Giáo án môn Hóa học 8 - Bài 18: Mol

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết và phát biểu đúng các khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của các khí; biết được ở đktc (0oC, 1 atm) thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.

2. Kĩ năng:

- Học sinh tính được khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử của các chất.

- Tính được thể tích các chất khí ở đktc khi biết số mol.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

- Rèn luyện cho học sinh tính chính xác, cẩn thận khi tính toán.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Bài 18: Mol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 30/10/2014
Tiết 26 Ngày dạy: 04/11/2014
CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
BÀI 18: MOL 
MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Kiến thức:
- Học sinh biết và phát biểu đúng các khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của các khí; biết được ở đktc (0oC, 1 atm) thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.
Kĩ năng:
- Học sinh tính được khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử của các chất.
- Tính được thể tích các chất khí ở đktc khi biết số mol.
Thái độ:
- Học sinh yêu thích môn học.
- Rèn luyện cho học sinh tính chính xác, cẩn thận khi tính toán.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ.
Học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài trước ở nhà.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Đàm thoại, trực quan, làm việc nhóm, tìm hiểu SGK.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình giảng dạy
Bài mới:
GV đặt vấn đề: 
Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử là vô cùng nhỏ bé, không thể cân , đo, đếm được. Vậy làm thế nào để biết được khối lượng và thể tích các chất trước và sau phản ứng? Để thực hiện được mục đích này , các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho các hạt vi mô , đó là mol. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm này.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mol (15’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi 
- HS: Thực hiện
- GV: Đưa các vd về lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử (phân tử) của chất đó, lượng chất này chính là mol. 
? Định nghĩa mol là gì?
- HS: Trả lời
- GV: Nêu khái niệm mol
 Con số 6.1023 được làm tròn từ số 6,02204.1023 gọi là số Avogađro, ký hiệu là N.
- HS: Lắng nghe, ghi bài
- GV: Lấy VD
+ 1 mol nguyên tử đồng có chứa 6.1023 (N) nguyên tử đồng.
+ 1 mol phân tử khí O2 có chứa 6.1023 (N) phân tử oxi.
? 3 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?
- HS:
- GV: Giới thiệu tiểu sử về nhà bác học Avogađro.
 ? Yêu cầu HS làm bài tập vận dụng
? Bt 1: Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ trống
Câu a. 1,5 mol nguyên tử Al có chứa  Al 
 A. N nguyên tử C. 1,5N nguyên tử 
 B. 1,5.1023 nguyên tử D. 7,5.1023 nguyên tử 
Câu b. 0,05 mol phân tử nước có chứa 
A. 0,05 .1023 phân tử H2O C. 0,75.1023 phân tử H2O 
B. 0,3.1023 phân tử H2O D. 0,3.1023 nguyên tử H2O 
- HS: Làm bài, trả lời
- GV: Nhận xét
? Bt 2: 
Câu a. Hãy phân biệt 2 cách viết sau?
 1 mol H
 1 mol H2
Câu b. So sánh số nguyên tử có trong 1 mol nguyên tử sắt và 1 mol nguyên tử đồng?
- HS: Thảo luận nhóm, đại diện trả lời
- GV: Nhận xét
I. Mol là gì?
- Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Số 6.1023 được gọi là số Avogađro, kí hiệu là N.
- VD:
+ 1 mol nguyên tử đồng có chứa 6.1023 (N) nguyên tử đồng.
+ 1 mol phân tử khí oxi có chứa 6.1023 (N) phân tử oxi.
+ 3 mol nguyên tử sắt có chứa 18.1023 (3N) nguyên tử sắt.
Bài tập 1:
Câu a. 1,5 mol nguyên tử Al có chứa .Al 
Đáp án: C. 1,5N nguyên tử 
Câu b. 0,05 mol phân tử nước có chứa 
Đáp án: B. 0,3.1023 phân tử H2O
Bài tập 2:
Câu a:
- 1 mol H: 1 mol nguyên tử hidro
- 1 mol H2: 1 mol phân tử hidro
Câu b: 
- Số nguyên tử có trong 1 mol nguyên tử sắt bằng số nguyên tử có trong 1 mol nguyên tử đồng và bằng 6.1023.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khối lượng mol (13’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Khối lượng của N nguyên tử sắt = 56 g " khối lượng mol nguyên tử sắt = 56 g.
Khối lượng của N phân tử nước = 18 g " khối lượng mol phân tử nước = 18 g.
? Dựa vào SGK, hãy cho biết khối lượng mol của một chất là gì?
- HS: Trả lời 
- GV: Nêu định nghĩa khối lượng mol của một chất
 ? HS nhắc lại định nghĩa NTK, PTK đã học
- HS:
- GV: Cho HS hoạt động nhóm điền giá trị NTK (PTK) và khối lượng mol của các chất trong bảng
NTK (PTK) của chất 
KLM của chất
NTK của H =
MH =
PTK của O2 =
MO2 =
PTK của H2O =
MH2O =
? Nhận xét gì về khối lượng mol với các giá trị NTK, PTK ?
- HS: Hoạt động nhóm, làm vào bảng phụ
- GV: Nhận xét, tổng kết vấn đề
? HS cho VD
? So sánh khối lượng1 mol nguyên tử sắt và khối lượng 1 mol nguyên tử đồng?
- HS: Khối lượng của 1 mol nguyên tử đồng nặng hơn
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập vận dụng
? Hãy phân biệt 2 cách viết sau và tính khối lượng mol của các chất đó.
 MN
 MN2 
- HS: làm bài, trả lời
II. Khối lượng mol là gì?
- Khối lượng mol (kí hiệu M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng số trị với NTK hay PTK của chất đó.
VD:
+ KLM nguyên tử Na: MNa = 23 g 
+ KLM phân tử HCl: MHCl = 36,5 g
Bài tập vận dụng:
- MN: khối lượng mol nguyên tử nitơ
- MN2: khối lượng mol phân tử nitơ
- MN = 14 g
- MN2 = 28 g
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thể tích mol của chất khí (11’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Cho HS quan sát hình
? Cho biết số phân tử có trong 1 mol các chất khí đó?
? Dựa vào SGK cho biết thể tích mol của chất khí là gì?
- HS:
- GV: Nêu định nghĩa thể tích mol của chất khí
HS nhắc lại định nghĩa
? Quan sát hình và nhận xét thể tích mol của các chất khí trong cùng điền kiện to và P?
- HS: Bằng nhau
- GV: Ở đktc (00, 1atm ) thì thể tích mol các khí đều bằng nhau và bằng 22,4 lit.
? HS cho VD
- GV: Cho HS làm bài tập vận dụng
? Tìm thể tích ở đktc của: 
 A. 0,25 mol phân tử O2
 B. 1,5 mol phân tử N2
 C. 1,75 mol phân tử H2
HS: Thảo luận nhóm, đại diện trả lời
GV: Nhận xét, đánh giá
III. Thể tích mol của chất khí là gì?
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó.
- Ở đktc (00, 1atm ), thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.
VD: Ở đktc:
+ Thể tích của 1 mol phân tử khí O2 = 22,4 lít
+ Thể tích của 2 mol phân tử khí H2 = 44,8 lít
Bài tập vận dụng:
- Ở đktc:
 VO2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít 
 VN2 = 1,5.22,4 = 33,6 lít
 VH2 = 1,75.22,4 = 39,2 lít
Củng cố: (1’)
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy để củng cố lại nội dung bài học.
Trò chơi: (3’)
Dặn dò: (1’)
- Về nhà các em học bài.
- Làm bài tập 1,2,3,4/65 SGK.
- Xem trước bài 19.
Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_18_Mol.docx