Tiết Bài 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIDRO (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được tính chất vật lý và tính chất hóa học của hidro ( tác dụng với oxi ).
- Viết được PTHH của hidro với các chất.
- Giải thích được hiện tượng thí nghiệm.
2. Kỹ năng:
- Tính tỉ khối của hidro với không khí từ đó nêu tính chất của hidro.
- Tính được khối lượng của nước khi biết thể tích của hidro và oxi.
3. Thái độ:
- Chăm chú nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
1. Phương tiện dạy học:
- Hình ảnh lọ khí chứa khí hidro.
- Video thí nghiệm hidro tác dụng với oxi.
Người soạn: Nguyễn Thị Thảo Ngày soạn: 17-1-2018 Tiết Bài 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIDRO (tiết 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày được tính chất vật lý và tính chất hóa học của hidro ( tác dụng với oxi ). - Viết được PTHH của hidro với các chất. - Giải thích được hiện tượng thí nghiệm. 2. Kỹ năng: - Tính tỉ khối của hidro với không khí từ đó nêu tính chất của hidro. - Tính được khối lượng của nước khi biết thể tích của hidro và oxi. 3. Thái độ: - Chăm chú nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài. II. Phương pháp và phương tiện dạy học. 1. Phương tiện dạy học: - Hình ảnh lọ khí chứa khí hidro. - Video thí nghiệm hidro tác dụng với oxi. 2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan: Video thí nghiệm hidro tác dụng với oxi và hình ảnh khí hidro. - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại. - Phương pháp làm việc nhóm. III. Tiến trình bài dạy. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p) 2. Bài mới: Ở chương trước chúng ta đã được tìm hiểu về khí Oxi – một khí rất phổ biến và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống. Đến chương này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về một nguyên tố cũng khá phổ biến đó là Hiđro . Vậy Hiđro có những tính chất gì? Nó có lợi ích gì cho chúng ta? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ở chương 5: Hiđro – nước. Bài 31: Tính chất - ứng dụng của hidro. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - Yêu cầu HS nhắc lại Kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của hidro. - GV: Trong tự nhiên Hidro không tồn tại dưới dạng nguyên tử mà tồn tại ở dạng phân tử. Yêu cầu HS cho biết CTPT và PTK của hidro. I. Tính chất vật lý. - Cho HS quan sát ảnh lọ chứa khí hidro. Yêu cầu HS cho biết màu sắc, trạng thái của hidro. - GV thông báo: Ngoài ra, khí hidro còn không mùi, không vị. - Cầm dây buộc quả bóng bay đã được bơm khí hidro rồi thả nhẹ, yêu cầu HS nhận xét hiện tượng xảy ra với quả bóng bay. - Quả bóng bay bay lên chứng tỏ điều gì? - Yêu cầu HS tính tỉ khối của hidro so với không khí từ đó rút ra nhận xét hidro nặng hay nhẹ hơn không khí. - GV: Và khí hidro là khí nhẹ nhất trong các chất khí. - GV: 1 lít nước ở 15℃ hòa tan được 20ml khí hidro. Vậy khí hidro tan nhiều hay ít trong nước? II. Tính chất hóa học. 1. Tác dụng với oxi. - Cho HS đọc thí nghiệm trong SGK/105 sau đó nêu dụng cụ hóa chất của thí nghiệm. - GV mô tả cho HS cách tiến hành thí nghiệm: +, Nhỏ từ từ dung dịch axit clohidric vào lọ chứa sẵn kẽm hạt. Khi đó khí hidro thoát ra theo ống dẫn khí. +, Để khí hidro thoát ra một thời gian rồi châm lửa ở đầu ống dẫn khí => Yêu cầu HS quan sát ngọn lửa hidro đang cháy. +, Đưa ngọn lửa hidro đang cháy vào lọ chưa khí oxi => Yêu cầu HS tiếp tục quan sát ngọn lửa hidro đang cháy. - Cho HS xem video thí nghiệm hidro tác dụng với oxi rồi cho biết hiện tượng quan sát được. - Yêu cầu HS viết PTHH. - Yêu cầu HS nêu kết luận về sự tác dụng của Hidro với oxi. - GV chú ý: Hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗ hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh với tỉ lệ VH2: VO2= 2:1 theo đúng tỉ lệ của PTHH trên. - Chia lớp làm 4 nhóm, phát phiếu học tập cùng thảo luận các câu hỏi sau trong vòng 7 phút: +, Tại sao phải thử độ tinh khiết của khí hidro? +, Tại sao hỗn hợp khí Hidro và khí oxi khi cháy lại gây tiếng nổ? +, Nếu đốt cháy dòng khí Hidro ngay đầu ống dẫn khí (dù ở trong lọ oxi hay ngoài không khí) cũng không gây tiếng nổ mạnh, vì sao? +, Làm thế nào để biết khí hidro đã tinh khiết? +, Muốn thu được khí hidro tinh khiết phải làm thế nào? - KHHH: H NTK: 1 - CTPT: H2 PTK: 2 - hidro là chất khí, không màu. - Quả bóng bay bay lên cao. - Chứng tỏ hidro nhẹ hơn không khí. - dH2/kk=229 Nên khí hidro nhẹ hơn không khí và nhẹ hơn không khí khoảng 15 lần. - Hidro tan rất ít trong nước. - Đọc thí nghiệm - Dụng cụ: Phễu nhỏ giọt, bình thu khí, ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí, bật lửa, đèn cồn. - Hóa chất: kẽm hạt, dung dịch axit HCl, lọ đựng khí oxi. - - Đốt hidro ở đầu ống dẫn khí thấy khí hidro cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. Úp ngược cốc thủy tinh vào thấy trong cốc xuất hiện những giọt nước. - Đưa ngọn lửa Hidro đang cháy vào lọ chứa khí oxi thấy ngọn lửa cháy mạnh hơn, xuất hiện những giọt nước trên thành lọ. 2H2+ O2t02H2O - Khi có nhiệt độ, Hidro phản ứng với oxi tạo thành nước. - Thử độ tinh khiết của khí hidro để tránh sự tác dụng của hidro với oxi gây nổ mạnh. - Vì các phân tử Hidro và Oxi tiếp xúc với nhau. Khi có nhiệt độ chúng lập tức phản ứng với nhau tạo nước. Mà phản ứng này tỏa nhiều nhiệt làm cho nước tạo thành bị dãn nở đột ngột gây chấn động không khí và gây nổ mạnh. - Hỗn hợp gây nổ manh với tỉ lệ về thể tích VH2: VO2= 2:1. Nếu đốt cháy dòng khí Hidro ngay đầu ống dẫn khí (dù ở trong lọ oxi hay ngoài không khí) cũng không gây tiếng nổ mạnh vì không có tỉ lệ này. - Thu khí hidro vào ống nghiệm nhỏ rồi đốt ở miệng ống nghiệm. Nếu H2 tinh khiết thì chỉ nghe thấy tiếng nổ nhỏ, nếu H2 có lẫn O2 (hay không khí) tiếng nổ mạnh. - Để thu được H2 tinh khiết , lúc đàu phải cho luồng khí H2 thoát ra ngoài để cuốn hết không khí có sẵn trong thiết bị rồi mới thu được H2 tinh khiết. I. Tính chất vật lý. - Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị. - Hidro nhẹ hơn không khí (dH2/kk=229) , là khí nhẹ nhất trong các chất khí. - Khí hidro tan rất ít trong nước. II. Tính chất hóa học. 1. Tác dụng với oxi. Thí nghiệm: -Dụng cụ, hóa chất (SGK) - Hiện tượng: +, Đốt hidro ở đầu ống dẫn khí thấy khí hidro cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. Úp ngược cốc thủy tinh vào thấy trong cốc xuất hiện những giọt nước. +, Đưa ngọn lửa Hidro đang cháy vào lọ chứa khí oxi thấy ngọn lửa cháy mạnh hơn, xuất hiện những giọt nước trên thành lọ. - PTHH: 2H2+ O2t02H2O - Kết luận: Khi có nhiệt độ, Hidro phản ứng với oxi tạo thành nước. - Chú ý: Hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗ hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh với tỉ lệ VH2: VO2= 2:1 theo đúng tỉ lệ của PTHH trên. IV. Củng cố. (1p) Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa được học. V. Luyện tập (5p). Làm bài tập 6/SGK trang 109. PTPƯ: 2H2 + O2 → 2H2O nH2=8.422.4= 0.375 (mol) nO2=2.822.4=0.125(mol) Ta có tỉ lệ: nH22> nO21 => O2 phản ứng hết, H2 phản ứng còn dư. Số mol các chất tính theo số mol O2. Theo PTHH ta có: nH2O=2 nO2 = 0.125 × 2 = 0.25 (mol) mH2O=0.25 × 18 = 4.5 (g) Có 3 bình đựng riêng các khí sau: khí oxi, khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi lọ. Giải thích và viết PTPƯ (nếu có). +, Cho các khí trên qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 , khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2. PTPƯ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O +, Còn 2 khí O2 và H2. Đưa tàn đóm đỏ vào miệng bình, khí nào làm tàn đóm đỏ bùng cháy là khí O2, khí còn lại là H2.
Tài liệu đính kèm: