I .MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
- HS hiểu:
+ Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất ban đầu phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp xuất cao hoặc chất xúc tác
+ Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra
PHẢN ỨNG HÓA HỌC Bài:13 – Tiết : 18 Tuần: 09 I .MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác - HS hiểu: + Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất ban đầu phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp xuất cao hoặc chất xúc tác + Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra 2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra - HS thực hiện thành thạo: + Viết được phương trình phản ứng hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học + Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành) 3. Thái độ: - Thĩi quen: Hứng thú học tập bộ môn hoá học - Tính cách: Rèn tính cẩn thận, biết giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh II .NỘI DUNG HỌC TẬP: - Khái niệm về phản ứng hóa học (sự biến đổi chất và sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử). - Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. III .CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ H 2.5: sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí Hiđrô và khí oxi tạo ra nước - Bảng phụ ghi sẵn bài luyện tập 1 - Phiếu học tập bài luyện tập 2 2. Học sinh + Chuẩn bị bài 13/48Sgk “Phản ứng hóa học” + Đọc thật kĩ phần: Định nghĩa của phản ứng hóa học Diễn biến của phản ứng hóa học 4 .TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: - Điểm danh: 8A1 8A2 8A3 8A4 2. Kiểm tra miệng: - Giáo viên tổ chức trò chơi: TÔI LÀ HIỆN TƯỢNG GÌ? Khi được đun nóng lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra chất sắt (II) sunfua. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường Khi bị nung nóng đường phân hủy thành nước và than. - Giáo viên nêu từng câu hỏi, gọi học sinh trả lời. Sau đó hỏi: ? Hiện tượng vật lí là gì ? Hiện tượng hoá học là gì - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, giáo viên tuyên dương học sinh học tốt - Dựa vào trò chơi giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới ĐÁP ÁN: Hiện tượng hóa học Hiện tượng vật lí Hiện tượng vật lí Hiện tượng hóa học - Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu - Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 (2 phút) :Giới thiệu bài: Các em đã biết, chất có thể biến đổi thành chất khác, Quá trình đó gọi là gì? Trong đó có gì thay đổi, khi nào thì xảy ra, dựa vào đâu mà biết được Hoạt động 2 (15 phút): - GV thuyết trình: quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học - Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng - Chất mới sinh ra gọi là chất tạo thành hay còn gọi là sản phẩm - GV giới thiệu phương trình chữ của bài tập trò chơi đã sửa trên bảng Lưu huỳnh + sắt Sắt (II) sunfua (chất tham gia) (sản phẩm) Đường Nước + than (chất tham gia) (sản phẩm) - Giữa các chất tham gia và sản phẩm là dấu - GV giới thiệu: Các quá trình cháy của một chất trong không khí thường là tác dụng của chất đó với oxi ( có trong không khí) - GV giới thiệu cách đọc phương trình chữ + Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra chất sắt (II) sunfua + Đường phân hủy thành than và nước - GV yêu cầu HS làm bài tập Bài luyện tập 1: Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hóa học? Viết các phương trình chữ của các phản ứng hoá học. Đốt cồn (rượu etylic) trong không khí, tạo ra khí cacbonic và nước. Chế biến gỗ thành giấy, bàn ghế. Đốt bột nhôm trong không khí, tạo ra nhôm ôxít Điện phân nước, ta thu được khí hiđrô và khí ôxi. - GV yêu cầu cả lớp chọn hiện tượng nào là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hóa học? - Sau đó giáo viên yêu cầu các nhóm hoạt động (nhóm 4 học sinh) viết phương trình chữ của các hiện tượng hóa học vào bảng nhóm trong vòng 2 phút Nhóm 1, 2, 3 câu a Nhóm 4, 5, 6 câu c Nhóm 7, 8 câu d - Giáo viên yêu cầu các nhóm đính bài lên bảng. - GV hương dẫn HS ghi điều kiện của các phản ứng lên dấu à - GV gọi HS đọc phương trình chữ a. Rượu etylic có tác dụng với oxi tạo ra khí cacbonic và nước b. Nhôm phản ứng với oxi tạo ra nhôm oxit c. Điện phân nước, thu được khí hiđrô và khí ôxi. Hoạt động 3 (10 phút): - GV yêu cầu HS quan sát H 2.5/48 sgk - GV nêu hệ thống câu hỏi sau Trước phản ứng (H.a) có những phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau? Trong phản ứng (H.b) các nguyên tử nào liên kết với nhau? So sánh số nguyên tử hiđro và oxi trong phản ứng b và trước phản ứng a? Em hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về sau phản ứng c có các phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau? Em hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về: + Số nguyên tử mỗi loại? + Liên kết trong phân tử? - GV bổ sung: Vậy các nguyên tử được bảo toàn à Từ các nhận xét trên, các em hãy rút ra kết luận về bản chất của phản ứng hoá học? I/ Định nghĩa: - Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác + Chất phản ứng (hay chất tham gia) là chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng. + Sản phẩm là chất mới sinh ra. - Phương trình chữ của phản ứng hĩa học Tên các chất phản ứng tên các sản phẩm Ví dụ: (Sgk/48) Bài luyện tập 1: - Hiện tượng vật lí là: b - Hiện tượng hoá học: a, c, d Phương trình chữ a.Rượu etylic +oxi (chất tham gia) Cacbonic + nước (sản phẩm) b. Nhôm + oxi Nhôm oxit (chất tham gia) (sản phẩm) c.Nước điện phân hidrô + oxi (chất tham gia) (sản phẩm) II. Diễn biến phản ứng hoá học: Ví dụ: (Sgk/48; 49) - Có 2 phân tử hiđrô và 1 phân tử oxi. + 2 nguyên tử hiđrô liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử hiđrô. + 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử oxi. - Trong phản ứng các nguyên tử chưa liên kết với nhau. - Số nguyên tử oxi và hiđrô ớ b bằng số nguyên tử hiđrô và oxi ở a. - Sau phản ứng có các phân tử nước (H2O) được tạo thành. - Trong đó: 1 nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hiđrô. - Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. - Số nguyên tử mỗi loại không thay đổi. Kết luận: - Trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 4. Tổng kết: - GV yêu cầu nhắc lại nội dung chính của bài bằng hệ thống câu hỏi: Định nghĩa phản ứng hoá học? Diễn biến của phản ứng hoá học? Khi chất phản ứng thì hạt vi mô nào thay đổi? - GV yêu cầu HS điền vào phiếu học tập Bài luyện tập số 2: Hồn thành các câu sau đây với đầy đủ các từ (cụm từ) thích hợp ‘’. . . là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là . . . còn . . . mới sinh ra la ø. . . Trong quá trình phản ứng . . . giảm dần, còn . . . tăng dần” - GV gọi 1 HS lên bảng làm - GV gọi HS nhận xét, GV chấm điểm - HS trả lời - Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác - Trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. - Khi chất phản ứng các hạt phân tử phản ứng (thay đổi) (Nếu là đơn chất kim loại thì nguyên tử phản ứng) Đáp án bài số 2: “Phản ứng hóa học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia), còn chất mới sinh ra là sản phẩm. Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia giảm dần, còn lượng sản phẩm tăng dần”. Nếu còn thời gian cho học sinh làm thêm bài tập sau: Bài tập: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa kim loại Kẽm (Zn) và axit clohiđric (HCl) tạo ra kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđrô (H2)như sau: Zn Cl H Cl Zn Cl Cl Cl H H H Viết phương trình chữ của phản ứng trên Chọn những từ và cụm từ thích hợp, rồi điền vào chỗ trống trong 2 câu sau: Mỗi phản ứng xảy ra với một .và hai .. Sau phản ứng tạo ra một .. và một . Đáp án: a. Phương trình chữ của phản ứng Kẽm + Axitclohiđric à Kẽm clorua + Khí Hiđrô b. Mỗi phản ứng xảy ra với một nguyên tử kẽm và hai phân tử axitclohiđric .Sau phản ứng tạo ra một phân tử kẽm clorua và một phân tử hiđrô. - GV gọi học sinh lên bảng làm, học sinh còn lại làm vào vở bài tập. - GV nhận xét và chấm điểm. 5. Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: + Về học kĩ phần định nghĩa phản ứng hóa học; Diễn biến của phản ứng hóa học + Làm bài tập 3, 4/50 Sgk + Làm bài số 13.3, 13.4/45 vở bài tập + Đọc thêm trang 51 Sgk - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài 13/48Sgk “Phản ứng hóa học” + Chuẩn bị đọc trước và tìm hiểu xem: Khi nào phản ứng hoá học xảy ra? Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? + Tiết sau học tại phòng bộ môn V. PHỤ LỤC: Họ và tên HS: Lớp:8A PHIẾU HỌC TẬP TIẾT 18 MƠN HĨA HỌC 8 ĐIỂM Hồn thành các câu sau đây với đầy đủ các từ (cụm từ) thích hợp ‘’.................................................... là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là ............................................................................ còn .................... mới sinh ra là ................................................................ Trong quá trình phản ứng ............................................................... giảm dần, cịn ............................................... tăng dần.”
Tài liệu đính kèm: