Giáo án môn Hóa học 8 - Sự biến đổi chất

 1. MỤC TIÊU

 1.1. Kiến thức:

 HS biệt : - Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.

 HS hiểu : Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi từ chất này thành chất khác

 1.2. Kĩ năng :

 HS thực hiện được : Quan sát, làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng.

 HS thực hiện thành thạo : Giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm

 1.3. Thái độ:

 Thói quen: Phát triển năng lực tưởng tượng về sự biến đổi của chất, nhìn nhận sự việc, hiện tượng một cách có khoa học,

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Sự biến đổi chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10 :Tiết 17
 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
ND:20/10/12 
 1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức:
 HS biệt : - Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
 HS hiểu : Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi từ chất này thành chất khác
 1.2. Kĩ năng :
 HS thực hiện được : Quan sát, làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng.
 HS thực hiện thành thạo : Giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm
 1.3. Thái độ:
 Thói quen: Phát triển năng lực tưởng tượng về sự biến đổi của chất, nhìn nhận sự việc, hiện tượng một cách có khoa học, 
 Tính cách: yêu thích bộ môn. Và chú ý trong học tập .
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
 - Khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
 -Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
 3. CHUẨN BỊ
 3.1.GV: hoá chất: bột sắt khử, bột lưu huỳnh, đường trắng.,nước
 dụng cụ: nam châm, thìa nhựa, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, chén sứ,phiếu học tập 
 3.2.HS :Kieán thöùc veà tính chaát cuûa chaát 
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 4.2. Kieåm tra mieäng : Nhận xét bài kiểm tra một tiết: ưu điểm, tồn tại,hướng khắc phục.
 4.3. Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 HÑ 1:(10 phút) Tìm hiểu thế nào là hiện tượng vật lí?
Vào baøi: Quan sát nước đang sôi em thấy có hiện tượng gì?
 +Có các bọt khí thoát ra, nước bốc hơi.
? Có tạo ra chất mới không?
 + không tạo ra chất mới, giữ nguyên chất ban đầu, chỉ thay đổi trạng thái .đó chính là hiện tượng vật lí .
 HS quan sát hình 2.1 sgk/45 và nêu nhận xét quá trình biến đổi của nước 
 chảy 	 bay hơi
Nước(r) 	 Nước(l)	Nước(h)
 Đông đặc ngưng tụ 
 Trong quá trình trên nước có biến đổi thành chất khác không?
 HS: nước không biến đổi thành chất khác mà chỉ thay đổi trang thái(thể).
 Hs quan sát gv hoà muối ăn dạng hạt vào nước
? Nhân xét trang thái các chất trước khi TN?
 +Muối trạng thái rắn, nước lỏng không màu
 HS quan sát gv làm TN hoà tan, cô cạn dd nước muối( gv chuẩn bị trước dd nước muối đã cô cạn), hs nhận xét sự biến đổi của muối.
 hoà tan cô cạn 
Muối (r) 	Nước muối (dd)	Muối (r)
 to 
 ? Trong quá trình trên muối có biến đổi thành chất khác không?
 + muối không biến đổi thành chất khác.
 GV bổ sung: nước chỉ biến đổi về thể, muối chỉ biến đổi về hình dạng. 
à Những sự biến đổi như thế của chất thuộc loại hiện tượng vật lí.
 Vậy thế nào là hiện tượng vật lí?
 HS trả lời.
 GV kết luận – ghi bảng.
HÑ 2:(20 phút) Tìm hiểu thế nào là hiện tượng hoá học.
Vào baøi: Gv làm thí nghiệm, hs quan sát, cho biết màu sắc, trạng thái các chất trước phản ứng
 Gv cho 1ml dd CuSO4 có màu xanh vào ống nghiệm, cho thêm 1 ml NaOH vào ống nghiệm
? Quan sát, cho biết hiện tượng xảy ra?
 + Tạo ra chất rắn không tan, màu xanh đậm
? Có tạo ra chất mới không? (có)
* Chất ban đầu đã bị biến đổi thành chất khác, ta nói có sự biến đổi chất. Vậy dấu hiệu để nhận ra sự biến đổi chất là gì, sự biến đổi chất thuộc loại hiện tượng gì?
 -GV goi hs đọc thí nghiệm 1
 GV giới thiệu hoá chất - dụng cụ.
? Quan sát mẫu lưu huỳnh, bột sắt cho biết trạng thái, màu sắc? ( vàng, đen, dạng bột)
? Em đã biết Sắt có tính chất gì? ( bị nam châm hút)
GV trộn bột sắt: bột lưu huỳnh với tỉ lệ về khối lượng là: 7:4, chia hỗn hợp thành 2 phần
* Phần 1: Cho vào ống nghiệm đun mạnh sau đó ngừng đun
? Quan sát và nêu hiện tượng?
 +Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển thành chất rắn màu xám
 ?Hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh có màu gì? (xám).
 HS đưa nam châm lại gần, nhận xét, kết luận.
 +Chất rắn không bị nam châm hút nữa
? Qua đó em kết luận được gì ?
+ Lưu huỳnh kết hợp với sắt đun nóng tạo ra chất mới có tính chất khác với chất ban đầu
? vậy TN trên có sự biến đổi chất không ?
 + Có à hiện tượng hoá học
? Vậy hiện tượng hoá học là gì ?
* Phần 2: Đưa nam châm lại gần, rà trên bề mặt hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh
? Quan sát , nhận xét ? Cho biết đây là hiện tượng gì? 
 + Sắt bị nam châm hút, không tạo chất mới, đây là hiện tượng vật lý
Thí nghiệm 2:Đun nóng đường
HS nêu hiện tượng quan sát được khi tiến hành TN ở nhà
 Gọi hs đọc cách tiến hành thí nghiệm.
 GV giới thiệu hoá chất - dụng cụ.
 Gọi 1 hs lên thực hiện thí nghiệm 2 .
 Trong quá trình làm, GV nêu câu hỏi:
 - Em thấy hiện tượng gì khi đun nóng chén sứ đựng đường, (để tấm kính phía trên)?
 HS: Đường dần dần chuyển thành chất rắn màu đen đồng thời có những giọt nước đọng lên thành kính.
 - Vậy khi bị nung nóng đường phân huỷ thành những chất gì?
 HS: thành 2 chất mới là than và nước.
 Vậy đây là hiện tượng gì? Vì sao? 
 + Khi đun nóng đường biến đổi thành than và nước, có sự biến đổi thành chất mới, đây là hiện tượng hoá học
* THGDHN:Naém vöõng kó naêng laøm TN hoùa hoïc ,kó naêng quan saùt ,tính caån thaän ,trung thöïc cuûa caùc nghaønh ngheà saûn xuaát hoùa hoïc,hoaïc nhaân vieân cuûa caùc phoøng TN hoùa hoïc
I. Hiện tượng vật lí
 chảy bay hơi
Nước(r) 	 Nước(l)	Nước(h)
 Đông đặc ngưng tụ 
 hoà tan cô cạn
Muối (r) 	Nước muối (dd)	Muối (r) to
 KL:Hiện tượng chất biến đổi nhưng không tọa ra chất mới(vẫn giữ nghuyên là chất ban đầu) được gọi là hiện tượng vật lí
II. Hiện tượng hoá học
1.Hiện tượng
Thí nghiệm 1: to
Hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh (xám)
sắt (II) sunfua.
Thí nghiệm 2:
Đường bị phân huỷ thành than và nước.
2. Kết luận 
Hiện tượng chất biến đổi và có tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hoá học.
4.4. Tổng kết :
Bài tập 1: :Trong số các quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hoá học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.
1/ Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.
2/ Hoà tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng dùng làm giấm ăn.
3/ Vành xe đạp bằng sắt ( trắng bạc) bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
4/ Thau nồi bằng nhôm để lâu ngày ngoài không khí thấy mất vẻ sáng bóng là do nhôm oxit bao bọc xung quanh nhôm.
 HS : Hoạt động nhóm hoàn thành
ĐA: Hiện tượng vật lí: 1,2
 Hiện tượng hoá học: 3,4 
Bài tập 2:, gv treo bảng phụ, (Làm bài tập cá nhân- chấm điểm)
 - Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc sau đó nến lỏng chuyển thành hơi, hơi nến cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
 Trong TN trên, giai đoạn nào là hiện tượng vật lý, giai đoạn nào là hiện tượng hoá học?
ĐA: Hiện tượng vật lý: Nến cháy lỏng và nến lỏng chuyển thành hơi
 Hiện tượng hoá học: Nến cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước
4.5. Hướng dẫn hs tự học :
 *Đối vói bài học ở tiết này: Ghi nhớ hiện tượng ở thí nghiệm 1và 2.
 -nắm vững khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
- Làm bài tập 1,2,3 tr 47 sgk; 12.3,12.4 tr15 sbt.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Phản ứng hoá học, xem lại phần định nghĩa phân tử.
 -Tìm hiểu: thế nào là phản ứng hoá học? khi nào có phản ứng hóa học xảy ra?
5.PHỤ LỤC
Bài tập 1: :Trong số các quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hoá học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.
1/ Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.
2/ Hoà tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng dùng làm giấm ăn.
3/ Vành xe đạp bằng sắt ( trắng bạc) bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
4/ Thau nồi bằng nhôm để lâu ngày ngoài không khí thấy mất vẻ sáng bóng là do nhôm oxit bao bọc xung quanh nhôm.
Bài tập 2:, gv treo bảng phụ, (Làm bài tập cá nhân- chấm điểm)
 - Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc sau đó nến lỏng chuyển thành hơi, hơi nến cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
 Trong TN trên, giai đoạn nào là hiện tượng vật lý, giai đoạn nào là hiện tượng hoá học?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_12_Su_bien_doi_chat.doc