Giáo án môn Hóa học 12 - Tính chất của kim loại dãy điện hoá của kim loại (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

 Kiến thức

Hiểu được:

 Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối).

 Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.

 Kĩ năng

 Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .

 Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại.

 Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.

 Thái độ

 Kích thích sự hứng thú với bộ môn.

 Phát huy khả năng tư của học sinh.

 

docx 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3463Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 12 - Tính chất của kim loại dãy điện hoá của kim loại (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Hiểu được:
Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối).
Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
Kĩ năng 
 Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .
Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại.
Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
Thái độ
Kích thích sự hứng thú với bộ môn.
Phát huy khả năng tư của học sinh.
B. Trọng tâm
- Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó
II. CHUẨN BỊ: 
III. PHƯƠNG PHÁP: 
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy chọn những từ (cụm từ) thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau
 1.nhôm; 2.bền; 3.nhẹ; 4.nhiệt độ nóng chảy; 5.dây điện; 6.đồ trang sức.
1. Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có . cao 
2. Bạc, vàng được dùng làm vì có ánh kim rất đẹp.
3. Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do .. và  
4. Đồng và nhôm được dùng làm  là do dẫn điện tốt.
5. được dùng làm vật dụng nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV : Ở bài “ Vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại” chúng ta có nhắc tới : Trong một chu kì đi từ trái sang phải thì so với phim kim,kim loại có : 
+BKNT : tương đối lớn.
+ĐTHN : Nhỏ.
+Số electron hóa trị : Ít.
+ Lực hút hạt nhân đối với electron hóa trị : Yếu.
GV hỏi: Các electron hoá trị có dễ tách ra khỏi nguyên tử kim loại hay không ?
GV hỏi: Vậy các electron hoá trị dễ tách ra khỏi nguyên tử kim loại thì nguyên tử kim loại dễ nhường hay nhận electron? Từ đó, tính chất hoá học chung của kim loại là gì ?
GV : Vậy kim loại thể hiện tính khử như thế nào thì chúng ta cùng nhau chứng minh điều đó thông qua các phản ứng hóa học sau đây.
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
Hoạt động 2
GV : Biểu diễn thí nghiệm “sợi dây sắt cháy trong lọ clo” sau đó yêu cầu học sinh nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học.
GV : Yêu cầu học sinh viết các phương trình phản ứng : Al + Cl2 , Fe + Cl2, Cu + Cl2.
GV : Từ các phương trình trên yêu cầu HS nhận xét về phản ứng của kim loại với Clo.
GV lưu ý : Kim loại tác dụng với Clo kim loại thể hiện tính oxi hóa cao nhất.
GV : Biểu diễn thí nghiệm “ sợi dậy Mg cháy trong lọ Oxi” sau đó yêu cầu học sinh nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học.
GV : Yêu cầu học sinh xác định số oxi của các chất từ đó nêu vai trò của các chất trong phản ứng.Từ đó giáo viên sẽ thông báo cho học sinh rằng đã chứng minh kim loại có tính khử.
GV : Yêu cầu học sinh viết các phương trình phản ứng : Al + O2 , Fe + O2.
GV : Từ các phương trình trên yêu cầu HS nhận xét về phản ứng của kim loại với Oxi.
GV lưu ý : 
GV : Yêu cầu học sinh viết các phương trình phản ứng : Fe + S , Hg + S.
GV : Từ các phương trình trên yêu cầu HS nhận xét về phản ứng của kim loại với Oxi.
GV lưu ý : xảy ra ngay ở nhiệt độ thường.Liên hệ thực tế : Thủy ngân là chất lỏng dễ bay hơi và rất độc.Trong cuộc sống chúng ta thường hay sử dụng nhiệt kế thủy ngân đễ đo nhiệt độ cơ thể.Vậy nếu chẳng may,chúng ta làm vỡ nhiệt kế thì chúng ta hãy dùng bột lưu huỳnh phủ lên bề mặt của thủy ngân,sau đó mang chất đó lên các cơ sở khoa học để xử lý.
GV : Yêu cầu HS hãy so sánh sự thay đổi số oxi hóa trước và sau của Fe trong các phản ứng với Cl2, O2 và S.Từ đó kết luận về sự nhường electron cỉa Fe sau đó nhân rộng ra đối với kim loại.
1. Tác dụng với phi kim : Kim loại khử phi kim (Cl2, O2, S) thành ion âm, kim loại bị oxi hóa thành ion dương.
a) Tác dụng với clo
- Hầu hết các kim loại tác dụng trưc tiếp với Clo tạo ra muối clorua.
b) Tác dụng với oxi
Hầu hết các kim loại có thể khử oxi từ số oxi hóa 0 xuống số oxi hóa -2.
c) Tác dụng với lưu huỳnh
Với Hg xảy ra ở nhiệt độ thường, các kim loại cần đun nóng.
v GV yêu cầu HS viết PTHH của kim loại Fe với dung dịch HCl, nhận xét về số oxi hoá của Fe trong muối thu được.
v GV thông báo Cu cũng như các kim loại khác có thể khử N+5 và S+6 trong HNO3 và H2SO4 loãng về các mức oxi hoá thấp hơn.
v HS viết các PTHH của phản ứng.
2. Tác dụng với dung dịch axit
a) Dung dịch HCl, H2SO4 loãng
b) Dung dịch HNO3, H2SO4 đặc: Phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)
v GV thông báo về khả năng phản ứng với nước của các kim loại ở nhiệt độ thường và yêu cầu HS viết PTHH của phản ứng giữa Na và Ca với nước.
v GV thông bào một số kim loại tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao như Mg, Fe,
3. Tác dụng với nước
 - Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại nhóm IA và IIA (trừ Be, Mg) khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường. 
 - Các kim loại có tính khử trung bình chỉ khử nước ở nhiệt độ cao (Fe, Zn,). Các kim loại còn lại không khử được H2O.
v GV yêu cầu HS viết PTHH khi cho Fe tác dụng với dd CuSO4 ở dạng phân tử và ion thu gọn. Xác định vai trò của các chât trong phản ứng trên.
v HS nêu điều kiện của phản ứng (kim loại mạnh không tác dụng với nước và muối tan).
4. Tác dụng với dung dịch muối: Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
V. CỦNG CỐ:
 1. Tính chất hoá học cơ bản của kim loại là gì và vì sao kim loại có những tính chất đó ?
 2. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Hãy giới thiệu phương pháp hoá học đơn giản để có thể loại được tạp chất. Giải thích việc làm và viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn.
VI. DẶN DÒ
1. Bài tập về nhà: 2, 3, 4, 5 trang 88-89 (SGK).
2. Xem trước nội dung DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Hiểu được:
Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối).
Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
Kĩ năng 
 Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .
Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại.
Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
Thái độ
Kích thích sự hứng thú với bộ môn.
Phát huy khả năng tư của học sinh.
B. Trọng tâm
- Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó
II. CHUẨN BỊ: Hệ thống câu hỏi về dãy điện hóa của kim loại
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV thông báo về cặp oxi hoá – khử của kim loại: Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo thành cặp oxi hoá – khử của kim loại.
v GV ?: Cách viết các cặp oxi hoá – khử của kim loại có điểm gì giống nhau ?
III – ĐÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI 
1. Cặp oxi hoá – khử của kim loại 
Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá – khử của kim loại.
Thí dụ: Cặp oxi hoá – khử Ag+/Ag; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe
Hoạt động 2
v GV lưu ý HS trước khi so sánh tính chất của hai cặp oxi hoá – khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag là phản ứng 
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag chỉ xảy ra theo 1 chiều.
v GV dẫn dắt HS so sánh để có được kết quả như bên.
2. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá – khử
Thí dụ: So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá – khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag.
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag
Kết luận: Tính khử: Cu > Ag
 Tính oxi hoá: Ag+ > Cu2+
Hoạt động 3: GV giới thiệu dãy điện hoá của kim loại và lưu ý HS đây là dãy chứa những cặp oxi hoá – khử thông dụng, ngoài những cặp oxi hoá – khử này ra vẫn còn có những cặp khác.
3. Dãy điện hoá của kim loại 
Hoạt động 4: 
v GV giới thiệu ý nghĩa dãy điện hoá của kim loại và quy tắc .
v HS vận dụng quy tắc để xét chiều của phản ứng oxi hoá – khử.
4. Ý nghĩa dãy điện hoá của kim loại 
Dự đoán chiều của phản ứng oxi hoá – khử theo quy tắc a: Phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Thí dụ: Phản ứng giữa hai cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hoá Fe tạo ra ion Fe2+ và Cu.
Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu
Tổng quát: Giả sử có 2 cặp oxi hoá – khử Xx+/X và Yy+/Y (cặp Xx+/X đứng trước cặp Yy+/Y).
Phương trình phản ứng: 
Yy+ + X ® Xx+ + Y
V. CỦNG CỐ
 1. Dựa vào dãy điện hoá của kim loại hãy cho biết:
	- Kim loại nào dễ bị oxi hoá nhất ?
	- Kim loại nào có tính khử yếu nhất ?
	- Ion kim loại nào có tính oxi hoá mạnh nhất.
	- Ion kim loại nào khó bị khử nhất.
 2. 
 a) Hãy cho biết vị trí của cặp Mn2+/Mn trong dãy điện hoá. Biết rằng ion H+ oxi hoá được Mn. Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng.
 b) Có thể dự đoán được điều gì xảy ra khi nhúng là Mn vào các dung dịch muối: AgNO3, MnSO4, CuSO4. Nếu có, hãy viết phương trình ion rút gọn của phản ứng.
 3. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá – khử sau: Cu2+/Cu và Ag+/Ag; Sn2+/Sn và Fe2+/Fe.
 4. Kim loại đồng có tan được trong dung dịch FeCl3 hay không, biết trong dãy điện hoá cặp Cu2+/Cu đứng trước cặp Fe3+/Fe. Nếu có, viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng.
 5. Hãy sắp xếp theo chiều giảm tính khử và chiều tăng tính oxi hoá của các nguyên tử và ion trong hai trường hợp sau đây:
a) Fe, Fe2+, Fe3+, Zn, Zn2+, Ni, Ni2+, H, H+, Hg, Hg2+, Ag, Ag+
b) Cl, Cl-, Br, Br-, F, F-, I, I-.
VI. DẶN DÒ
 1. Bài tập về nhà: 6,7 trang 89 (SGK).
 2. Xem trước bài HỢP KIM

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_18_Tinh_chat_cua_kim_loai_Day_dien_hoa_cua_kim_loai.docx