Luyện tập: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất
I.Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được công thức chuyển đổi giữa m, V, n
- Vận dụng làm bài tập thanh thạo
II. Lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài học:
I. Lý thuyết về Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất
Lý thuyết cần nhớ:
1. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối lượng chất (m):
n = m/M (mol) => m= n.M (g)
M= m/n (g/mol)
(M là khối lượng mol của chất)
2. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn
n = V/22,4 (mol)=> V= n.22,4(l)
II. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 8 trang 67
Bài 1. (SGK Hóa 8 trang 67)
Kết luận nào sau đây đúng ?
Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:
a) Chúng có cùng số mol chất.
b) Chúng có cùng khối lượng .
c) Chúng có cùng số phân tử.
d) Không thể kết luận được điều gì cả.
: Ngày 27/11/2017 Luyện tập: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất I.Mục đích yêu cầu: - Học sinh nắm được công thức chuyển đổi giữa m, V, n - Vận dụng làm bài tập thanh thạo II. Lên lớp: Ổn định lớp Bài học: I. Lý thuyết về Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất Lý thuyết cần nhớ: 1. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối lượng chất (m): n = m/M (mol) => m= n.M (g) M= m/n (g/mol) (M là khối lượng mol của chất) 2. Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện tiêu chuẩn n = V/22,4 (mol)=> V= n.22,4(l) II. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 8 trang 67 Bài 1. (SGK Hóa 8 trang 67) Kết luận nào sau đây đúng ? Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì: a) Chúng có cùng số mol chất. b) Chúng có cùng khối lượng . c) Chúng có cùng số phân tử. d) Không thể kết luận được điều gì cả. Giải bài 1: Câu a và c đúng. Bài 2. (SGK Hóa 8 trang 67) Kết luận nào sau đây đúng ? Thế tích mol của chất khí phụ thuộc vào: a) Nhiệt độ của chất khí; b) Khối lượng mol của chất khí; c) Bản chất của chất khí; d) Áp suất của chất khí. Giải bài 2: Câu a và d diễn tả đúng. Bài 3. (SGK Hóa 8 trang 67) Hãy tính: a) Số mol của: 28 g Fe; 64 g Cu; 5,4 g Al b) Thể tích khí (đktc) của: 0,175 mol CO2; 1,25 mol H2; 3 mol N2 c) Số mol và thể tích của hỗn hợp khí (đktc) gồm có: 0,44 g CO2; 0,04 g H2; 0,56 g N2 Giải bài 3: a) nFE = 28/56 = 0,5 mol nCu = 64/64 = 1 mol nAl = 5,4/27 = 0,2 mol b) Thể tích khí ở đktc: VCO2 = 22,4 . 0,175 = 3,92 lít VH2 = 22,4 . 1,25 = 28 lít VN2= 22,4 . 3 = 67,2 lít c) Số mol và thể tích của hỗn hợp: nCO2 = 0,44/44 = 0,01 mol; vCO2 = 22,4 . 0,01 = 0,224 lít nH2 = 0,04/2 = 0,02 mol; VH2 = 22,4 . 0,2 = 0,448 lít; nN2 = 0,56/28 = 0,02 mol; VN2 = 22,4 . 0,02 = 0,448 lít. Vậy số mol của hỗn hợp là: nhh = 0,01 + 0,02 + 0,02 = 0,05 mol Thể tích hỗn hợp là: Vhh = 0,224 + 0,448 + 0,448 = 1,12 lít Hoặc Vhh = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít Bài 4. (SGK Hóa 8 trang 67) Hãy tính khối lượng của những lượng chất sau: a) 0,5 mol nguyên tử N; 0,1 mol nguyên tử Cl; 3 mol nguyên tử O. b) 0,5 mol phân tử N2; 0,1 mol phân tử Cl2; 3 mol phân tử O2 c) 0,10 mol Fe; 2,15 mol Cu; 0,80 mol H2SO4; 0,50 mol CuSO4. Giải bài 4: a) mN= 0,5 . 14 = 7 g; mCl = 0,1 . 35,5 = 3,55 g; mO= 3 . 16 = 48 g; b) mN2= 28 . 0,5 = 14 g; mCl2= 71 . 0,1 = 7,1 g; mO2 = 32 . 3 = 96 g c) mFe= 56 . 0,1 = 5,6 g; mCu= 64 . 2,15 = 137,6 g; mH2SO4 = (2 + 32 + 64) . 0,8 = 78,4 g; mCuSO4 = (64 + 32 + 64) . 0,5 = 80 g Bài tập 5 : Hợp chất B ở thể khí có công thức RO2. Biết rằng khối lượng 5.6 lít khí B( đktc) là 16(g). Hãy xác định công thức của B? Bài giải: NB= v/22.4= 5,6/ 22,4=0,25(mol) MB= m/n= 16/0,25= 64(g) MR= 64-(16.2)= 32(g) Vậy R là lưu huỳnh (S)=> Công thức của B là SO2 Bài 6: Hợp chất A có công thức là R2O. Biết rằng 0,25(mol) một hỗn hợp chất A c0s khối lượng 15,5(g). Xác định công thức của A . Giải: M= m/n=> M R2O = 15,5/0,25= 62(g) MR= (62-16):2= 23 Vậy R là nát ri (Na)=> công thức của hợp chất A: Na2O Bài 7: Hợp chất A có tỉ khối so với H2 là 17. Hãy cho biết 5,6(l) khí A(đktc) có khối lượng bao nhiêu gam. Giải: nA= V:22,4=5,6: 22,4= 0.25(mol) MA= dA/KK . MH2= 17. 2=34(g) mA= n.MA = 0,25.34= 8,5(g) .
Tài liệu đính kèm: