Giáo án môn Hóa học 12 - Chuyên đề: Liên kết hoá học

Cơ sở thực hiện chuyên đề:

- Theo chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa.

- Liên kết ion, liên kết CHT là hai loại liên kết cơ bản hình thành các đơn chất và hợp chất

- Liên kết hoá học là kiến thức quan trọng, có nhiều tình huống có vấn đề, các học sinh phải có sự hợp tác nhóm, phải có sự tương tác giữa các nhóm, tương tác giữa giáo viên và học sinh

- Trên cơ sở lý thuyết về LKHH học sinh giải thích được nhiều hiện tượng trong thực tế về tính chất vật lí và tính chất hoá học của các chất, trên cơ sở đó HS hiểu và giải thích được nhiều vấn đề kiến thức trong môn sinh, công nghệ, .

I. Nội dung chuyên đề :

1. Liên kết ion( 3 tiết )

- Sự hình thành ion

- Sự hình thành liên kết ion

- Tinh thể ion, tính chất vật lí chung của hợp chất ion

 

docx 29 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1927Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học 12 - Chuyên đề: Liên kết hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huynh hướng nhận thêm 1e, 2e, 3e của nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion
TQ: 
 M → Mn+ + ne
 X + me → Xm-
(n, m = 1,2,3)
* Tên gọi của ion:
- Tên của cation: gọi theo tên kim loại
VD:Na+ :cation natri 
Mg2+ : cation magie
 Al3+ : cation nhôm
- Tên anion được gọi theo tên gốc axit (trừ O2– gọi là anion oxit)
VD: F – : anion florua 
 Cl– : anion clorua 
O2– : anion oxit 
2. Ion đơn và ion đa nguyên tử:
- Ion đơn nguyên tử là ion được tạo nên từ một nguyên tử. 
Ví dụ: Li+, Mg2+, Al3+, F-, Cl-, S2-,
- Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.
Ví dụ: (NH4+), (NO-3), (SO42-), (PO43-)...
II. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ION
Xét quá trình hình thành phân tử NaCl:
 1e 
Na + Cl ®Na+ + Cl–
 Na+ + Cl–® NaCl
PTHH:
 2x1e
 2Na + Cl2® 2NaCl
ĐN : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu 
_Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
III. TINH THỂ ION
Tinh thể NaCl:
- NaCl tồn tại ở dạng tinh thể ion. Các ion Na+, Cl- được phân bố đều đặn trên các đỉnh của các hình lập phương.
2. Tính chất vật lí chung của hợp chất ion
- Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể, có tính bền vững, khó bay hơi thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao. 
- Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước , chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện.
NỘI DUNG CÁC PHIẾU HỌC TẬP
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm liên kết hóa học, quy tắc bát tử
	 Gv chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm 3-4 hs), cử nhóm trưởng và thư ký cho mỗi nhóm. Giao cho mỗi nhóm một phiếu giao việc :
Phiếu giao việc 1
Nhiệm vụ 1 : Xem lại các câu hỏi trong phiếu học tập 1 và các câu trả lời của mình
Nhiệm vụ 2 : thảo luận nhóm
 * Một số vấn đề cần thảo luận :
 - Tính kim loại, tính phi kim ?
 - Khi nào các nguyên tử nhường, nhận electron ?
 - Các nguyên tử liên kết với nhau tạo nên phần tử nào ?
 - Khi liên kết các nguyên tử có khuynh hướng đạt cấu hình của nguyên từ nguyên tố nào ? Vì sao ?
 - Khuynh hướng đó gọi là quy tắc gì ?
 HS nghiên cứu tài liệu SGK, các câu trả lời đã chuẩn bị, thảo luận nhóm
 HS thảo luận nhóm xong, GV chiếu các câu hỏi để các nhóm trả lời. Trả lời các câu hỏi sau :
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI :
Liên kết hóa học là gì ?
Tại sao các nguyên tử lại liên kết với nhau để tạo thành phân tử hay tinh thể ?
Nêu quy tắc bát tử ?
 Sau khi các nhóm thảo luận và trả lời, gv kết luận :
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử hay nhóm nguyên tử tạo nên phân tử hay tinh thể bền hơn
Khi liên kết được tạo thành giữa các nguyên tử thì năng lượng sẽ nhỏ hơn so với khi tồn tại ở dạng nguyên tử riêng biệt nên sẽ bền hơn
Theo quy tắc bát tử, các nguyên tử các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với nguyên tử nguyên tố khác để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm với 8e lớp ngoài cùng (hoặc 2e đối với heli)
Hoạt động2 : Ion, cation, anion- ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử
	Giao cho mỗi nhóm một phiếu giao việc :
Phiếu giao việc 2
Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu khái niệm ion, cation, anion, ion đơn ngyên tử, ion đa nguyên tử trong SGK. Xem lại các câu hỏi trong phiếu học tập 2 và các câu trả lời của mình
Nhiệm vụ 2 : thảo luận nhóm
 * Một số vấn đề cần thảo luận :
 - Viết cấu hình electron của nguyên tử Li, F ?
 - Khi liên kết nguyên tử Li, F có khuynh hướng gì ?
 - Tính số e, p trước và sau khi 2 nguyên tử trên nhường, nhận e?
 - Tính tổng điện tích trước và sau khi 2 nguyên tử trên nhường, nhận e?
 - Biểu diễn quá trình nhường, nhận e của các nguyên tử trên bằng kí hiệu hóa học ?
 - Tên gọi của các ion trên ?
 - Cho ví dụ và đọc tên các ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử ?
 HS nghiên cứu tài liệu SGK, các câu trả lời đã chuẩn bị, thảo luận nhóm
 HS thảo luận nhóm xong, GV chiếu các câu hỏi để các nhóm trả lời. Trả lời các câu hỏi sau :
TRẢ LỜI CÁC CẤU HỎI :
Biểu diễn quá trình hình thành ion của các nguyên tử : 3Li, 9F, 19K,20Ca, 8O, 16S, 17Cl, 13Al và đọc tên các ion đó ?
Ion, cation, anion ? Biểu diễn quá trình hình thành các ion ở dạng tổng quát ?
Cách đọc tên cation, anion ?
Khái niệm ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử ? Cho ví dụ ?
 Sau khi các nhóm thảo luận và trả lời, gv kết luận :
Ví dụ : Na → Na+ + 1e
 Mg g Mg2+ + 2e
 Al gAl3++3e
 K→ K+ + 1e
 Cl + e g Cl -
 O + 2e g O2-
 S + 2e g S2-
 N + 3e → N3-
- Khi nguyên tử hay nhóm nguyên tử nhường hay nhận electron trở thành phần tử mang điện gọi là ion
- Trong các phản ứng hoá học, để đạt được cấu hình phần bền của khí hiếm, nguyên tử của nguyên tố kim loại có khuynh hướng nhường 1e, 2e¸ 3e cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành tử mang điện dương gọi là cation; nguyên tử của nguyên tố phi kim có khuynh hướng nhận thêm 1e, 2e, 3e của nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion
TQ: M → Mn+ + ne
 X + me → Xm-
 (n, m = 1,2,3)
** Tên gọi của ion:
 - Tên của cation: gọi theo tên kim loại
VD:Na+ :cation natri 
Mg2+ : cation magie
 Al3+ : cation nhôm
 - Tên anion được gọi theo tên gốc axit (trừ O2– gọi là anion oxit)
VD: F – : anion florua 
 Cl– : anion clorua 
O2– : anion oxit
Hoạt động 3 : Liên kết ion
 Gv chiếu thí nghiệm mô phỏng phản ứng giữa Na và Cl2. Giao cho mỗi nhóm một phiếu giao việc :
Phiếu giao việc 3
Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu SGK, thí nghiệm mô phỏng. Xem lại các câu hỏi trong phiếu học tập 3 và các câu trả lời của mình
Nhiệm vụ 2 : thảo luận nhóm
 * Một số vấn đề cần thảo luận :
 - Khi liên kết các ngyên tử Na và Cl có khuynh hướng gì ?Viết quá trình hình thành ion của nguyên tử Na và Cl ?
 - Hai ion trên sẽ liên kết bằng lực nào? Biểu diễn bằng quá trình minh họa kèm theo sự di chuyển electron
 - Liên kết ion ?
 - Liên kết ion được hình thành từ các nguyên tố nào  ?
 HS nghiên cứu tài liệu SGK, các câu trả lời đã chuẩn bị, thảo luận nhóm
 HS thảo luận nhóm xong, GV chiếu các câu hỏi để các nhóm trả lời. Trả lời các câu hỏi sau :
TRẢ LỜI CÁC CẤU HỎI :
Biểu diễn quá trình hình thành phân tử NaCl có sự di chuyển e? Vì sao có sự liên kết đó ?
 Viết phương trinh hóa học của phản ứng Na + Cl2 có sự di chuyển e
Bản chất của liên kết ion?
 Sau khi các nhóm thảo luận và trả lời, gv kết luận :
Xét quá trình hình thành phân tử NaCl:
 1e 
 Na +Cl ®Na+ + Cl–
 Na+ + Cl–® NaCl
PTHH:
 2x1e
 2Na + Cl2® 2NaCl
ĐN : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu 
_Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
 Gv cho bài tập vận dụng : Biểu diễn sự hình thành liên kết trong các phân tử sau : K2O, CaCl2
Hs làm bài tập và trình bày trên bảng
Gv kết luận
Hoạt động 4: Tinh thể ion
 Giao cho mỗi nhóm một phiếu giao việc :
Phiếu giao việc 4
Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu SGK, mô hình phân tử NaCl. Xem lại các câu hỏi trong phiếu học tập 4 và các câu trả lời của mình
Nhiệm vụ 2 : thảo luận nhóm
 * Một số vấn đề cần thảo luận :
 - Phân tử NaCl có cấu tạo dạng gì?
 - Xung quanh mỗi ion có bao nhiêu ion trái dấu khác ?
 - Làm các thí nghiệm đập vỡ NaCl, nung, hòa tan trong nước, thử tính dẫn điện,
 - Rút ra kết luận từ các thí nghiệm trên ?
 - Vì sao NaCl có các tính chất trên ?
 HS nghiên cứu tài liệu SGK, các câu trả lời đã chuẩn bị, thảo luận nhóm
 HS làm thí nghiệm và thảo luận nhóm xong, GV chiếu các câu hỏi để các nhóm trả lời. Trả lời các câu hỏi sau :
TRẢ LỜI CÁC CẤU HỎI :
Mô tả tinh thể NaCl ?
Nêu các tính chất của tinh thể ion (trạng thái, tính tan, độ bền, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện,..)?
Giải thích tại sao lại có các tính chất đặc biệt trên ?
 Sau khi các nhóm thảo luận và trả lời, gv bổ sung và kết luận :
- Tinh thể NaCl có dạng lập phương, xung quanh mỗi ion Na+ hay Cl- đề có 6 ion trái dấu
- Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể, có tính bền vững, khó bay hơi thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao. (vì lực liên kết là lực hút tĩnh điện nên khó phá vỡ, cần năng lượng lớn)
- Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện.
Hoạt động 5: Hệ thống kiến thức
 Gv hệ thống kiến thức bằng sơ đồ sau :
CATION
M → Mn+ + ne
(n = 1, 2, 3)
Tên= cation+tên kim loại
Nhận electron
Nhường electron
LIÊN KẾT ION
TINH THỂ ION
NGUYÊN
 TỬ
ANION
X + me → Xm- 
(m = 1, 2, 3)
Tên= anion+tên gốc axit
Chủ đề 2 : LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
Hoạt động của Giáo viên
Phương pháp và kỹ thuật dạy học
Hoạt động của Học sinh
Phát triển năng lực
Nội dung
Hoạt động 1:
Đặt vấn đề về sự tạo thành LK CHT
- HS thảo luận nhóm
- Gv kết luận
Hoạt động 2:
Chia lớp thành 4 nhóm chuyên sâu
Nhóm xanh: nghiên cứu sự hình thành lk CHT các chất sau: H2, Cl2, SO2 
Nhóm đỏ: nghiên cứu sự hình thành lk CHT các chất sau:CO2, H2O, HCl
Nhóm tím: nghiên cứu sự hình thành lk CHT các chất sau:N2, NH3, H2S
Nhóm vàng:
nghiên cứu sự hình thành lk CHT các chất sau:CH4, HCHO, C2H4.
Nhóm mảnh ghép : sau khi các nhóm chuyên sâu thảo luận xong. Gv chia lớp thành 4 nhóm mảnh ghép.
- các nhóm mảnh ghép thảo luận xong, GV chiếu các phiếu giao việc để các nhóm trình bày kết quả thảo luân. 
- GV cho các nhóm mảnh ghép nhận xét lẫn nhau. Sau đó kết luận.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn 
+ Kĩ thuật đặt vấn đề
- Phương pháp dạy học hợp tác, kết hợp pp mảnh ghép 
- Phương pháp vấn đáp tìm tòi, đặt vấn đề:
- pp thảo luận nhóm:
+ Kỹ thuật công não
- HS nghiên cứu tài liệu SGK, các câu trả lời đã chuẩn bị, thảo luận nhóm
- Hs trả lời các câu hỏi của gv
Hoàn thành các phiếu giao việc
- HS : Viết cấu hình e các nguyên tử, suy ra khuynh hướng tạo liên kết của các nguyên tử, từ đó viết CT e, CTCT.
HS : Rút ra khái niệm về lk CHT
- HS: Nhận xét đặc điểm lk CHT trong các ví dụ trên, từ đó phân loại lk CHT
- HS nghe và ghi chép
- Năng lực phát hiện vấn đề: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử phi kim được hình thành như thế nào
- Năng lực giải quyết vấn đề: khi các nguyên tử phi kim liên kết với nhau thì phải góp chung e.
- Năng lực suy luận: dựa vào qui tắc “bát tử” để xác định số e góp chung của các nguyên tử phi kim.
- Năng luận kết luận vấn đề: khái niệm liên kết hóa học, quy tắc bát tử
- Năng lực phát hiện vấn đề: 
- Giải quyết vấn đề: 
- Năng lực tính toán: 
- Năng lực suy luận
- Năng lực ngôn ngữ hóa học: đọc tên các loại ion
- Năng lực quan sát, rút ra nhận xét
- Năng lực kết luận vấn đề
I. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị:
1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất:
a. Sự hình thành phân tử H2:
CT electron: H : H
CTCT: H – H 
.b. Sự hình thành phân tử nitơ:
2s22p3 2s22p6
CT electron: 
CTCT: N º N
2. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử khác nhau.
a. sự tạo thành liên kết trong phân tử hidroclorua (HCl)
CT electron:
CTCT: H – Cl 
b. Sự hình thành phân tử khí cacbon đioxit (CO2):
CT electron: 
CTCT: O = C = O
3. khái niệm :
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
- Cách biểu diễn : 
LKCHT có cực và không phân cực:
- LKCHT không cực: cặp e chung không bị lệch về phía nào.
Ví dụ : Cl – Cl ; H – H ; NN
- LKCHT có cực : cặp e chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
 Ví dụ: H –Cl ; O=C=O
- Liên kết cho – nhận: là lk CHT mà cặp e chung chỉ do 1 nguyên tử góp vào.
Ví dụ : O=SàO
4. Đặc điểm các chất có liên kết cộng hóa trị:
- Độ bền: lk ba > lk đôi > lk đơn
- Các chất phân cực tan nhiều trong dung môi phân cực, chất không phân cực dễ tan trong dung môi không phân cực.
- Các chất có liên kết cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
II. Độ âm điện và liên kết hóa học:
Hiệu độ âm điện (
Loại liên kết
 0 £ Dc £ 0,4
0,4 £ Dc £ 1,7
Dc ³1,7
Cộng hóa trị không cực
Cộng hóa trị có cực
Ion
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHỦ ĐỀ
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
LIÊN KẾT ION
Câu hỏi/bài tập định tính
(trắc nghiệm, tự luận)
- Xác định được số e hoá trị, cách biểu diễn.
- HS nêu được khái niệm liên kết hoá học, liên kết ion, cation, anion, tinh thể ion
- Xác định được ion mà nguyên tử tạo thành
- Xác định được hợp chất nào có liên kết ion hay hợp chất nào là hợp chất ion
- Viết được quá trình hình thành cation, anion, liên kết ion trong hợp chất đơn giản cụ thể
Câu hỏi/bài tập định lượng
(trắc nghiệm, tự luận)
- Tính được số e, số p, số n trong ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử
- Học sinh làm được các bài tập xác định cấu hình nguyên tử khi biết cấu hình của ion và ngược lại
- Giải bài tập xác định loai liên kết dựa vào cấu hình e e của nguyên tử, của ion
- Giải bài tập xác định loại liên kết dựa vào cấu tạo hạt của nguyên tử, của ion và các công thức oxit, hợp chất khí với hidro
Câu hỏi/bài tập gắn với thực hành thí nghiệm
- Mô tả được TN 
- Quá trình hình thành liên kết trong phân tử muối NaCl,
- Viết được quá trình hình thành cation, anion, liên kết ion trong các phản ứng
LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
Câu hỏi/bài tập định tính
(trắc nghiệm, tự luận)
- HS nêu được khái niệm liên kết CHT, liên kết CHT không phân cực, LK CHT phân cực, Lk cho nhận.
- Nắm được đặc điểm lk CHT
- Biểu diễn được CT e, CTCT của các chất đơn giản
- Biểu diễn được CT e, CTCT của các chất như SO2; HCHO, C2H2
- Biểu diễn được CT e, CTCT của các chất phức tạp như CO; NO2, C2H4O2, H2SO4, HNO3.
Câu hỏi/bài tập định lượng
(trắc nghiệm, tự luận)
- Xác định loại liên kết dựa vào hiệu độ âm điện
Xác định loại liên kết trong một hợp chất
Câu hỏi/ bài tập minh hoạ theo các mức độ mô tả.
I. KIÊN KẾT ION:
* Mức độ nhận biết.
Câu 1: Liên kết ion là liên kết được hình thành:
A. Bởi cặp e chung giữa hai nguyên tử
B. Bởi cặp e chung giữa hai nguyên tử kim loại
C. Bởi cặp e chung giữa một kim loại điển hình và một phi kim điển hình
D. Do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
Câu 2: Câu nào sau đây mô tả đúng nhất về tính chất nguyên tử của nguyên tố kim loại :
A. Nhận electron tạo thành ion âm . 	B. Nhận electron tạo thành ion dương . 
C. Nhường electron tạo thành ion âm . 	D. Nhường electron tạo thành ion dương 
Câu 3: Phát biểu sau không đúng:
A. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự góp chung electron.
B. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do sự cho, nhận electron.
C. Liên kết ion là liên kết giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện lớn hơn 1,7.
D. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. 
Câu 4: Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để trở thành :
Ion dương có nhiều proton hơn .	B. Ion dương có số proton không thay đổi .
C. Ion âm có nhiều proton hơn .	D. Ion âm có số proton không thay đổi .
Câu 5: Muối ăn là chất rắn màu trắng chứa trong túi nhựa là :
các phân tử NaCl.
các ion Na+ và Cl– .
các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl– được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh .
các tinh thể hình lập phương : các ion Na+ và Cl– được phân bố luân phiên đều đặn thành từng phân tử riêng rẽ.
Câu 6: Ion nào sau đây có 32 electron :
	A. CO32- 	B. SO42-
	C. NH4+	D. NO3-
Câu 7: Ion nào có tổng số proton là 48 ?
	A. NH4+	B. SO32-
 	C. SO42- 	D. Sn2+.
Câu 8 : Chọn định nghĩa đúng về ion ?
Phần tử mang điện .	B. Nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện.
C. Hạt vi mô mang điện (+) hay (–) .	D. Phân tử bị mất hay nhận thêm electron.
Câu 9 : Ion dương được hình thành khi :
Nguyên tử nhường electron.	B. Nguyên tử nhận thêm electron.
C. Nguyên tử nhường proton. 	D. Nguyên tử nhận thêm proton.
Câu 10: Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F– . Tìm câu khẳng định sai .
A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau .	B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau.
C. 3 ion trên có số electron bằng nhau 	D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.
Câu 11: Trong các pư hóa học , ngtử kim loại có khuynh hướng :
A. Nhận thêm electron.	
B. Nhường bớt electron.
C. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng pư cụ thể.	
D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 12:  Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi :
A. Sự góp chung các electron độc thân.	
B. Sự cho – nhận cặp electron hóa trị.
C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.	
D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do. 
Câu 13: Chọn phát biểu sai về ion :
A. Ion là phần tử mang điện.	B. Ion âm gọi là cation , ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn ngtử và ion đa nguyên tử.	D. Ion được hình thành khi ngtử 
 nhường hay nhận electron.
Câu 14 : Cho tinh thể các chất sau : iot, than chì, nước đá và muối ăn. Tinh thể ion là tinh thể :
A. iot B. than chì C. muối ăn D. nước đá.
Câu 15 : Chỉ ra nội dung sai về tính chất chung của hợp chất ion :
A. Khó nóng chảy , khó bay hơi.	B. Tồn tại dạng tinh thể , tan nhiều trong nước.
C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện.	D. Các hợp chất ion đều khá rắn.
Câu 16: Xác định số p , n , e trong các nguyên tử và ion sau :
 a) H+ , Ar , Cl– , Fe2+
 b) Ca2+ , S2– , Al3+
Câu 17: Tính số hạt electron trong các ion sau : NO3– ; SO42– ; CO32– ; NH4+ ; OH–.
* Mức độ thông hiểu.
Câu 1: Các chất trong phân tử có liên kết ion là
	A. K2S, NaCl, NaOH, PH3.	B. Na2SO4, K2S, NH4Cl.
	C. Na2SO4, K2S, H2S, SO2.	D. H2O, K2S, KCl, Na2O.
Câu 2: Cation M2+ có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Cấu hình electron của nguyên tử M là
	A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
	C 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4	D. 1s2 2s2 2p6 3s2 
Câu 3: Nguyên tử X có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Cấu hình electron của ion X- là:
	A. 1s2 2s2 2p6 3s2 	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
	C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4	D. 1s2 2s2 2p6 
Câu 4: Nguyên tử nhôm có 3 electron hoá trị. Kiểu liên kết hoá học nào được hình thành khi nguyên tử này liên kết với 3 nguyên tử flo:
A. Liên kết kim loại.	B. Liên kết cộng hoá trị có cực.
C. Liên kết cộng hcá trị không cực.	D. Liên kết ion.
Câu 5: Cho các nguyên tố sau: A (Z=9), B (Z=16), C (Z=12). Ion của chúng là:
A2+, B+, C2-	B. A-, B2-, C2+	
C. C. A2+, B+, C2+	D. A+, B2+, C2-	
Câu 6: Cặp chất nào sau đây chỉ chứa liên kết ion:
A. KCl và H2O	B. AlCl3 và K2O	C. K2SO4 và NaNO3	D. SO2 và KCl
Câu 7: Liên kết trong phân tử CaCl2 thuộc về liên kết:
A. Cho- nhận	B. Ion 	C. Cộng hóa trị	 D. Cộng hóa trị phân cực.
Câu 8: Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion ?
	A. NH4Cl ; OF2 ; H2S.	B. CO2 ; Cl2 ; CCl4 .
	C. BF3 ; AlF3 ; CH4.	D. I2 ; CaO ; CaCl2.
Câu 9 : Cho các chất : NH3 (I) ;NaCl (II) ; K2S (III); CH4 (IV) ; MgO (V) ; PH3 (VI). Liên kết ion được
hình thành trong chất nào ? 
A. I, II. 	B. IV, V, VI. 	C. II, III, V . 	D. II, III, IV 
Câu 10 : Nguyên tử oxi có cấu hình electron là: 1s22s22p4. Sau khi tạo liên kết , nó có cấu hình là :
	A. 1s22s22p2 	B. 1s22s22p43s2.
	C. 1s22s22p6 .	D. 1s22s22p63s2.
Câu 11 : Trong dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là :
	A. Na2O , SiO2 , P2O5 .	B. MgO, Al2O3 , P2O5
	C. Na2O, MgO, Al2O3 .	D. SO3, Cl2O3 , Na2O .
Câu 12: Cho các hợp chất: NH3, H2O , K2S, MgCl2, Na2O CH4, Chất có liên kết ion là:
 	 A. NH3, H2O , K2S, MgCl2 	 B. K2S, MgCl2, Na2O CH4
 	C. NH3, H2O , Na2O CH4	D. K2S, MgCl2, Na2O 
Câu 13: Phân tử KF có kiểu liên kết :
A. CHT B. CHT phân cực 	C. ion 	 D. cho–nhận.
Câu 14: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do :
Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh .
Obitan nguyên tử của Na và Cl xen phủ lẫn nhau .
Mỗi nguyên tử nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hú nhau.
Nguyên tử natri nhường 1 electron trở thành ion dương, nguyên tử clo nhận 1 electron trở thành ion âm, 2 ion này hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo phân tử NaCl.
Câu 15: Chọn câu đúng nhất.
 Trong pư hóa học , ngtử Na không hình thành được :
A. ion Na.	 	B. cation Na.	
C. anion Na.	D. ion đơn ngtử Na.
Câu 16 : Trong pư : 2Na + Cl2 → 2NaCl , có sự hình thành :
A. cation Natri và Clorua.	B. anion Natri và cation Clorua.
C. anion Natri và Clorua.	D. cation Natri và anion Clorua.
Câu 17: Khi Na và Cl tác dụng với nhau tạo hợp chất hóa học thì :
Năng lượng được giải phóng và tạo liên kết ion.
Năng lượng được giải phóng và tạo liên kết cộng hóa trị.
Năng lượng được hấp thụ và tạo liên kết ion.
Năng lượng được hấp thụ và tạo liên kết cộng hóa trị
Câu 18: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do :
A. hai hạt nhân ngtử hút electron rất mạnh.
B. mỗi ngtử Na , Cl góp chung 1 electron.
C. mỗi ngtử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.
D. Na → Na+ + 1e ; Cl + 1e→ Cl– ; Na+ + Cl– → NaCl.
Câu 19: Nguyên tố Canxi có số hiệu nguyên tử là 20. Khi Canxi tham gia phản ứng tạo hợp chất ion. Cấu hình electron của ion Canxi là:
A. 1s22s22p63s23p64s1.	B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s23p6.	D. 1s22s22p63s23p63d10
Câu 20: Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6.
a) Viết cấu hình electron ngtử M. Cho biết vị trí của M trong HTTH. Gọi tên M.
b) Anion X3– có cấu hình electron giống của cation M2+, X là nguyên tố nào ? 
* Mức độ vận dụng:
Câu 1 : Cho 2 nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản như sau : 1s22s1 và 1s22s22p5 . Hai nguyên tử này kết hợp nhau bằng loại liên kết gì để tạo thành hợp chất ?
Liên kết cộng hóa trị có cực.	B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không có cực.	D. Liên kết kim loại.
Câu 2: Viết phương trình tạo thành các ion từ các ngtử tương ứng: Fe2+; Fe3+; K+; N3–; O2–; Cl–; S2–; Al3+; P3. Tính số hạt cơ bản trong từng ion , giải thích về số điện tích của mỗi ion. Nêu tên khí hiếm có cấu hình giống với cấu hình các ion thuộc nguyên tố nhóm A.
Câu 3: Viết phương trình phản ứng có sự di chuyển electron khi : 
a) Kali tác dụng với khí clo. 	 b) Magie tác dụng với khí oxy.
c) Natri tác dụng với lưu huỳnh. d) Nhôm tác dụng với khí oxy.
e) Canxi tác dụng với lưu huỳnh. f) Magie tác dụng với khí clo.
Câu 4: Viết cấu hình của các ion tạo nên từ các nguyên tố sau và nêu tên kh

Tài liệu đính kèm:

  • docxQuang Ngai- LIÊN KẾT HOÁ HỌC.docx