Giáo án môn Hóa học 8 - Chất

I .MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- HS biết:

+ Khái niệm chất và một số tính chất của chất.(Chất có trong các vật thể xung quanh ta.)

+ Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp

- HS hiểu: Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí

 2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được:

+ Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất rút ra được nhận xét về tính chất của chất (chủ yếu là tính chất vật lí của chất).

 + Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp

- HS thực hiện thnh thạo:

+ Tách được một số chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát)

+ So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống (Ví dụ: đường, muối ăn, tinh bột.)

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 779Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ
 CHƯƠNG I: 
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:
1/ Cho HS biết 
Khái niệm chung về chất và hỗn hợp
Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hóa học, nguyên tố khối, đơn chất và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hóa trị.
2/ HS biết cách 
Nhận ra tính chất của chất và tách riêng chất ra từ hỗn hợp, quan sát và thử nghiệm tính chất của chất.
Biết biểu diễn nguyên tố bằng kí hiệu hóa học và biểu diễn chất bằng CTHH.
Biết cách lập CTHH của hợp chất dựa vào hóa trị. Biết cách tính phân tử khối.
3/ Bước đầu tạo cho HS có hứng thú với môn học. Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hóa học, năng lực tưởng tượng và cấu tạo hạt của chất.
CHẤT
Bài: 02-Tiết CT: 02 
Tuần dạy: 01
I .MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
- HS biết:
+ Khái niệm chất và một số tính chất của chất.(Chất có trong các vật thể xung quanh ta.)
+ Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp
- HS hiểu: Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí
	2. Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: 
+ Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất  rút ra được nhận xét về tính chất của chất (chủ yếu là tính chất vật lí của chất).
 	+ Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp
- HS thực hiện thành thạo:
+ Tách được một số chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát)
+ So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống (Ví dụ: đường, muối ăn, tinh bột.)
	3. Thái độ: 
- Thĩi quen: HS bước đầu được làm quen với một số dụng cụ, hóa chất thí nghiệm. Làm quen với một số thao tác thí nghiệm đơn giản như cân, đo, hòa tan chất
II .NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tính chất của chất
- Phân biệt chất nguyên chất
III .CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 
- Một số mẫu hoá chất: lưu huỳnh, photpho đỏ, nhôm, đồng, muối tinh.
- Chai nước khoáng, 5 ống nước cất, cồn.
- Dụng cụ đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và đun nóng hỗn hợp nước muối.
- Dụng cụ thử tính dẫn điện.
- Khay nhựa, 2 cốc, giá đựng ống nghiệm, 5 ống nghiệm, kiềng sắt, đèn cồn, quẹt, giấy thấm, 2 đế sứ.
	2. Học sinh: 
+ Đọc trước bài 2/7 Sgk “Chất” phần:
Chất có ở đâu?
Tính chất của chất
IV .TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
	1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
	- Điểm danh: 8A1	8A2 	 8A3	 	
	2. Kiểm tra miệng: 
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
- GV gọi 1 HS kiểm tra lí thuyết 
- Hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? Các em cần làm gì để có thể học tốt môn hóa học?
- GV gọi HS nhận xét và giáo viên chấm điểm.
- GV nhận xét tình hình chung về việc học bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. 
- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. VD: ..
- Để học tốt môn hóa học chúng ta cần: tự thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ
3 điểm
3 điểm
4 điểm
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1(2 phút) Giới thiệu bài:
- Bài mở đầu đã cho biết môn hóa học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi về chất trong bài này ta sẽ làm quen với chất
 Hoạt động 2(15 phút)
- GV nêu câu hỏi:
? Các em hãy quan sát và kể tên những vật cụ thể quanh ta.
- Sau khi HS kể, GV bổ sung theo Sgk, chỉ ra 2 loại vật thể: tự nhiên, nhân tạo.
- GV thông báo về thành phần của một số vật thể tự nhiên kể tên một số vật liệu và đặt câu hỏi
+ Em hãy cho biết vật thể nào có thể được làm từ những vật liệu này?
+ Chỉ ra đâu là chất đâu là hỗn hợp của một số chất.
(Vật thể là những vật cụ thể mà ta thấy hay cảm nhận được. Vật liệu là những vật dùng để làm ra vật thể.)
- GV tổng kết thành sơ đồ trên bảng
Vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
(Gồm có ) một số chất
(Được làm ra từ ) vật liệu
Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất
- Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi:
? Chất có ở đâu.
- Theo sơ đồ trên GV kết luận
- GV đọc mẫu một số tên hóa học
+ Natriclorua (muối ăn)
+ Canxiôxit ( vôi sống)
+ Cacbonđiôxit (khí cacbonic)
- Yêu cầu HS làm bài tập số 2, 3 /7 Sgk
Bài 2: 3 vật thể được làm bằng:
Nhôm: Ca, ấm đun, soong
Thuỷ tinh: cốc, chậu, bình
Chất dẻo: bình đá, vỏ xe, ghế
Bài 3: 
Vật thể
Chất
Cơ thể người
Bút chì
Dây điện
Aùo
Xe đạp
Nước
Than
Đồng, chất dẻo
Xenlulo, nilon
Sắt, nhôm
 Hoạt động 3(15 phút)
- GV phân tích các tính chất của chất
- HS quan sát các mẫu chất, các thí nghiệm đun nóng chảy lưu huỳnh, thử tính dẫn điện của lưu huỳnh và nhôm.
* Để đo nhiệt độ nóng chảy của các chất có nhiệt độ nóng chảy cao ngưới ta dùng nhiệt kế khác.
VD: nhiệt kế, nhiệt điện
- Yêu cầu HS nêu lại biểu thức tính khối lượng riêng (đã học ở môn vật lí 6)
 m: khối lượng
	V: thể tích
- Làm thế nào biết được tính chất của chất?
VD1: Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước t0nc 1130C, không dẫn điện, cháy ngọn lửa màu xanh.
VD2: Phốtpho đỏ là chất rắn màu đỏ, không dẫn điện, cháy ngọn lửa sáng.
? Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- Yêu cầu HS làm BT4/11 Sgk. So sánh các tính chất của muối ăn, đường và than.
Muối ăn
Đường
Than
Màu
Vị
Tính tan
Tính cháy
- Giáo viên đặt vấn đề: “Vậy tại sao chúng ta phải biết tính chất của các chất?”
- Để trả lời câu hỏi trên, giáo viên yêu cầu HS nêu cách làm thí nghiệm sau:
- Trong khay có 2 lọ đựng nước, 1 lọ đựng cồn (không có nhãn) các em hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt được 2 chất lỏng trên?
- GV để khoảng 1 đến 2 phút cho các nhóm thảo luận. Sau đó GV gọi 1 HS trình bày cách làm.	
- GV: Quay trở lại vấn đề “Tại sao chúng ta phải biết tính chất của các chất?”
- GV kể một số câu chuyện nói lên tác hại của việc sử dụng chất không đúng do không hiểu biết tính chất của chất.
I/ Chất có ở đâu?
- Chất có ở khắp nơi. Ơû đâu có vật thể thì ở đó có chất
- Vật thể tự nhiên là vật thể có trong thiên nhiên gồm có một số chất khác nhau.
- Vật thể nhân tạo là vật thể do con người chế tạo ra, được làm ra từ vật liệu, đều là chất hay hỗn hợp một số chất
II/ Tính chất của chất
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định
Tính chất của chất gồm tính chất vật lí và tính chất hóa học:
a. Tính chất vật lí gồm: 
-Trạng thái, màu, mùi, vị.
 -Tính tan trong nước.
-Nhiệt độ sôi( t0s), nhiệt độ nóng chảy( t0nc).
 -Khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
b. Tính chất hóa học: 
-Khả năng biến đổi thành chất mới
Ví du:ï khả năng bị phân hủy, tính cháy được
2.Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- Để biết được tính chất của chất phải:
+ Quan sát
+ Dùng dụng cụ đo
+ Làm thí nghiệm
- Việc hiểu biết tính chất của chất 
+ Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức là nhận biết được chất
+ Biết mỗi chất được sử dụng làm gì và tùy thuộc vào tính chất của nó. Biết dựa vào tính chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hóa chất.
+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
	4. Tổng kết:
GV cho HS nhắc lại nội dung trọng tâm của bài
Yêu cầu HS làm BT
Bài 5/1 Sgk: Hoàn thành những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp: 
“Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được  Dùng dụng cụ đo mới xác định được  của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải ” Đáp án bài 5/1 Sgk: Các từ cần điền là
+ Một số tính chất bề ngoài ( thể, màu)
+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt sôi, khối lượng riêng.
+ Làm thí nghiệm
Bài 6/11 Sgk: Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là khí cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi ta thở ra.
Đáp án bài 6/11 Sgk:
+Thổi hơi thở vào cốc đựng nước vôi trong thấy nước vôi trong vẫn đục.
- GV gọi HS sửa bài, yêu cầu HS khác nhận xét, GV bổ sung.
	5. Hướng dẫn học tập:
	- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Về nhà đọc kĩ lại bài trong Sgk, học phần ghi nhớ
+ Tìm hiểu xem xung quanh cuộc sống việc sử dụng chất không đúng gây nên tác hại gì?
+ Hoàn thành vở bài tập. Làm bài 2.1, 2.2/9 VBT.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Đọc trước bài 2: Chất (phần III/9 Sgk)
Lưu ý:
Hỗn hợp
Chất tinh khiết
Tách chất ra khỏi hỗn hợp
V . PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 2 Chat_12230001.doc