Giáo án môn Hóa học 8 - Phương trình hoá học

1. MỤC TIÊU:

 1.1 Kiến thức:

 HS biệt :- Phương trình hoá học dùng để biểu diễn phàn ứng hoá học

 - Các bước lập PTHH.

 HS hiểu : - Ý nghĩa của PTHH: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử ,số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng .

 1.2. Kĩ năng:

 HS thực hiện được: Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm.

 HS thực hiện thnh thạo : Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể.

 1.3. Thái độ:

 Thĩi quen: Giáo dục hs yêu thích bộ môn.

Tính cch: Hứng th học tập bộ mơn

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1619Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Phương trình hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
 Tuần 12:Tiết 22 
 ND: 2/11/2012
1. MỤC TIÊU: 
 1.1 Kiến thức:
 HS biệt :- Phương trình hoá học dùng để biểu diễn phàn ứng hoá học
 - Các bước lập PTHH.
 HS hiểu : - Ý nghĩa của PTHH: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử ,số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng .
 1.2. Kĩ năng:
 HS thực hiện được: Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm.
 HS thực hiện thành thạo : Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể. 
 1.3. Thái độ: 
 Thĩi quen: Giáo dục hs yêu thích bộ môn.
Tính cách: Hứng thú học tập bộ mơn 
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
 Biết cách lập phương trình hóa học
 Nắm được ý nghĩa của PTHH và phần nào vận dụng được ĐLBTKL vào các PTHH đã lập. 
 3. CHUẨN BỊ :
 3.1 Giáo viên : +Tranh mô tả các bước lập PTHH.
 +Bảng phụ, phiếu học tập.
 3.2. Học sinh : + Kiến thức: Cơng thức hố học,phương trình chữ,định luật bảo tồn khối lượng 
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4. 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
 4. 2. Kiểm tra miệng: :(7 p)
 HS: ? Em hãy phát biểu định luật bảo toàn khối lượng ?ø (3đ)
 ? Giải thích vì sao trong một phản ứng hố học tổng khối lượng các chất được bảo tồn? (3đ)
 Giả sử cĩ phản ứng magie cháy trong không khí tạo ra magie oxit 
 ? Em hãy viết phương trình chữ phản ứng hoá học trên?
 ? Theo định luật bảo tồn khối lượng ta cĩ biểu thức nào? (4đ)
ĐA: -Định luật: trong 1 pưhh, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia pư (3đ)
 -Giải thích: trong pưhh, diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron. Còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên,vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn . (3đ)
 Magie + oxi magie oxit (2đ)
 Mmagie + moxi = mmagie oxit ( 2đ)
 4.3. Tiến trình bài học :
Vào bài: Lấy phản ứng : Magie + Oxi Magie oxit 
 * Magie, khí oxi có CTHH như thế nào? ( Mg, O2)
 Magie oxit CT gồm magie và oxi? (MgO) 
 Nếu thay tên các chất bằng công thức hoá học
 ? phản ứng trên cĩ thể được viết như thế nào? 
 Mg + O2 MgO 
* Số nguyên tử ở 2 vế phải bằng nhau. Vậy số nguyên tử mỗi nguyên tố đã bằng nhau chưa?
 Qua bài học hôm nay sẽ chúng ta hiểu về PTHH và cách lập PTHH như thế nào.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ 1:(10 p) Phương trình hoá học là gì?
 Vào bài: ? Em hãy viết phương trình chữ biểu diễn phản ứng Khí hidro tác dụng với khí oxi tạo thành nước?
 Hidro + oxi nước
? Nếu thay tên các chất: hidro, oxi, nước bằng các cơng thức hố học, thì phương trình chữ trên cĩ thể được viết như thế nào?
 H2 + O2 > H2O (Số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế đã bắng nhau chưa Sơ đồ phản ứng, mũi tên được viết đứt nét)
* Cách lập PTHH này được mô tả bằng sơ đồ sau:
? Em cĩ nhận xét gì về 2 dĩa cân? Vì sao? ( Lệch về về phía bên phải, VP:O, VT: 2O)
 ? làm thế nào để số nguyên tử O ở 2 vế bằng nhau? ( Thêm hệ số 2 trước H2O)
? Em có nhận xét gì về 2 dĩa cân? Vì sao?
+ Lệch về phía bên phải, vì số nguyên tử H VP nhiều hơn số nguyên tử H ở vế trái.
? Làm thế nào để số nguyên tử H ở 2 vế bằng nhau? (Thên hệ số 2 trước H2)
? Quan sát dĩa cân đã bằng nhau chưa? (bằng nhau)
?Kiểm tra số nguyên tử của mỗinguyên tố ở 2 vế đã bằng nhau chưa? + Bằng nhau
* Ta nĩi phản ứng đã cân bằng, thay mũi tên đứt nét bằng liền nét, ta được PTHH:
 2H2 + O2 2H2O 
* Cách viết như vậy gọi là phương trình hố học
? Vậy PTHH là gì?
? Từ phương trình chữ, đđể lập được PTHH ta cần cĩ gì?
 + CTHH đúng, dấu mũi tên, các hệ số thích hợp
* Để lập đúng PTHH, ta lần lượt làm theo các bước sau.
HĐ 2:(18 p) Tìm hiểu các bước lập phương trình hoá học
VD: Biết nhôm tác dụng với khí oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3. Hãy lập PTHH của phản ứng.
? Em hãy viết PT chữ phản ứng trên?
 Nhôm + khí oxi nhôm oxit ( trong quá trình lập PTHH ta có thể bỏ qua bước này)
 ? Thay tên bằng CTHH? 
 Al + O2 - - -> Al2O3
 ? Số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế như thế nào?
 + Không bằng nhau sơ đồ phản ứng
* Ta nên cân bằng theo chỉ số lớn nhất không bằng nhau ở 2 vế ( theo O), ta bắt đầu từ nguyên tố này, trước hết làm chẵn số nguyên tử O ở vế phải.
 Al + O2 - - -> 2 Al2O3
 4 Al + 3 O2 2Al2O3 
(số nguyên tử ở 2 vế đã bằng nhau, ta được PTHH, thay mũi tên đứt nét bằng liền nét)
* Nếu viết 4Al có nghĩa gì? ( 4 nguyên tử Al), tương tự đối với 2O2, 2Al2O3.
? Vậy có thể đọc PTHH trên như thế nào?
 + 4 nguyên tử nhôm tác dụng với 3 phân tử oxi tạo thành 2 phân tử nhôm oxit.
GV lưu ý hs cách viết PTHH Lưu ý nếu CTHH sai sẽ dẫn đến PTHH sai, chỉ cĩ quyền thêm hệ số trước các chất, tuyệt đối khơng thay đổi, thêm các chỉ số trong CTHH. 
Thảo luận nhĩm 3 phút
 Nhóm 1 -3 : Natri cháy trong không khí tạo ra natri oxit ( gồm Na(I)và O). Lập phương trình hố học cho phản ứng trên?
ĐA:Natri + Khí oxi > Natri oxit
 Na + O2 > Na2O(Viết sơ đồ phản ứng)
 Na + O2 > 2 Na2O( cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố)
 4Na + O2 > 2 Na2O( Viết PTHH)
Đại diện các nhĩm trình bày, nhĩm khác, gv nhận xét bổ sung.
Nhóm 2 – 4: Sắt cháy trong bình đựng khí clo tạo thành sắt(III)clorua (FeCl3). Lập phương trình hoá học cho phản ứng trên?
 ĐA: Fe + Cl2 FeCl3 
 Fe + Cl2 2FeCl3 
 2Fe + 3Cl2 2 FeCl3 
2 nhóm nhanh nhất trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, tự sửa nếu cần.
? Các PTHH trên có thể đọc như thế nào?
+ 4 nguyên tử natri tác dung với 1 phân tử oxi tạo ra 2 phân tử natri oxit
+ 4 nguyên tử sắt tác dụng với 3 phân tử khí clo tao ra 2 phân tử sắt(III) clorua.
I. Lập phương trình hoá học 
1. Phươngtrình hoá học
 Phương trình hoá học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.
2. Các bước lập phương trình hoá học
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố 
Bước 3: Viết phương trình hoá học
VD: Al + O2 - - -> Al2O3
 Al + O2 - - -> 2 Al2O3
 4Al + 3O2 > 2Al2O3
Lưu ý:
- Viết đúng CTHH 
- Không được thay đổi chỉ số trong CTHH đã viết đúng.
- Viết hệ số cao bằng kí hiệu 
4.4. Tổng kết : (5 p)
HS đọc mục 1,2 SGK / 57
 GV treo bảng phụ, thảo luận nhóm 4 phút, phát phiếu học tập.
BT : Trong các phương trình hoá học sau, phương trình nào viết chưa đúng? Hãy sửa lại cho đúng.
 a) Al + O2 AlO2
 b) 3Fe + 9HCl 3FeCl3 + 9 H2
 c) 2Na + 2 H2O 2NaOH + H2
 d) CaO + HNO3 Ca(NO3)2 + H2O
 4.5. Hướng dẫn hs học ở nhà: (5 p)
* Đối với bài học ở tiết học này: 
 -Học bài, kết hợp sách giáo khoa, lưu ý 3 bước lập PTHH.
 - Làm bài tập 1ab,2ab, 3, 4, 5, 6( lập PTHH), 7 tr 58 sgk.
 - Hướng dẫn làm bài 7 sgk tr 58.
 a) ? Cu + ? - - -> 2 CuO
 Vế phải có thêm bao nhiêu ngtử O, lưu ý oxi ở dạng thể khí? Vậy thêm vào vế trái CTHH gì?
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem tiếp mục II - bài 16: Phương trình hoá học.
 Ơn lại cách viết số lượng nguyên tử, phân tử của chất.
5.PHỤ LỤC
BT : Trong các phương trình hoá học sau, phương trình nào viết chưa đúng? Hãy sửa lại cho đúng.
 a) Al + O2 AlO2
 b) 3Fe + 9HCl 3FeCl3 + 9 H2
 c) 2Na + 2 H2O 2NaOH + H2
 d) CaO + HNO3 Ca(NO3)2 + H2O
Nhóm 1 -3 : Natri cháy trong không khí tạo ra natri oxit ( gồm Na(I)và O). Lập phương trình hố học cho phản ứng này?
Nhóm 2 – 4: Sắt cháy trong bình đựng khí clo tạo thành sắt(III)clorua (FeCl3). Lập phương trình hoá học cho phản ứng này?
 Lập PTHH của các phản ứng sau:
 Al2O3 + H2SO4 > Al2(SO4)3 + H2O (1)
 Fe(OH)3 > Fe2O3 + H2O
Trong các phương trình hoá học sau, phương trình nào viết chưa đúng? Hãy sửa lại cho đúng.
 a) Al + O2 AlO2
 b) 3Fe + 9HCl 3FeCl3 + 9 H2
 c) 2Na + 2 H2O 2NaOH + H2
 d) CaO + HNO3 Ca(NO3)2 + H2O

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_16_Phuong_trinh_hoa_hoc.doc