Giáo án môn Hóa học 8 - Bài 4: Nguyên tử

I) Mục tiêu :

1. Kiến thức : - Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm.

 - Biết số protron = số electron trong 1 nguyên tử.

2. Kỹ năng : - Quan sát, tưởng tượng.

 - Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, O, Na).

3. Thái độ : - Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao.

4. Trọng tâm : - Cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron.

 - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơ tron.

II) Chuẩn bị :

1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án .

- Sơ đồ nguyên tử của 1 số nguyên tố : Hiđro , Oxi , Natri .

2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài .

- Phân tích các hình vẽ ở sgk (Sơ đồ nguyên tử của 1 số nguyên tố : Hiđro , Oxi , Natri ) .

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Bài 4: Nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Ngày soạn: 04/09/2015 
Tiết PPCT: 05 Ngày dạy : 08/09/2015 
BÀI 4 : NGUYÊN TỬ
I) Mục tiêu :
1. Kiến thức : - Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm.
 - Biết số protron = số electron trong 1 nguyên tử. 
2. Kỹ năng : - Quan sát, tưởng tượng.
 - Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, O, Na).
3. Thái độ : - Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao.
4. Trọng tâm : - Cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron.
 - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơ tron.
II) Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án . 
- Sơ đồ nguyên tử của 1 số nguyên tố : Hiđro , Oxi , Natri .
2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài .
- Phân tích các hình vẽ ở sgk (Sơ đồ nguyên tử của 1 số nguyên tố : Hiđro , Oxi , Natri ) .
III) Tiến trình dạy học : 
1. Ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 1 phút ) 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới: 
a) Mở bài: Theo em nguyên tử là gì , Nó có cấu tạo như thế nào?Để biết điều này chúng ta cùng nghiên cứu bài " nguyên tử " (2 phút)
b) Phát triển bài: 
Hoạt động I : Nghiên cứu nguyên tử là gì ( 12 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Cho học sinh nghiên cứu SGK. 
+ Em hãy cho biết các chất được cấu tạo như thế nào ? 
+ Những hạt nhỏ đó được gọi là nguyên tử , vậy nguyên tử có cấu tạo như thế nào? - Cho lớp nhận xét, đánh giá , giáo viên bổ sung và kết luận . 
 - Trả lời câu hỏi. + Các chất được cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ , trung hòa về điện ( nguyên tử ) . - Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi theo nhóm. 
+ Nguyên tử có cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi các electron mang điện tích âm. 
*) Tiểu kết : - Khái niệm về nguyên tử .
+ Là những hạt vô cùng nhỏ , trung hòa về điện .
 Hoạt động II : Nghiên cứu cấu tạo hạt nhân nguyên tử. (13 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK . +Từ đó cho biết cấu tạo hạt nhân nguyên tử ? - Nhận xét, đánh giá, kết luận . 
Giáo viên cung cấp thông tin .
( Những nguyên tử cùng loại thì có cùng số p trong hạt nhân ) . 
+ Em hãy nhận xét sơ đồ cấu tạo nguyên tử hiđro, oxi, Natri. 
- Nhận xét số hạt e và số hạt p trong nguyên tử. ( Trong nguyên tử mn = mp , me <<mn;mp ) + Em có nhận xét gì về khối lượng nguyên tử so với khối lượng hạt nhân. - Cho cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi proton và
nơtron.
a.Hạt prôton;
- Kí hiệu : p.
- Điện tích: +1.
- Khối lượng: 1,6726.10-24 g.
b.Hạt nơtron.
- Kí hiệu :n.
- Không mang điện.
- Khối lượng: 1,6748.10-24g.
+ Hiđro : Số e = số p = 1 + Oxi : Số e = số p =8 + Natri : Số e = số p =11 - Vậy trong nguyên tử số hạt e = số hạt p 
- Nhận xét: Khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng hạt nhân. 
*) Tiểu kết : - Hạt nhân nguyên tử . 
+ Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt nơtron(n) khơng mang điện và các hạt proton (p) mang điện tích dương .
+ Những nguyên tử cùng loại thì có cùng số p trong hạt nhân . (Số e = số p) 
+ Khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng hạt nhân . (Trong nguyên tử mn = mp , me <<mn , mp )
Hoạt động III : Luyện tập. ( 9 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mô hình nguyên tử Heli, cacbon, nhôm, canxi ở SGK trang16 xác định số p, số e trong nguyên tử?
- Học sinh trả lời:
Heli: 2p, 2e Cacbon: 6p , 6e
Nhôm: 13p, 13e Canxi:20p, 20e
* Kết luận : - Giáo viên cần hệ thống lại 1 số nội dung chính cần lĩnh hội .
4. Củng cố : ( 4 phút ) - Giáo viên đặt câu hỏi : 
+ Vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng của nguyên tử ? 
 - Hướng củng cố bài : 
+ Trong nguyên tử khối lượng các (e) vơ cùng nhỏ , ( gần bằng 0,0005 lần khối lượng của p) vì vậy khối lượng hạt nhân có thể coi gần bằng khối lượng của nguyên tử . ( KL p + KL n )
( Khối lượng của p và n có cùng khối lượng gần bằng : 1,6726*10-24 (g) ) .
 * Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm . 
+ Khoanh tròn vào ý đúng trong câu sau . 
Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau , do nhờ có loại hạt nào ? 
a) Electron . b) Proton . c) Nơtron . d) Proton và Nơtron .
 Đáp án : a 
5. Dặn dò : ( 2 phút ) - Học kỹ lại bài , làm bài tập ( 1;2;3;4;5 SGK trang 15;16 ) , hướng dẫn học sinh học bài ở nhà . 
- Nghiên cứu trước bài " Nguyên tố hóa học". Hãy cho biết nguyên tố hóa học là gì, có bao nhiêu nguyên tố hóa học ?
Tuần:3 Ngày soạn: 06/09/2015 
Tiết PPCT: 06 Ngày dạy : 11/09/2015 
BÀI 5 : NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I) Mục tiêu : 
1. Kiến thức : - Hiểu được nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số P trong hạt nhân.
- Biết được kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố.
2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng viết kí hiệu hóa học, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích tổng hợp giải thích vấn đề.
3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài .
4. Trọng tâm : - Khái niệm về nguyên tố hóa học và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học.
II) Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án . 
- Bảng phóng to “ 1 số nguyên tố hóa học ” ( bảng 1 trang 42 và bảng hệ thống tuần hoàn ) 
- Tranh vẽ : “ tỉ lệ % về thành phần khối lượng của các nguyên tố trong vỏ trái đất . 
2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài mới , tìm hiểu trước bảng 42 . 
III) Tiến trình dạy học : 
1. Ổn định tổ chức : - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học. ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
1HS: Em hãy nêu cấu tạo của nguyên tử? Vì sao nói nguyên tử trung hoà về điện?
Đáp án: - Cấu tạo:
+ 1 hạt nhân mang điện tích dương.
+ Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron (mang điện tích âm).
- Vì trong nguyên tử số p bằng số e, làm cho điện tích nguyên tử bằng 0.
3. Bài mới:
a)Mở bài: Trên nhãn hộp sữa có ghi hàm lượng can xi cao, thực ra phải nói trong thành 
phần sữa có nguyên tố hóa học Canxi. Bài này giúp các em một số hiểu biết về nguyên tố hoá học.
(2 phút) 
b) Phát triển bài: 
 Hoạt động I : Nghiên cứu nguyên tố hoá học là gì (21 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh nghiên cứu SGK. 
+ Em hãy cho biết nguyên tố hoá học là gì? ( Vậy số (p) trong hạt nhân là số đặc trưng cho mỗi nguyên tố .) Vì mỗi (p) mang một điện tích dương, nên khi biêt số điện tích hạt nhân ta cũng tính được số (p) . + Vậy em nào phát biểu lại định nghĩa về nguyên tố hoá học theo cách khác. 
- GV sử dụng bảng 1 Tr /43.
? Hãy đọc tên những nguyên tử có số Proton là 8; 13; 20.
? Hãy nêu số Proton có trong hạt nhân của nguyên tử Magiê, Photpho, Brom?. 
+ Để thống nhất tên gọi trên toàn thế giới và viết tên nguyên tố hoá học ngắn gọn người ta đã dùng kí hiệu hoá học. 
-Vậy kí hiệu hoá học của nguyên tố được viết như thế nào ? + Kí hiệu nguyên tố còn được coi là biểu diễn 1 nguyên tử. + Vậy em hãy cho biết 2 nguyên tử hiđro, 3 nguyên tử đồng, 7 nguyên tử nhôm được kí hiệu như thế nào ? 
- GV lưu ý học sinh: Kí hiệu hóa học của nguyên tố còn chỉ một nguyên tử nguyên tố đó.
Ví dụ: 3Ca: Ba nguyên tử Canxi
 5N: Năm nguyên tử Nitơ
1) Định nghĩa : 
- Trả lời câu hỏi theo nghiên cứu của cá nhân. + Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong nguyên tử. 
- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi theo nhóm. 
+ ( Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng điện tích hạt nhân.) 
- HS xem bảng và trả lời .
+ Nguyên tử có số P là 8; 13; 20 là Oxi, nhôm, canxi.
+ Số P có trong hạt nhân của nguyên tử Magiê, Photpho, Brom là 12; 15; 35.
2. Kí hiệu hoá học. - Nghiên cứu SGK trả lời. 
+ Nguyên tố hoá học được kí hiệu bao gồm một hoặc hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu được quy ước viết bằng chữ in hoa. 
+ Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. - 2H, 3Cu, 7Al.
*) Tiểu kết : - Nguyên tố hoá học là gì ? 
+ Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số ( p) trong nguyên tử. + Nguyên tố hoá học được kí hiệu bao gồm một hoặc hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu được quy ước viết bằng chữ in hoa. 
 4. Củng cố. ( 15 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS làm bài tập 1, 3 SGK trang 20. 
- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung. 
 - Hoạt động cá nhân làm bài tập. BT1: a-....nguyên tử.. -....nguyên tử.. -....nguyên tố.... -....nguyên tố.... b-....proton.. -....những nguyên tử.. -nguyên tố hoá học.... 
+ BT 3: a) (2C) nghĩa là 2 nguyên tử cacbon. (3Ca) nghĩa là ba nguyên tử canxi (5O) nghĩa là 5 nguyên tử oxi. b)3N, 7Ca, 4Na. 
* Kết luận T1 : - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội .
5. Dặn dò : ( 2 phút ) -Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài 4 “ tiếp theo nguyên tố hóa học ”
 - Bài tập : Làm bài tập 2/8 SGK trang 20 SGK.
+ Câu D đúng. Vì nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET_56.doc