Giáo án môn Hóa học 8 - Mở đầu môn Hóa Học

I) Mục Tiêu :

1. Kiến thức : - Học sinh biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.

Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần phải có kiến thức Hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

2. Kỹ năng : - Bước đầu học sinh biết phải làm gì để học tốt môn Hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện óc tư duy sáng tạo.

3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, thật thà.

4. Trọng tâm : - Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng

 - Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.

 - Biết cách học tập bộ môn hóa học: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1729Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Mở đầu môn Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 22/08/2015 Tiết PPCT: 01 Ngày dạy : 25/08/2015 
MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I) Mục Tiêu :
1. Kiến thức : - Học sinh biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.
Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần phải có kiến thức Hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
2. Kỹ năng : - Bước đầu học sinh biết phải làm gì để học tốt môn Hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện óc tư duy sáng tạo.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, thật thà.
4. Trọng tâm : - Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng
	- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
	- Biết cách học tập bộ môn hóa học: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
II)Chuẩn bị :
1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án .
- Dụng cụ : Khay nhựa , giá thí nghiệm , ống nghiệm nhỏ , ống hút hóa chất .
- Hóa chất : Nước cất , Natri hiđroxit ( NaOH ) , Axit Clohiđric ( HCl ) , đinh sắt , Đồng (II) sunphat.
2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo khoa.
- Cùng với giáo viên chuẩn bị chuẩn bị các hóa chất , dụng cụ trước buổi học .
III) Tiến trình dạy học : 
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 2 phút ) 
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới: 
 	a) Mở bài: Hoá học là gì ? Hoá học có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta ? Phải làm gì để học tốt môn Hoá học ? ( 2 phút )
	b) Phát triển bài:
Hoạt động I : Nghiên cứu hóa học là gì ? (15 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
- Biểu diễn thí nghiệm cho HS quan sát . - Yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được, nhận xét sự thay đổi trong thí nghiệm 1. - Bổ sung, nhận xét đánh giá. 
+ Qua thí nghiệm 2 em có nhận xét gì về môn hoá học ?
- Hướng dẫn học sinh rút ra kiến thức cần lĩnh hội .
I. Hoá học là gì ? - Quan sát thí nghiệm : +Thí nghiệm 1: Khi cho Natri hiđroxit vào ống nghiệm đựng dung dịch Đồng (II) sunphat , thấy có kết tủa không tan trong nước . 
+ Nhận xét : Xuất hiện có chất mới tạo thành , không tan trong nước . 
+ Thí nghiệm 2 : Cho đinh sắt nhỏ vào ống đựng dung dịch axit clohiđric thấy có chất khí tạo thành và bay lên quanh đinh sắt . 
+ Nhận xét : Có chất mới tạo thành , tan trong chất lỏng . 
– Rút ra kiến thức cần lĩnh hội .
*) Tiểu kết : - Khái niệm hóa học . 
+ Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi của chất .
Hoạt động II : Nghiên cứu vai trò của Hoá học trong cuộc sống của chúng ta.( 10 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 - Cho HS trả lời câu hỏi trong SGK 
+ Hoá học có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta?
- Đặt câu hỏi yêu câu học sinh rút ra kiến thức . + Vậy môn hoá học có tầm quan trọng như thế nào ? 
- Cá nhân trả lời câu hỏi : - lấy ví dụ: + Đồ dùng trong nhà : Xoong, nồi, ấm... + Sản phẩm hoá học : Thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân đạm ... + Sản phẩm hoá học phục vụ gia đình và học tập: Mực, thuốc cảm, bút bi .... - Môn hoá hoc có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
*) Tiểu kết : Vai trò của hóa học
- Hóa học có vai trò rất lớn , trong cuộc sống hàng ngày , sản xuất 
+ Cuộc sống hàng ngày : Quần áo , thuốc chữa bệnh 
+ Sản xuất : Máy móc , phân bón 
 Hoạt động III : Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học ? (6 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
+ Các em cần phải làm gì để học tốt môn Hoá học ?
 Em hãy cho biết các bước hoạt động học tập môn Hoá học? 
+Theo em học tập môn hoá học như thế nào là tốt ? - Nhận xét, đánh giá
 + Trả lời: Có 4 bước: - Thu thập và tìm kiếm thông tin. - Xử lí thông tin. - Vận dụng. - Ghi nhớ. 
- Học tập môn Hoá học như thế nào cho tốt Trả lời : - Biết làm thí nghiệm. - Có hứng thú say mê, chủ động, sáng tạo. - Nhớ kiến thức một cách chọn lọc thông minh. 
- Thường xuyên rèn luyện lòng ham thích đọc sách.
*) Tiểu kết : - Các phương pháp để học tốt môn hóa học .
+ Thu thập kiến thức , xử lí thông tin , vận dụng nghi nhớ .
+ Biết làm thí nghiệm , quan sát thí nghiệm , và vận dụng kiến thức .
* Kết luận : - Giáo viên cần hệ thống lại 1 số nội dung chính cần lĩnh hội .
4. Củng cố : ( 5 phút ) - Giáo viên đặt câu hỏi .
+ Em hãy nêu khái niệm về hóa học ? cần làm gì để học tốt môn hóa học ? 
 - Hướng cũng cố bài :
+ Hóa học là khoa học , nghiên cứu về chất , sự biến đổi và ứng dụng của chất .
+ Để học tốt môn hóa học , cần thực hiện tốt các hoạt động sau .
Thu thập và tìm kiếm thông tin. - Xử lí thông tin. - Vận dụng. - Ghi nhớ. 
 * Kiểm tra đánh giá : ( 3 phút ) - Giáo viên đặt câu hỏi : 
+ Hóa học có vai trò như thế nào , trong đời sống hàng ngày ?
 - Hướng trả lời : + Hóa học có vai trò rất lớn , trong cuộc sống hàng ngày , sản xuất 
+ Cuộc sống hàng ngày : Quần áo , thuốc chữa bệnh , sách vở 
+ Trong nông nghiệp , công nghiệp : phân bón , thuốc trư sâu , các loại máy móc vì vậy có hóa học , con người đã tạo ra nhiều chất theo ý muốn . 
5. Dặn dò : ( 2 phút ) - Các em về nhà tìm hiểu thêm 1số vai trò hóa học trong cuộc sống , tứ đó cần có ý thức bảo vệ các sản phẩm từ hóa học .
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới ,chương I : Chất , nguyên tử , phân tử , “ CHẤT ” , tìm hiểu về chất của 1 số vật dụng , trong đời sống hàng ngày .
Tuần:1 Ngày soạn: 23/08/2015 
Tiết PPCT: 02 Ngày giảng : 27/08/2015 
 CHƯƠNG I : CHẤT- NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ 
 BÀI 2: CHẤT
I) Mục tiêu.
1. Kiến thức : - Củng cố khái niệm hoá học.
- Phân biệt được vật thể.(tự nhiên và nhân tạo ),vật liệu và chất .
- Biết được ở đâu có vật thể, ở đó có chất. 
- Biết mỗi chất đều có những tính chất nhất định. Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết, sử dụng những chất đó vào việc thích hợp trong đời sống, sản xuất và giữ an toàn khi dùng hoá chất .
2. Kỹ năng : - Biết cách quan sát ,dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.
- Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hoá học cho chính xác 
- Nhận biết, phân biệt, sử dụng hoá chất, liên hệ thực tế.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, yêu thích môn học.
4. Trọng tâm : - Phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo ),vật liệu và chất .
- Tính chất của chất.
II) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án . 
- Dụng cụ : Các đồ dùng hàng ngày , ấm chén , nguồn pin , đèn cồn .
- Hóa chất : Bột lưu huỳnh , nước , muối ăn , mẫu sắt 
2. Học sinh : - Nghiên cứu trước nội dung bài mới .
- Tìm hiểu 1 số vật thể , tạo nên các chất khác nhau ( gỗ làm bàn gỗ , nhựa làm cốc nhựa )
- Làm 1 số thí nghiệm đơn giản , nấu nước , quan sát nước đọng trên vun xoong .
III) Tiến trình dạy học :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 1 phút ) 
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Hoá học là gì? Vai trò của hoá học đối với đời sống con người?
Đáp án: - Hoá học là môn khoa học nghiên cứu chất và sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
 - Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống
 	 + Làm đồ dùng sinh hoạt
 	 + Sản xuất thuốc
 + Dùng trong sx nông nghiệp, công nghịêp...
3. Bài mới: 
a)Mở bài: Theo em chất có ở đâu ? Làm thế nào để phân biệt, nhận biết tính chất của chất ? ( 2 phút ) 
b) Phát triển bài:
Hoạt động I : Nghiên cứu chất có ở đâu ? (16 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
- Nêu câu hỏi nêu vấn đề :
 Chất có ở đâu ? + Em hãy kể một số vật thể mà em biết xung quanh em. – Đặt câu hỏi : + Em hãy phân loại các vật thể trên theo quá trình hình thành của chúng ? + Thông báo về một số chất tạo nên vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. - Đặt câu hỏi + Vật thể nhân tạo được làm từ những vật liệu cụ thể như : Nhôm, sắt, thép, đồng, nhựa, cao su.....Em hãy kể một vài vật thể được làm từ những vật liệu trên. 
- Hướng dẫn học sinh tổng kết thành sơ đồ. – Đặt câu hỏi : Qua những ví dụ trên và sơ đồ em hãy cho biết chất có ở đâu ? 
 - Trả lời câu hỏi : 
 + Một số vật thể : Cây, núi, sông, đá núi, bàn, ghế, sách ..... 
 - Phân loại theo 2 loại: 
 + Vật thể tự nhiên : Cây, núi, sông, đá núi. + Vật thể nhân tạo : Bàn, ghế, sách 
 + Nồi làm từ nhôm,cửa sổ làm từ thép, dây điện làm từ đồng, lốp làm từ cao su..... 
( Vật thể nhân tạo được tạo nên từ những vật liệu , Nhôm ,Sắt , Đồng ) 
 Vật thể tự nhiên , nhân tạo một số chất vật liệu Chất hay hỗn hợp chất - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi như SGK.
*) Tiểu kết : - Sự tồn tại của chất .
+ Ở đâu có vật thể ở đó có chất .( chất tồn tại trong vật thể , và tạo nên vật thể ) 
Hoạt động II : Nghiên cứu tính chất của chất. (15 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
- Mỗi chất có nhũng tính chất nhất định, khác nhau. Những tính chất không làm thay đổi chất là tính chất vật lí . 
- Những tính chất làm biến đổi chất là tính chất hoá học. 
- Nêu câu hỏi : +Em hãy lấy ví dụ về tính chất vật lí của chất, cho biết làm thế nào để xác định được tính chất đó? - Giải thích học sinh rõ : ( sgk ) 
- Lấy câu hỏi để học sinh liên hệ : +Em hãy lấy ví dụ một số tính chất hoá học diễn ra ở ngoài đời sống xung quanh chúng ta. - Vậy việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? - Hướng học sinh rút ra nhận xét, đánh giá, kết luận .
1. mỗi chất có những tính chất nhất định. 1) Mỗi chất có những tính chất nhất định : 
- Nghiên cứu trả lời câu hỏi. + + Để xác định các tính chất đó ta có thể làm TN . 
( Quan sát , dùng dụng cụ đo , quan sát  ) . 	
dụng dụng cụ đo. 
+ Học sinh suy nghĩ lấy ví dụ. 
2. Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? - Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: 
+ Giúp phân biệt chất này với chất khác, nhận biết chất . 
Biết cách sử dụng chất. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. 
* ) Tiểu kết : - Tính chất của chất.
+ Mỗi chất có những tính chất nhất định : Tính chất vật lí (Những tính chất không làm thay đổi chất ) , tính chất hóa học (Những tính chất làm biến đổi chất ) .
+ Sự hiểu biết về tính chất của chất , giúp vào quá trình nhận biết các chất , biết cách sử dụng , áp dụng vào đời sống , sản xuất . 
* Kết luận T1 : - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội .
4. Củng cố T1: ( 5 phút ) - Giáo viên đặt câu hỏi : 
+ Hãy so sánh các tính chất : màu , mùi , vị , tính tan trong nước , tính cháy của các chất , muối ăn , đường , và than .
 - Hướng củng cố T1 :
+ Giống nhau : trạng thái của chất ( rắn ) .
+ Khác nhau : 
Muối
Đường
Than
Màu
Trắng
Trắng
Đen 
Vị
Mặn
Ngọt
Không có 
Tính tan
Tan được trong nước 
Tan được trong nước
Không tan
Tính cháy
Không có
Không có
Có 
5. Dặn dò : ( 2 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , làm bài tập từ bài 3 đến bài tập 6 SGK trang 11, nghiên cứu phần còn lại của bài
- Hướng dẫn bài tập 6 : Lấy một cốc nước vôi trong, dùng ống thổi thổi hơn thở sục vào trong cốc nước vôi trong đó. Nếu có xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ trong hơi thở có khí cacbonic.
- Nghiên cứu tiếp bài " Chất" và cho biết : Tính chất của chất tinh khiết có gì khác tính chất của hỗn hợp ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET_12.doc