Giáo án môn Hóa học 8 - Bài 28: Không khí – Sự cháy (tiết 2)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày được định nghĩa sự cháy và sự oxi hóa chậm, điều kiện phát sinh sự cháy.

- Phân biệt được sự cháy và sự oxi hóa

- Giải thích được các hiện tượng có trong tự nhiên.

2. Kỹ năng:

- So sánh được sự khác nhau và giống nhau giữa sự chay và sự oxi hóa chậm.

- Đề ra được các biện pháp để dập tắt sự cháy.

- Tính dược thể tích khí oxi trong các bài tập khác nhau.

3. Thái độ:

- Tìm hiểu các hiện tượng xung quanh và giải thích được các hiện tượng đó.

II. Phương tiện và phương pháp dạy học

1. Phương tiện dạy học:

- Bảng phụ so sánh sự giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm.

2. Phương pháp dạy học

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1363Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Bài 28: Không khí – Sự cháy (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo
Ngày soạn: 9-1-2018
Bài 28: Không khí – sự cháy ( tiết 2) 
I. Mục tiêu
Kiến thức:
Trình bày được định nghĩa sự cháy và sự oxi hóa chậm, điều kiện phát sinh sự cháy.
Phân biệt được sự cháy và sự oxi hóa 
Giải thích được các hiện tượng có trong tự nhiên. 
Kỹ năng:
So sánh được sự khác nhau và giống nhau giữa sự chay và sự oxi hóa chậm.
Đề ra được các biện pháp để dập tắt sự cháy.
Tính dược thể tích khí oxi trong các bài tập khác nhau.
Thái độ:
Tìm hiểu các hiện tượng xung quanh và giải thích được các hiện tượng đó.
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học:
Bảng phụ so sánh sự giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm.
Phương pháp dạy học
Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.
III. Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p)
Kiểm tra bài cũ (5p)
Gọi 1HS trình bày thành phần của không khí và làm bài tập 7/SGK.
 Hướng dẫn giải:
Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nito, 21% khí oxi, 1% các khí khác ( khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm,...)
Bài tập 7/SGk:
a, Thể tích không khí một người dùng trong một ngày đêm là:
 Vkk = 0.5 × 24 = 12 (m3)
b, Một giờ một người cần thể tích khí oxi: 
 VO2 = 0.5 × 21100= 0.105 (m3)
 Thể tích khí oxi cần dùng trong một ngày đêm: 
 VO2 = 0.1053× 24 = 0.84 (m3)
Bài mới
Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về thành phần của không khí và các biện pháp bảo vệ không khí tránh ô nhiễm. Tiết này chúng ta cùng tìm hiểu về sự cháy và sự oxi hóa chậm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm (25p)
1. Sự cháy.
- Thông báo: các phản ứng của lưu huỳnh, photpho với oxi có kèm theo sự tỏa nhiệt và phát sáng được gọi là sự cháy → Yêu cầu HS nêu định nghĩa sự cháy.
- Yều cầu HS lấy một vài ví dụ về sự cháy.
- Yêu cầu HS so sánh sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi.
2. Sự oxi hóa chậm.
- GV lấy VD về sự oxi hóa chậm:
 +, Sắt để lâu trong không khí bị gỉ tạo thành sắt oxit.
 +, Xác động thực vật để lâu trong không khí bị thối rữa.
- Yêu cầu HS cho biết sự oxi hóa chậm là gì?
- Yêu cầu HS lấy thêm một vài ví dụ về sự oxi hóa chậm.
- GV bổ sung: trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.
- GV giới thiệu: trong các nhà máy, người ta tránh chất đống giẻ lau có dính dầu mỡ để phòng sự tự bốc cháy → Yêu cầu HS giải thích tại sao.
3. Điều kiện phát sinh và biện pháp để dập tắt sự cháy.
- GV gợi ý: Cồn, gỗ, than để trong không khí sẽ không tự bốc cháy, muốn cháy được ta phải có điều kiện gì?
+, Hay nói cách khác để cồn, than, gỗ có thể cháy được ta phải đưa chúng nóng đến nhiệt độ mà chúng có thể cháy. 
- Khi ta nhóm bếp than, nếu ta đóng cửa lò, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? 
+, Vậy điều kiện để duy trì sự cháy là gì?
- Yêu cầu HS nêu các điều kiện để phát sinh và duy trì sự cháy.
- GV: Vậy muốn đập tắt sự cháy ta có những biện pháp nào?
- Trong thực tế, người ta thường có biện pháp gì để dập tắt sự cháy?
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- gaz cháy, đốt than,...
- Giống: đều tác dụng với khí oxi trong không khí ( sự oxi hóa)
- Khác: sự oxi hóa trong không khí xảy ra chậm hơn trong oxi vì trong không khí VO2 ít, diện tích tiếp xúc của chất cháy với oxi ít nên phản ứng diễn ra chậm hơn.
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- Nhôm, gang, thép để lâu trong không khí dần biến thành oxit sắt. 
- Vì dầu mỡ là chất hữu cơ rất dễ cháy. Khi chất giẻ lau thành đống thì khả năng mà dầu mỡ tiếp xúc với oxi trong không khí càng lớn do đó sự tự bốc cháy là rất cao và có thê gây nổ.
- Phải đốt cháy các vật đó.
- Nếu ta đóng cửa lò thì bếp than sẽ cháy chậm lại và tắt vì thiếu oxi.
- Phải có đủ oxi cho sự cháy.
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ oxi cho sự cháy.
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với oxi (không khí)
- Phun nước
- Phun khí CO2
- Phủ cát lên đám cháy
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
1. Sự cháy.
- Định nghĩa: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
VD: S + O2t0SO2
 P+ O2t0 P2O5
2. Sự oxi hóa chậm.
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
VD: nhôm, gang, thép để lâu trong không khí dần biến thành oxit sắt.
- Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự tự cháy, đó là sự tự bốc cháy.
3. Điều kiện phát sinh và biện pháp để dập tắt sự cháy.
- Điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy:
+, Chất phải nongd đến nhiệt độ cháy.
+, Phải có đủ oxi cho sự cháy.
- Để dập tắt sự cháy có thể thực hiện các biện pháp sau:
+, Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
+, Cách li chất cháy với oxi (không khí)
IV. Luyện tập 
 Bài 4/ SGK:
Sự cháy
Sự oxi hóa chậm
Giống nhau
Đều là sự oxi hóa và có tỏa nhiệt
Khác nhau
Phát sáng
Không phát sáng
 Bài áp dụng: Tại sao người ta không dùng CO2 để dập tắt các đám cháy kim loại mạnh như Na, K, Mg,...?
 Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta thường dùng khí CO2. Tuy nhiên một số đám cháy có các kim  loại mạnh thì CO2 không những không dập tắt mà làm cho lửa cháy thêm gây thiệt hại nghiêm trọng
Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2. 
Thí dụ :
 2Mg  +  CO2  →   2MgO  +  C
Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:
 C  +  O2  →   CO2
 Bài 6/SGK:
 Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm  hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 28 Khong khi Su chay_12254348.docx