Tiết 3
Bài 7: TÍNH THEO CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xác định được thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi viết công thức hóa học; tính được tỉ lệ về số mol nguyên tử tỉ về khối lượng giữa các nguyên tố trong hợp chất.
- Xác định được công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
- Xác định được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hóa học cụ thể.
- Tính được lượng chất tham gia phản ứng khi biết lượng sản phẩm tạo ra, hoặc ngược lại tính được lượng sản phẩm tạo ra khi biết lượng các chất tham gia phản ứng.
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng tính toán
- Hình thức cho học sinh kỹ năng tính toán dựa theo phương trình
3. Về thái độ
- Hứng thú, có tinh thần say mê học tập
- Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
Thông qua các hoạt động hình thành kiến thức cơ bản, hoạt động luyện tập vận dụng góp phần hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sang tạo.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực tính toán.
GIÁO ÁN BÀI DẠY THEO NCBH Lớp 7: môn KHTN (Hóa học) Ngày soạn: 12/10/2017 Ngày dạy: 16/10/2017 Tiết 3 Bài 7: TÍNH THEO CÔNG THỨC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định được thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi viết công thức hóa học; tính được tỉ lệ về số mol nguyên tử tỉ về khối lượng giữa các nguyên tố trong hợp chất. - Xác định được công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất. - Xác định được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hóa học cụ thể. - Tính được lượng chất tham gia phản ứng khi biết lượng sản phẩm tạo ra, hoặc ngược lại tính được lượng sản phẩm tạo ra khi biết lượng các chất tham gia phản ứng. 2. Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng tính toán - Hình thức cho học sinh kỹ năng tính toán dựa theo phương trình 3. Về thái độ - Hứng thú, có tinh thần say mê học tập - Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức 4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. Thông qua các hoạt động hình thành kiến thức cơ bản, hoạt động luyện tập vận dụng góp phần hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sang tạo. - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ GV: - Kế hoạch dạy học, phiếu học tập, bảng phụ. - Máy tính, máy chiếu, video tác hại của thuốc lá. HS: - Ôn lại và ghi nhớ phương pháp giải bài tập đã học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Chia nhóm học tập - Lớp có 31 học sinh, chia lớp thành 4 nhóm. - Danh sách HS trong mỗi nhóm. - Phát đồ dung học tập cho các nhóm. - Thực hiện theo sự chia nhóm của GV - Ổn định vị trí nhóm - Nhận đồ dung học tập của nhóm mình B: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ của giáo viên HĐ của HS -GV chiếu bài tập lên màn chiếu, phiếu học tập 1. BT: Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra khí sunfurơ (SO2). Đây là một chất khí độc, có mùi hắc, gây ho và là một trong các khí gây ra hiện tượng mưa axít. a.Viết phương thình hóa học của phản ứng xẩy ra. b. Tính thể tích khí SO2 tạo ra và thể tích không khí cần dung để đốt cháy hết 3,2 gam lưu huỳnh (Biết các thể tích khí đo ở đktc; trong không khí chiếm 20% về thể tích). - Yêu cầu các nhóm thảo luận giải bài tập. kết quả của nhóm nghi trong bảng phụ. - Yêu cầu các nhóm treo kết quả lên góc học tập của nhóm mình - Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. - Các nhóm thảo luận làm bài tập vào bảng phụ. - Các nhóm treo kết quả. - Các nhóm quan sát kết quả của các nhóm khá so sánh với nhóm mình. Nhận xét. Các nhóm nhận xét thống nhất kết quả (GV hỗ trợ nếu cần). PHIẾU HỌC TẬP 1. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra khí sunfurơ (SO2). Đây là một chất khí độc, có mùi hắc, gây ho và là một trong các khí gây ra hiện tượng mưa axít. a.Viết phương thình hóa học của phản ứng xẩy ra. b. Tính thể tích khí SO2 tạo ra và thể tích không khí cần dung để đốt cháy hết 3,2 gam lưu huỳnh (Biết các thể tích khí đo ở đktc; trong không khí chiếm 20% về thể tích). Bài giải (Tham khảo) a) Phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy lưu huỳnh: S + O2 → SO2 (1) b) ns = 3,232=0,1 (mol) S + O2 → SO2 Theo phản ứng : 1 mol 1 mol 1 mol Vậy: 0,1mol 0,1mol 0,1mol VSO2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (lít) VO2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (lit) Do O2 chiếm 20% (1/5) thể tích không khí ⇒ thể tích không khí cần dùng gấp 5 lần thể tích O2 cần dùng. Vậy thể tích không khí cần dùng là : 2,24 . 5 = 11,2 (lít). GV: cung cấp thêm thông tin cho HS về SO2 là một trong các chất chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit: Trong khí thải công nghiệp của một số nhà máy, hoặc khi đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch có lẫn tạp chất chứa lưu huỳnh (xăng, dầu, khí đốt, than đá), hoặc trong quá trình phân huỷ rác thải... đều có khả năng sinh ra khí SO2. Khi gặp các gốc tự do hoặc các vết kim loại nặng trong không khí, khí SO2 sẽ kết hợp với O2 không khí để tạo thành SO3, SO3 kết hợp với nước mưa tạo ra axit H2SO4 gây ra hiện tượng mưa axit, làm ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật và con người. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ của GV HĐ của HS HĐ 1: Bài 1 phần vận dụng - Chiếu phiếu học tập (2,3) lên màn chiếu. - Yêu cầu nhóm 1,2 thảo luận hoàn thành phiếu học tập (2) - Yêu cầu nhóm (3,4) thảo luận hoàn thiện phiếu học tập (3). Thảo luận 8 – 10 phút giáo viên cho dừng hoạt động (Khi các nhóm hoàn thiện). - Yêu cầu những số 1 vào nhóm 1 Số 2 vào nhóm 2 Số 3 vào nhóm 3 Số 4 vào nhóm 4 Ổn định nhóm và thảo luận trong vòng 5 đến 7 phút. Thống nhất 2 phiếu học tập ghi kết quả vào bảng phụ. - Cho các nhóm nhận xét và bổ sung nếu cần. - Nhóm 1,2 tiến hành thảo luận hoàn thiện phiếu học tập (số 2). - Nhóm 3,4 thảo luận hoàn thiện phiếu học tập (số 3). Nhóm mới ghi kết quả lên bảng phụ. - Các nhóm nhận xét chéo và rút ra bài làm đúng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Công thức hóa học của nicotin có dạng là CxHyNz. Thành phần phần tram về khối lượng của các nguyên tố trong nicotin như sau: 74,07%C ; 17,28%N và 8,64%H. Xác định công thức hóa học của nicotin, biết ở trạng thái hơi, nicotin có tỉ khối so với hiđro là 81. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Theo em cần làm gì để tạo một không gian sống không khói thuốc lá ? Kết quả hoạt động 1 Bài tập Vận Dụng Công thức hóa học của nicotin có dạng là CxHyNz. Thành phần phần tram về khối lượng của các nguyên tố trong nicotin như sau: 74,07%C ; 17,28%N và 8,64%H. a. Xác định công thức hóa học của nicotin, biết ở trạng thái hơi, nicotin có tỉ khối so với hiđro là 81. b. Theo em cần làm gì để tạo một không gian sống không khói thuốc lá ? KẾT QUẢ + Khối lượng mol của nicotin : M = 81.2 = 162 (g/mol) + Khối lượng các nguyên tố trong một mol nicotin là : mc = 162.74,07/ 100 = 120 (g) mN = 162.17,28/100 = 28 (g) mH = 162.8,64/ 100 = 14 (g). + Số mol nguyên tử các các nguyên tố có trong một mol nicotin là : nc = 120/ 12 = 10 (mol) ; nH = 14/1 = 14 (mol) ; nN = 28/ 14 = 2 (mol). ⇒ Trong 1 phân tử nicotin có 10 nguyên tử C ; 14 nguyên tử H ; 2 nguyên tử N. ⇒ Công thức hóa học của nicotin là C10H14N2. b. Để tạo một không gian sống không khói thuốc lá, HS có thể đề xuất các giải pháp như : + Cấm HS hút thuốc lá. + Cấm hút thuốc lá nơi công cộng ; cần có khu vực riêng dành cho người hút thuốc lá. + Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuốc lá cần có giấy phép kinh doanh sản xuất, đồng thời Nhà nước cần đánh thuế cao đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuốc lá để hạn chế việc hút thuốc lá. + Cấm buôn lậu thuốc lá, xử lí nặng đối với các trường hợp cố tình buôn lậu thuốc lá GV: Chiếu video tác hại của thuốc lá để giáo dục học sinh Hoạt động 2: Làm bài 2 trang 57 HĐ của GV HĐ của HS - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân. - Gọi 1,2 học sinh lên làm. Cá nhân tự chọn một công thức hóa học quen thuộc để tính % các nguyên tố đó. - Lên bảng trình bầy HS khác nhận xét. TÌM TÒI MỞ RỘNG Khí cacbon đioxxit CO2 là chất chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm chi trái đất ngày càng nóng lên. Hiện nay, trên thế giới lượng khí CO2 thải vào không khí đã lên tới trên 35,5 tỉ tấn mỗi năm, đây là con số đáng báo động. a. Em hãy tìm hiểu và cho biết nguyên nhân làm tang lượng khí CO2 trong không khí ? Nguyên nhân nào là chủ yếu ? b. Em hãy tính xem nếu đốt cháy hết 1 tấn than đá (Chứa 95% cacbon) thì sinh ra bao nhiêu m3 khí CO2 (ở đktc). Giả sử toàn bộ lượng cacbon trong than đá cháy đều tạo thành khí CO2. c. Theo em cần làm gì để góp phần giảm thiểu lượng khí CO2 trong không khí, nhằm bảo vệ môi trường ? Bắc sơn ngày 14 tháng 10 năm 2017 Ký duyệt
Tài liệu đính kèm: