Giáo án môn Hóa học 8 - Phản ứng hoá học (tiếp)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: HS biết

 - Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.

 - Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra.

 - Hiểu được nội dung bài qua việc thực hiện và quan sát thí nghiệm.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Phản ứng hoá học (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN HÓA HỌC 8 ĐƯỢC SOẠN VÀ GIẢNG DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT.
TÊN GV: PHẠM THỊ THÚY THƯ.
PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (TT)
Bài 13; Tiết 19
Tuần 10. 
ND: 28. 10. 2015
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS biết
 - Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
 - Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra.
 - Hiểu được nội dung bài qua việc thực hiện và quan sát thí nghiệm.
 2. Kĩ năng:
 - Quan sát hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
 3. Thái độ
 - Tích cực học tập. Có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
II. TRỌNG TÂM:
 - Điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hoá học xảy ra
III. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: P đỏ, Kẽm, dd HCl, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, chén sứ, kẹp gỗ, đèn cồn
 - Học sinh: Xem trước nội dung bài học,
IV. TIẾN TRÌNH:
 1. Ổn định: kiểm diện. 
 2. Kiểm tra miệng: 
Bài tập 2 SGK T50.(10đ)
Bài tập 2 SGK T50.
 Vì hạt hợp thành của các chất là phân tử, mà phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử, nên nguyên tử tham gia phản ứng( tạo ra liên kết với nguyên tử nguyên tố khác).
b) Trong phản ứng chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến thành chất khác.
c) Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.(10đ)
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1 : Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?
GV đưa tình huống1: Khi trộn bột sắt với bột lưu huỳnh chưa thấy có biến đổi( chưa xảy ra phản ứng). Đun nóng mạnh hỗn hợp, hỗn hợp tự nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám, xảy ra phản ứng hóa học.
Tình huống 2: Khi sử dụng đồ dùng bằng sắt để ngoài không khí có hiện tượng gì xảy ra?
HS: Hiện tượng gỉ sét.
GV: Hiện tượng đó nói lên điều gì?
HS: Có phản ứng hóa học xảy ra.
Vậy khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 phút câu hỏi trên và đưa ra ý kiến ban đầu.
Nhóm HS trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
Dựa vào các ý kiến đã trình bày trên GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đề xuất câu hỏi, đề xuất thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm.
HS trình bày câu hỏi, kết hợp trả lời câu hỏi.
Nhận xét, bổ sung.
Các câu hỏi đề xuất có thể như sau:
- Hai chất tham gia không tiếp xúc có xảy ra phản ứng không?
- Nếu không đun nóng phản ứng giữa các chất có xảy ra phản ứng hóa học không?
- Phản ứng hóa học có thể xảy ra ở nhiệt độ thường không?
- Điều chế rượu từ tinh bột không có chất xúc tác (Men rượu) có xảy ra phản ứng hóa học không?
- Để phản ứng hóa học xảy ra có phải tất cả các thí nghiệm đều dùng chất xúc tác không?
-Trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày có xảy ra phản ứng hóa học không? Đó là những phản ứng nào?
HS tiếp tục đề xuất các thí nghiệm, GV chốt lại thí nghiệm cần làm.
GV giao dụng cụ để HS làm thí nghiệm.
GV đến các nhóm hướng dẫn cho HS làm thí nghiệm. và nhắc nhở các em lấy hóa chất vừa đủ dùng, tránh lãng phí.
Nhóm HS trình bày thí nghiệm(Hiện tượng, phương trình, Kết luận).
Qua thí nghiệm trên, em hãy cho biết khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
HS trả lời.
GV kết luận kiến thức mới.
GV: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra dễ dàng và nhanh hơn( các chất ở dạng bột thì bề mặt tiếp xúc nhiều hơn ở dạng lá.)
Một số phản ứng muốn xảy ra phải được đun nóng đến một nhiệt độ thích hợp
GV liên hệ đến quá trình chuyển hoá từ tinh bột sang rượu. Cần có men rượu cho quá trình chuyển hoá đó.
GV giới thiêu chất xúc tác là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
HĐ 2: Làm thế nào để nhận biết phản ứng hoá học xảy ra.
HS dựa vào các thí nghiệm đã thực hiện trả lời câu hỏi.
Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
HS: dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện có tính chất khác với chất phản ứng.
Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện?
HS: Những tính chất khác mà ta dễ nhận biết là màu sắc, tính tan, trạng thái. 
Ngoài ra sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng xảy ra. VD: Ga cháy, nến cháy.
GV yêu cầu HS lau chùi, vệ sinh nơi thực hành sau khi làm thí nghiệm.
III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?
 Phản ứng xảy ra khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau. Có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.
IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
 Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
 4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Bài tập 5 SGK T 51.
1HS làm bảng lớn, HS còn lại làm vào vở bài tập.
Bài tập 5 SGK T 51.
Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra: Xuất hiện chất khí (sủi bọt ở vỏ trứng).
Axit clohidric + canxi cacbonat à Canxi clorua + nước + Khí cacbon đi oxit.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học :
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 Học thuộc bài, Làm bài tập 6 SGK T 51.
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Chuẩn bị bài: Tiết 20 “ Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học. ”
 Tìm hiểu nội dung thí nghiệm.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Phan_ung_hoa_hoc_TT.doc