Giáo án môn Hóa học 8 - Chủ đề: Mol và tính toán hóa học

I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 Nội dung 1: Mol

1/ Kiến thức: Biết được: Định nghĩa: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở đktc.

2/ Kĩ năng: Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.

3/ Thái độ: Có hứng thú và tự tin trong học tập.

4/ Phát triển năng lực:

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 Năng lực tính toán.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2958Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Chủ đề: Mol và tính toán hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH CHO CHỦ ĐỀ
Chủ đề: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Nội dung 1: Mol
1/ Kiến thức: Biết được: Định nghĩa: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở đktc.
2/ Kĩ năng: Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.
3/ Thái độ: Có hứng thú và tự tin trong học tập.
4/ Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.
Nội dung 2: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất 
1/ Kiến thức: Biết được: Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n). khối lượng (m) và thể tích (V)
2/ Kĩ năng: Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở đktc khi biết các đại lượng có liên quan.
 Tính được m (hoặc n hoặc M) của chất khi biết các đại lượng có liên quan.
3/ Thái độ: Có hứng thú và tự tin trong tính toán hóa học.
4/Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.
Nội dung 3: Tỉ khối của chất khí
1/ Kiến thức: Biết được: Biểu thức tính tỷ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.
2/ Kĩ năng: -Tính được tỷ khối chất khí A đối với khí B, tỷ của khí A đối với không khí.
3/ Thái độ: -Ham thích học tập bộ môn, tự tin trong tính toán hóa học.
4/Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung 4: Tính theo công thức hóa học
1/ Kiến thức: -Biết được Ý nghĩa của CTHH cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí)
-Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi ngtố trong hợp chất khi biết CTHH 
2/ Kĩ năng: - Dựa vào công thức hóa học
	-Tính được tỷ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.
-Tính được thành phần % về khối lượng của các nguyên tố khi biết CTHH của một số hợp chất và ngược lại.	
3/ Thái độ: -Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, sáng tạo.
4/Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung 5: Tính theo phương trình hóa học
1/ Kiến thức: 	Biết cách xác định khối lượng của các chất tham gia hoặc khối lượng của các chất sản phẩm.
Biết cách xác định thể tích của các chất khí tham gia phản ứng hoặc thể tích khí sản phẩm
2/ Kĩ năng: 	Viết PTHH dạng CTPT 
Tính khối lượng các chất tha gia phản ứng và khối lượng các sản phẩm
Tính thể tích khí của các chất tham gia phản ứng hoặc thể tích khí chất sản phẩm
3/ Thái độ: 	Ham thích học tập bộ môn, tự tin trong tính toán hóa học
4/ Phát triển năng lực:
Năng lực tính toán
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề:
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Mol
Câu hỏi/bài tập định tính
Nêu được khái niệm: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở đktc.
- Phân biệt được mol nguyên tử và mol phân tử
- So sánh giá trị khối lượng mol và NTK,PTK
Bài tập định lượng
Tìm được số ng.tử (phân tử) có trong những lượng chất
- Tính khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử của các chất.
- Tính số nguyên tử, số phân tử có trong mỗi lượng chất
2. Chuyển đổi giữa khối lượng , thể tích và lượng chất.
Câu hỏi/bài tập định tính
Xác định được công thức chuyển đổi giữa lượng chất n và khối lượng chất m thông qua khối lượng mol M.
- Chỉ ra được công thức chuyển đổi giữa lượng chất n và thể tích của chất khí V ở đktc.
- Chuyển đổi được công thức tính n theo m và M.
- Chuyển đổi được công thức tính M theo n, M.
- Chuyển đổi được công thức tính n theo V các chất khí
Bài tập định lượng
- Tính được khối lượng chất m khi biết n và M. 
- Tính được khối lượng chất m khi biết số ng. tử (phân tử)
- Tính được thể tích khí ở đktc khi biết lượng chất n. 
- Tính được V khí ở đktc khi biết khối lượng chất m.
- Tính được khối lượng hỗn hợp chất khi biết số mol các chất.
- Tính được V hỗn hợp khí ở đktc khi biết số mol hoặc khối lượng các chất trong hỗn hợp.
3.Tỉ khối của chất khí. 
Câu hỏi/bài tập định tính
- Biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B. - Biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí.
Hiểu được cách thu 1 chất khí theo tỉ khối của nó đối với không khí.
Giải thích được vì sao khí CO2 trong tự nhiên thường tích tụ ở đáy hang sâu.
Bài tập định lượng
- Viết được các biểu thức tính tỉ khối của chất khí đối với khí A, đối với không khí
Hiểu được khí Clo độc hại với đời sống con người và động vật. Khí clo nặng hơn kk 2,44 lần
-Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B.
-Tính được tỉ khối của khí A đối với Không khí .
-Tính được khối lượng mol của một chất theo tỉ khối
Tính được Khối lượng mol của một chất dựa vào tỉ khối, biết tra bảng để xác định CTHH.
4. Tính theo công thức hóa học
- Câu hỏi / bài tập định tính.
- Nêu được khái niệm khối lượng mol.
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chât.
- Tính được khối lượng mol hợp chất.
- Tìm số mol nguyên tử trong 1 lượng chất.
- Bài tập định lượng.
- Tìm khối lượng của mỗi NT trong 1 mol hợp chất
 - Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tử trong hợp chất
- Tính được thành phần % theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.
- Xác định được CT của hợp chất.
- Xác định khối lượng mol hợp chất dựa vào tỉ khối→ xác định CTHH hợp chất
5. Tính theo phương trình hóa học
Câu hỏi/bài tập định tính 
- Nêu được các bước tính theo PTHH
- Viết được các công thức tính khối lượng chất hay thể tích của chất khí
- Lập được PTHH
- Tìm được tỉ lệ các cặp chất tham gia và sản phẩm trong PTHH
Bài tập định lượng
Tính được số mol chất tham gia và chất sản phẩm dựa vào số phân tử, số nguyên tử trong PTHH
Tính toán: khối lượng hay thể tích các chất tham gia hoặc khối lượng, V các chất sản phẩm
Bài tập thực hành gắn với thực tiễn
Giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống 
Tính hiệu suất phản ứng trong quá trình sản xuất 
3. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.
Nội dung 1+ Nội dung 2: Mol; Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất 
a. Mức độ nhận biết:
Bài tập định tính:
Câu 1/ Nêu các khái niệm: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở đktc.
Câu 2/Viết công thức tính khối lượng chất m thông qua lượng chất n và khối lượng mol M
Câu 3/ Viết công thức tính thể tích của chất khí ở đktc khi biết lượng chất n.
b. Mức độ thông hiểu
Bài tập định tính:
Câu 1/ So sánh khối lượng mol ng.tử (ph. tử) với NTK (PTK) có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 2/ Phân biệt số mol nguyên tử và số mol phân tử bằng cách đánh dấu x vào cột tương ứng theo bảng sau:
Cách viết
Số mol nguyên tử
Số mol phân tử
2 mol Fe
0,2 mol H
0,5 mol H2SO4
1,2 mol H2
2,5 mol H2O
0,75 mol O
3,5 mol Cl2
0,2 mol N
O,75 mol NH3
Câu 3/ Chuyển đổi công thức tính n theo m và M.
Câu 4/ Chuyển đổi công thức tính M theo n, M.
Câu 5/ Chuyển đổi công thức tính n theo V chất khí ở đktc.
Bài tập định lượng:
Câu 1/ Hãy cho biết số nguyên tử có trong những lượng chất sau:
a/ 0,2 mol nguyên tử Cu; 
b/ 0,5 mol nguyên tử Na;
c/ 1,2 mol nguyên tử Mg; 
d/2,5 mol nguyên tử S; 
e/1,4 mol nguyên tử H; 
g/ 0,015 mol nguyên tử P
Câu 2/ Hãy cho biết số phân tử có trong những lượng chất sau:
a/ 0,25 mol ZnO; 
b/ 0,025 mol H2SO4; 
c/ 1,25 mol H2O;
d/ 2,5 mol H2.
Câu 3/ Cho 5,85 gam NaCl. Hãy tính:
a/ Số mol NaCl; b/ Số phân tử NaCl.
Câu 4/ Cho 6,72 lít khí CO2 ở đktc. Hãy tính:
a/ Số mol khí CO2
b/ Khối lượng khí CO2
c/ Số phân tử khí CO2
c. Mức độ vận dụng thấp:
Bài tập định lượng:
Câu 1/ Hãy tìm khối lượng mol của những chất sau: Ba; BaO; BaSO4; H3PO4; Mg(NO3)2; Ca(HCO3)2; CO(NH2)2.
Câu 2/ Hãy tìm khối lượng của những lượng chất sau:
a/ 1 mol phân tử O2; 
b/ 0,2 mol phân tử H2; 
c/ 0,01 mol phân tử CO2; 
d/ 2,05 mol phân tử N2.
Câu 3/ Hãy tìm thể tích của những khí sau ở đktc:
a/ 1 mol phân tử H2; 
b/ 0,2 mol phân tử Cl2; 
c/ 0,01 mol phân tử CO2; 
d/ 0,05 mol phân tử N2.
Câu 4/ Cho 0,25 mol phân tử H2. Hãy tính:
a/ Số phân tử H2? b/ Khối lượng khí H2; c/ Thể tích khí H2 (đktc)
Câu 5/ Tính thể tích khí ở đktc của:
a/ 3,3 g N2O; 
b/ 95,48 g CO2; 
c/ 0,5 N phân tử SO2.
d/ 1,5 N phân tử O2.
d. Mức độ vận dụng cao
Bài tập định lượng:
Câu 1/ Phải lấy bao nhiêu gam kim loại sắt để có số nguyên tử nhiều gấp 2 lần số nguyên tử có trong 8 gam S.
Đáp án: nS = 8/32 = 0,25 mol; AS = n.N = 0,25.6.1023 = 1,5. 6.1023 nguyên tử
 Số nguyên tử sắt: 1,5. 6.1023 x 2 = 3. 6.1023 " nFe = 3. 6.1023/ 6. 6.1023 = 0,5 mol
 m sắt cần lấy = 0,5 . 56 = 28 gam
Câu 2/ Cho 80 gam khí oxi trộn vào 66 gam khí CO2 ( không có phản ứng xảy ra khi trộn) thu được x lít hỗn hợp khí ở đktc. Tìm giá trị của x?
Đáp án: Số mol oxi = 80/32 = 2,5 mol; Số mol CO2 = 66/44 = 1,5 mol
 Số mol hỗn hợp = 2,5 +1,5 = 4 mol ; Thể tích hỗn hợp khí ở đktc = 4 . 22,4 = 89,6 lít = x
Câu 3/ Tính thể tích ở đktc của hỗn hợp khí A gồm: 0,08 mol phân tử CO2; 0,09 mol phân tử NH3.
Đáp án: VA (đktc) = (0,08 + 0,09). 22,4 = 3,808 (lít)
Câu 4/ Tính V khí ở đktc của hỗn hợp khí B gồm: 0,88 g O2; 0,68 g NH3.
Đáp án: Số mol oxi =0,8/32 = 0,025 mol; Số mol NH3 = 0,68 /17 = 0,04 mol
VB (đktc) = (0,025 +0,04) . 22,4 = 1,456 (lít)
Câu 5/ Tính khối lượng của hỗn hợp A gồm lượng các chất sau: 0,4 mol nguyên tử Ca; 1,12 mol nguyên tử Na; 0,012 mol nguyên tử Al.
Đáp án: mA = (0,4.40 + 1,12.23 + 0,012.27) = 42,084 gam.
Câu 6/ Tính khối lượng của hỗn hợp B gồm lượng các chất sau: 0,2 mol phân tử ZnO; 0,5 mol phân tử CaCO3; 1,5 mol phân tử Al2O3.
Đáp án: mB = (0,2. 81+ 0,5.100 + 1,5.102) = 219,2 gam.
Câu 7/ Phải lấy bao nhiêu gam của mỗi chất khí sau để chúng cùng có thể tích khí là 2,24
lít ở đktc: CO2; O2; NH3.
Đáp án: Để các chất khí có cùng thể tích thì chúng phải có cùng số mol.
 " số mol mỗi chất khí là: 2,24/22,4 = 0,1 mol.
 " mCO2= 0,1.44 = 44 gam; mO2 = 0,1.32 = 3,2 gam; mNH3= 0,1.17 = 1,7 gam
Câu 8 /Có 4 bình giống nhau: Bình thứ nhất chứa 0,5 mol khí NH3; Bình thứ 2 chứa 0,25 mol khí CO2; Bình thứ 3 chứa 0,2 mol khí SO2; Bình thứ 4 chứa 0,18 mol khí Cl2. Em hãy sắp xếp các bình theo thứ tự khối lượng giảm dần.
Đáp án: Khối lượng bình 1 = 0,5.17 = 8,5 gam
 Khối lượng bình 2 = 0,25.44 = 11 gam
 Khối lượng bình 3 = 0,2.64 = 12,8 gam
 Khối lượng bình 4 = 0,18.71 = 12,78 gam
Các bình xếp theo thứ tự khối lượng giảm dần là: 4-3-2-1
Nội dung 3.Tỉ khối của chất khí.
A. Mức độ nhận biết: 
BT 1:- Hãy cho biết khí O2, Cl2 nặng hay nhẹ hơn khí hydrô bao nhiêu lần?
Viết biểu thức tính tỉ khối của khí O2, Cl2 so với khí H2
BT 2: - Hãy cho biết khí O2, Cl2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Viết biểu thức tính tỉ khối của khí O2, Cl2 so với không khí ?
Mức độ hiểu:
BT 1: - Khí Cl2 rất độc hại đối với đời sống của con người và động vật,
 	khí này nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?
BT 2: Để điều chế khí A, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ. Khí A được thu trong TN trên có thể là khí nào trong các chất khí sau (cách thu được như thế nào là đúng)
 Chất lỏng 
a) Khí O2 Khí A
b) Khí Cl2
c) Khí H2 
Mức đô vận dụng thấp
BT 1: Tính tỉ khối của khí CH4 so với khí N2.
BT 2: Biết tỉ khối của A so với khí Hidrô là 13. 
Hãy tính khối lượng mol của khí A.
BT3: Tìm khối lượng mol của khí A biết 
BT4:- Có các khí sau SO2, C3H6 Hãy cho biết chất khí trên nặng hay nhẹ hơn khí O2 bao nhiêu lần? 
Nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? 
Mức độ vận dụng cao
BT1: -Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu ?
BT2: Khí A có CT chung là RO2. Biết =1,5862 Hãy xác định công thức của khí A? 
GV: Hướng dẫn: Cần xác định MA; MR ? -Tra bảng 1 SGK trang 42 để xác định R?
BT3: Hợp chất X có tỉ khối so với khí hidrô là 17. Hãy cho biết 5,6l khí X ở đktc có khối lượng là bao nhiêu?
Nội dung 4. Tính theo Công thức hóa học
a. Mức độ nhận biết:
 Bài tập định tính:
 - Câu 1: Nêu khái niệm khối lượng mol.
b. Mức độ thông hiểu:
 - Câu 1 : Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất ( C12H22O11 ).
 Bài tập định lượng:
 - Câu 1: Tính khối lượng mol hợp chất ( M C12H22O11 = ? )
 - Câu 2: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất dựa vào thành phần % theo khối lượng.
c. Mức độ vận dụng thấp:
 - Câu 1: Tính thành phần % theo khối lượng các nguyên tố trong các hợp chất sau: CO2 , SO3 , Fe3O4, Cu( OH2 ).
 - Câu 2: Tìm công thức hóa học của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như sau:
 a) Hợp chất Acó khối lượng mol nguyên tử là 58,5g/mol. Thành phần các NT theo KL: 60,86% Cl và còn lại là Na.
 b) Hợp chất B có khối lượng mol phân tử 80g / mol. Thành phần các NT theo KL: 80% Cu và 20% O.
 d. Mức độ vận dụng cao:
 - Câu 1: 
 Tìm số mol nguyên tử từng NT trong: 1,5 mol đường C12H22O11 , 0,5 mol H2SO4 , 2,5 mol H2O .
 - Câu 2: 
 Tìm CTHH của khí A biết rằng:
 - Khí A nặng hơn Hiđrô là 17 lần.
 - Thành phần theo khối lượng của khí A : 5,88% H và 94,12% S
 - Câu 3: 
 Bột nhôm cháy theo phản ứng: Nhôm + Khí Oxi→Nhôm Oxit( Al2O3 ) cho biết khối lượng nhôm đã phản ứng đã phản ứng là 54g và khối lượng nhôm oxit sinh ra là 102g. Vậy thể tích oxi đã dùng là:
A . 33 l B . 34 l C . 33,6 l D . 40,6 l
 - Câu 4:
 Khi đốt cháy 1 mol chất Y cần 6,5 mol O2 và thu được 4 mol CO2 và 5 mol H2O. Chất Y có công thức phân tử nào sau đây:
A . C4H10 B . C4H8 C . C4H6 D. C5H12
Nội dung 5. Tính theo phương trình hóa học
Mức độ nhận biết: 
Bài tập định tính
Câu 1: Nêu các bước tính theo PTHH
Câu 2: Viết công thức tinh khối lượng chất (m)
Câu 3: Viết công thức tính số mol chất rắn (chất lỏng)
Câu 4: Viết công thức tính số mol chất khí
Câu 5: Viết công thức tính thể tích chất khí (đktc)
Mức độ hiểu
Bài tập định tính: 
Cho chất A tác dụng với 6,4g khí oxi, ta thu được 4,4g CO2 và 3,6g H2O
Viết công thức và khối lượng các chất trong phản ứng
Tính khối lượng chất A
Theo em, chất A có nguyên tố nào?
Lập PTHH?
Cho biết tỉ lệ các chất tham gia và các chất sản phẩm
Bài tập định lượng
Đốt 3,2g Lưu huỳnh trong không khí thu được chất khí SO2 
Lập PTHH
Tính số mol lưu huỳnh tham gia phản ứng
Tính thể tích khí SO2 sinh ra ở đktc
Mức đô vận dụng thấp
Câu 1: Lập PTHH giữa axit clohidric tác dụng với kẽm theo sơ đồ sau:
Zn + HCl 	ZnCl2 + H2
Biết rắng sau phản ứng thu được 0,3 mol khí hidro hãy tính:
a. khối lượng kẽm tham gia phản ứng
 tính khối lượng HCl đã phản ứng.
 Khối lượng ZnCl2 đã tạo thành
Câu 2: Cho sơ đồ của phản ứng phân hủy thủy ngân (II) oxit
HgO š Hg + O2
Hãy lập PTHH 
Tính khối lượng khí oxi sinh ra khi cho 0,1 mol HgO phân hủy.
Tính khối lượng thủy ngân sinh ra khi cho 43,4g HgO phân hủy.
Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Đốt cháy 12,4g photpho trong bình chứa V (l) khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit (P2O5) là chất rắn màu trắng.
Lập PTHH
Tính V (l)
Tính khối lượng P2O5 thu được
Câu 2: Cho 6g cacbon cháy trong bình chứa 24g khí oxi thu được khí CO2
Lập PTHH
Chất nào còn dư sau phản ứng? Dư bao nhiêu gam?
Tính thể tích chất được tạo thành sau phản ứng
Bài tập gắn với thực tiễn
Câu 1: Hợp tác xã Bình Thuận khai thác quặng đá vôi từ vùng núi Ninh Bình, sau đó tinh chế để lấy ra Canxi cacbonat (CaCO3) để tiến hành nung vôi, biết quá trình nung CaCO3 thu được vôi sống và khí cacbonic.
Lập PTHH
Để thu được 1,4 tấn vôi sống (CaO) nguyên chất phải dùng hết bao nhiêu CaCO3 đem nung?
Tính thể tích khí CO2 (đktc) thoát vào bầu khí quyển khi nung hết lượng CaCO3 trên?
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 24kg Than đá có chứa 1,5% tạp chất không cháy được và 0,5% lưu huỳnh
Tính thể tích khí SO2 và thể tích khí CO2 sinh ra (đktc) thoát vào khí quyển.?
Vì sao không được đốt than đá trong phòng ở ?
Câu 3: Người thợ xây dùng 29,4 kg vôi sống (CaO) hòa vào nước, thu được chất vôi tôi (Ca(OH)2) dùng để quét tường gạch. Hãy tính lượng vôi tôi thu được, biết rằng trong vôi sống có chứa 5% tạp chất không tan.
Hiện nay đã có một số chủ đề của Hóa 8, 9 bạn nào cần thì liên hệ số ĐT 0978062979 để chia se.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_hoa_8.doc