1.Kiến thức:
+ Biết được CTHH dùng để biểu diễn chất, gồm một hay 2, 3. kí hiệu hoá học với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu (khi chỉ số là 1 thì không ghi).
+ Biết cách ghi CTHH khi cho biết kí hiệu hay tên nguyên tố và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong phân tử.
+ Biết được mỗi CTHH đều còn để chỉ 1 phân tử của chất. Từ CTHH xác định những nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố và phân tử khối.
Bài 9 : CÔNG THỨC HOÁ HỌC I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: + Biết được CTHH dùng để biểu diễn chất, gồm một hay 2, 3... kí hiệu hoá học với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu (khi chỉ số là 1 thì không ghi). + Biết cách ghi CTHH khi cho biết kí hiệu hay tên nguyên tố và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong phân tử. + Biết được mỗi CTHH đều còn để chỉ 1 phân tử của chất. Từ CTHH xác định những nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố và phân tử khối. 2.Kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng tính toán (tính phân tử khối). Sử dụng chính xác ngôn ngữ hoá học khi nêu ý nghĩa CTHH. 3.Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn. * Trọng tâm - Cách viết công thức hóa học của một chất. - Ý nghĩa của công thức hóa học. II. PHƯƠNG PHÁP - Giảng giải, hỏi đáp, quan sát hoạt động nhóm...... III.CHUẨN BỊ * GV : Tranh vẽ các mô hình tượng trưng của đồng, khí hidro, nước, muối ăn. * HS : Ôn lại các khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng kiểm tra: + Đơn chất là gì? Cho ví dụ? + Hợp chất là gì? Cho ví dụ? 3.Bài mới: Đặt vấn đề: Các em đã biết người ta dùng KHHH để biễu diễn NTHH. Thế còn chất thì biễu diễn bằng cách nào? Hoạt động của GV và HS Nội dung *Hoạt động1:Công thức hoá học của đơn chất: -GV treo tranh vẽ mô hình tượng trưng một mẫu đồng, khí oxi, khí hydro. -Yêu cầu học sinh nhận xét số nguyên tử có trong 1 phân tử mỗi mẫu đơn chất trên. ?Hạt hợp thành của đơn chất là gì? Đơn chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học? -HS: Hạt hợp thành đơn chất là nguyên tử hoặc phân tử. Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học tạo nên (Mẫu đơn chất kim loại đồng, Đơn chất oxi). ? Có đơn chất nào mà hạt hợp thành là phân tử không?(Phi kim là chất khí). -Hãy viết công thức hoá học của đơn chất phi kim. -HS viết công thức chung của đơn chất(Au..). *Hoạt động2: Công thức hoá học của hợp chất: - GV treo tranh mô hình mẫu nước, khí cacbonic, muối ăn. - HS phân tích hạt hợp thành của các chất này. - HS suy ra cách viết công thức hoá học của hợp chất từ công thức chung của đơn chất. - HS nêu A,B,C,x,y,z..biểu diễn gì? - GV lưu ý: Chỉ số là 1 thì không ghi. - HS viết công thức hoá học của các mẫu trên. * GV cho học sinh làm bài tập ở bảng phụ.(Phần công thức hoá học của hợp chất). - Đại diện nhóm làm, nhóm khác nhận xét. Cách đọc tên. * Hoạt động 3: Ý nghĩa của công thức hoá học: -GV đặt vấn đề: Các công thức hoá học trên cho ta biết gì. -HS thảo luận nhóm rồi ghi vào giấy trả lời. -GV tổng hợp lại. *GV lưu ý cách viết : +Ký hiệu: 2Cl và Cl2. +Chỉ số: CO2. +Hệ số: 2H2O, 3H2. I.Công thức hoá học của đơn chất: 1.Đơn chất kim loại: Hạt hợp thành là nguyên tử: Ký hiệu hoá học được coi là công thức hoá học. Ví dụ: Cu, Na, Zn, Fe. 2.Đơn chất phi kim: -Hạt hợp thành là nguyên tử : Ký hiêu hoá học là công thức hoá học. Ví dụ:C, P, S. -Hạt hợp thành là phân tử (Thường là 2): Thêm chỉ số ở chân ký hiệu. Ví dụ:O2, H2, N2. II.Công thức hoá học của hợp chất: - Công thức hoá học của hợp chấtgồm ký hiệu của nhưng nguyên tố tạo ra chất, kèm theo chỉ số ở chân. Tổng quát: AB ABC Ví dụ: H2O, CO2, NaCl. *Lưu ý: CaCO3 thì CO3 là nhóm nguyên tử. III.Ý nghĩa của công thức hoá học: *Mỗi công thức hoá học chỉ 1 phân tử của chất cho biết: -Nguyên tố nào tạo ra chất. -Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất. -Phân tử khối của chất. 4.Củng cố: (15 ph) Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài: + Công thức chung của đơn chất, hợp chất + Ý nghĩa của CTHH Cho HS hoàn thành bài tập điền bảng sau: Công thức hoá học Số Ntử của mỗi Ntố Phân tử khối của chất SO3 CaCl2 2Na, 1S, 3O 1Ag, 1N, 3O 5.Dặn dò: Xem trước bài nội dung của bài hoá trị và trả lời các câu hỏi : Hoá trị của 1 nguyên tố được xác định ntn? Quy tắc xác định hoá trị và cách tính hoá trị của nguyên tố? Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4 (SGK). Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: