng trang SGK 12 nâng cao.
5. HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố (7 phút)
GV cho học sinh làm bài tập củng cố.(bài tập trong bảng mô tả các mức độ)
NỘI DUNG 3: ỨNG DỤNG CỦA ESTE, LIPIT 
1. HOẠT ĐỘNG 1(15 phút): Ứng dụng... 
- Kĩ thuật khăn trải bàn 
- Hoạt động nhóm (Chia lớp thành 6 nhóm), Sử dụng giấy A0, máy chiếu...
- GV: Yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng của este, chất béo, xà phòng và chất giặt rửa?
Hoạt động cả lớp: 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo quá trình hoạt động của nhóm. (6 phút);
- GV nêu bổ sung các ứng dụng của este, lipit, xà phòng và chất giặt rửa đồng thời trình chiếu các hình ảnh liên quan.(4 phút )
- Một số ứng dụng thực tế của este như nước hoa, dầu chuối .
- Ứng dụng và cách sử dụng xà phòng, chất béo, dầu mỡ thực vật và động vật
2. HOẠT ĐỘNG 2 (30 phút): Luyện tập các dạng bài tập về chỉ số của chất béo.
- GV đưa ra các dạng bài tập về chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng và chỉ số iot (2 phút)
- Học sinh làm việc cá nhân (13 phút)
- Học sinh trình bày kết quả hoạt động cá nhân (10 phút)
- GV kết luận và củng cố (5 phút)
BÀI TẬP 4 MỨC ĐỘ
1.Mức độ biết:
Câu 1. Chất X có công thức cấu tạo sau: HCOOC2H5. Tên gọi của X là:
 A. etyl fomat B. etyl oxi anđehit C. etyl anđehit D. axit propionic
 Câu 2. Este X có công thức phân tử là C4H6O2. Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được axetanđehit. Tên gọi của X là
 A. etyl axetat 	B. vinyl propionat 	 	C. vinyl axetat 	D. metyl acrylat
Câu 3. Phát biểu không đúng là:
 A. Sản phẩm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là axit và ancol.
 B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
 C. Thủy phân etyl axetat trong dung dịch axit thì thu được axit axetic và etanol.
 D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
Câu 4. Hãy viết công thức cấu tạo của các este sau:
 a. metylaxetat 	b. etyl acrylat.
2. Mức độ hiểu:
Câu 5. Este X đơn chức mạch hở trong đó cacbon chiếm 54,54% về khối lượng. Số CTCT của X là
 A. 2 	B. 3 	C. 5	 D. 4
Câu 6. Hãy sắp xếp có giải thích ngắn gọn khả năng tan trong nước của các chất sau theo chiều tăng dần: Etyl axetat; propyl axetat; propyl propionat và ancol etylic.
Câu 7. Este X mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2. Thủy phân X trong dung dịch axit thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Z trong điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ Y. Vậy công thức cấu tạo của X là :
 A. CH3-COOCH2-CH3 	 	B. CH3CH2COOCH3 	
 C. CH3-COOCH=CH2 	 	D. HCOO-CH2-CH=CH2.
 Câu 8. Este X mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2. Thuỷ phân X trong môi trường axit thu được axit cacboxylic và xeton. Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
 A. 2 	B. 5 	C. 3 	D. 4
 Câu 9. Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X thu được glixerol và hỗn hợp hai muối của hai axit béo. Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo? 4
 Câu 10. Cho 8,8 gam etyl axetat phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch NaOH 0,4M, đun nóng . Tính khối lương chất rắn thu được sau phản ứng? 
ĐS: 3,28 gam.
Mức độ vận dụng 
Câu 11. Phản ứng điều chế este là phản ứng thuận nghịch. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng có thể thực hiện những biện pháp nào trong số các biện pháp sau:
a) Dùng dung dịch axit H2SO4 loãng làm xúc tác sẽ điện li ra nhiều H+.
b) Dùng dung dịch axit H2SO4 đặc sẽ hút được nhiều nước.
c) Lấy dư một trong hai chất đầu.
d) Làm giảm nồng độ các chất sản phẩm.
e) Làm tăng nồng độ các chất sau phản ứng.
Câu 12: Cho các hóa chất sau: axit axetic, axit fomic, metanol, etanol, axit sunfuric đặc, nước, natri hiđroxit đặc. Để điều chế este CH3COOCH3 cần dùng các hóa chất nào sau đây ?
A. axit axetic, etanol , axit sunfuric đặc	B. axit axetic, metanol, axit sunfuric đặc
C. axit fomic, metanol, nước 	 	D. axit axetic, metanol, natri hiđroxit đặc
Câu 13. Poli (metyl metacrylat) là chất dẻo nhiệt, bền, cứng, trong suốt, do đó được gọi là thủy tinh hữu cơ. Nó không bị vỡ vụn khi va chạm và bền với nhiệt. Với những tính chất ưu việt đó, poli (metyl metacrylat) được dùng làm kính máy bay, ô tô, kính trong nghiên cứu và kính xây dựng.
Hãy viết phương trình hóa học tổng hợp Poli (metyl metacrylat) từ monome tương ứng.
Câu 14. Xà phòng hóa triglixerit X thu được glixerol và hỗn hợp ba axit béo là oleic, panmitic và stearic. Viết các công thức cấu tạo của X? (ĐS :3 công thức)
Câu 15. X có công thức phân tử là C4H8O2. Đun nóng 8,8 gam X trong 100,0 ml dung dịch chứa NaOH 0,8M và KOH 0,8M. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được 13,28 gam chất rắn khan. Vậy công thức của X là:
 A. C2H5COOCH3. 	B. HCOOC3H7 	 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOC2H3
Mức độ vận dụng cao
 Câu 16. Xà phòng hóa 100,0 gam tristearin bằng KOH (hiệu suất phản ứng đạt 89%) Hãy tính khối lượng lượng xà phòng thu được sau phản ứng ? 
Đs: 96,6 gam
 Câu 17. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng tổng hợp etyl axetat từ ancol etylic và axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc). Trong các biện pháp sau đây: (1) Sau phản ứng, cho thêm dung dịch NaCl bão hoà; (2) Dùng xúc tác HCl đặc thay cho H2SO4 đặc; (3) Tăng gấp đôi lượng xúc tác H2SO4 đặc; (4) Trong quá trình phản ứng, cất sản phẩm etyl axetat ra khỏi hỗn hợp; (5) Tăng lượng ancol etylic hoặc axit axetic; nên chọn những biện pháp nào?
A. (3), (4) (5) 	 B. (4) và (5) 	C. (1), (3), (4), (5) 	D. (1), (2), (4), (5)
Câu 18. Dầu hướng dương có hàm lượng các gốc oleat (gốc của axit oleic) và gốc linoleat (gốc của axit linoleic) tới 85%, còn lại là gốc stearat và panmitat. Dầu cacao có hàm lượng gốc stearat và panmitat tới 75%, còn lại là gốc oleat và gốc linoleat. Hỏi dầu nào đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn, vì sao?
Câu 19. Dầu, mỡ ăn là các chất béo, còn dầu mỡ bôi trơn là hỗn hợp các hidrocacbon ở thể lỏng hoặc rắn. Hãy trình bày cách phân biệt hai loại dầu mỡ này.

Tài liệu đính kèm:

  • docxThanh Hoa- ESTE_LIPIT.docx