Giáo án môn Hóa học 8 - Tỉ khối của chất khí

 1. MỤC TIÊU

 1.1. Kiến thức:

 HS biết: - - HS biết biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và của khí A đối với không khí.

 HS hiểu : Cch giải bài tóan hóa học có liên quan đến tỉ khối chất khí

 1.2. Kĩ năng:

 HS thực hiện được: Rèn kĩ năng tính tóan và biết cách tìm khối lượng mol khí từ tỉ khối.

 HS thực hiện thnh thạo : Tính tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của một chất khí đối với không khí

 1.3. Thái độ:

 Thĩi quen: : Tích cực ,nghim tc trong học tập bộ mơn

 Tính cch: - Phát huy trí tưởng tượng về sự tồn tại của chất khí.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tỉ khối của chất khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HỐ HỌC
******&******
TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
 Tuần:15 . Tiết 29
ND:23/11/12
 1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức:
 HS biết: - - HS biết biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và của khí A đối với khơng khí.
 HS hiểu : Cách giải bài tóan hóa học có liên quan đến tỉ khối chất khí 
 1.2. Kĩ năng:
 HS thực hiện được: Rèn kĩ năng tính tóan và biết cách tìm khối lượng mol khí từ tỉ khối.
 HS thực hiện thành thạo : Tính tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của một chất khí đối với không khí
 1.3. Thái độ:
 Thĩi quen: : Tích cực ,nghiêm túc trong học tập bộ mơn 
 Tính cách: - Phát huy trí tưởng tượng về sự tồn tại của chất khí.
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
 Biết cách sử dụng tỉ khối để so sánh khối lượng các khí 
 3.CHUẨN BỊ 
 3.1.GV: + ĐDDH: bảng phụ ghi bài tập
 3.2.HS: + Kiến thức: xem bài trước 
 + Nguyên tử khối ,cách tính phân tử khối .
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4.1.Ổn định tổ chức ,kiểm diện : kiểm diện HS
 4.2 .Kiểm tra miệng : (5 p)
- Sửa bài tập 3b trang 67 SGK (10đ)
ĐA: Thể tích của CO2 : V = n.22,4 = 22,4 . 0,175 = 3,92l (3đ)
 Thể tích cuả H2 : V = n.22,4 = 1,25 . 22,4 = 28l (3,5đ)
 Thể tích của N2 : V = n.22,4 = 3 . 22,4 = 67,2l (3,5đ)
 4.3. Tiến trình bài học :
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Họat động 1: (15 p) Tỉ khối của khí A so với khí B 
Mục tiêu :
KT : Giúp HS biết so sánh khí này nặng hay nhẹ hơn khí khác bao nhiêu lần .
Vào bài. Khi nghiên cứu về tính chất của một chất khí nào đó, một câu hỏi đặt ra là chất khí này năng hay nhẹ hơn chất khí đã biết là bao nhiêu hoặc năng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?chúng ta hãy tìm hiểu bài học. 
-GV yêu cầu HS thảo luận (2’) để trả lời câu hỏi:Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hơn khí B?
-GV: để so sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của khí B ta lập tỉ số và ghi kí hiệu là dA/B .
-GV gọi một HS ghi công thức tính tỉ khối lên bảng.
-HS nhận xét, sửa sai (nếu có)
-GV: nếu biế tỉ khối dA/B , biết MA (hoặc MB ) ta có tính được MB (hoặc MA) hay không? Viết CT.
-HS: MA = dA/B.MB 
Vận dụng:
GV treo bảng phụ viết sẵn bài toán sau:
Biết khí A có tỉ khối đối với khí oxi là 1,375. Hãy xác định khối lượng mol của khí A?
 Họat động 2: (15 p) Tỉ khối của khí A so với không khí 
Mục tiêu :
KT : Giúp HS biết so sánh một chất khí nặng hay nhẹ hơn khơng khí bao nhiêu lần .
KN : Tính được khối lượng mol của khí A khi biết tỉ khối của chất khí .
Vào bài. -GV yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi: bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
-HS, để biết khí A năng hay nhẹ hơn kk người ta xác định tỉ khối tỉ khối A đối với kk
-GV: tỉ khối của khí A đối với kk là tỉ số giữa khối lượng của 1 mol khí A đối với khối lượng “1 mol kk” không khí không phải một chất mà là tổng hợp gồm 2 khí chính: 80% N2 và 20% O2 . Tìm khối lượng mol của kk ntn?
-HS thảo luận trả lời câu hỏi trên (3’)
-HS: Mkk = (28g.0,8) + (32g.0,2) 29g
-Tương tự CT tính dA/B em hãy thành lập công thức tính dA/kk 
-HS lên bảng trình bày công thức 
 Vận dụng:
Xác định tỉ khối của một chất khí so với kk.
a/ Khí Clo (Cl2) rất độc hại đối với đời sống của con người và ĐV , khí này năng hay nhẹ hơn kk bao nhiêu lần?
b/ Khí amoniac (NH3) có mùi khai trong nước tiểu, khí này năng hay nhẹ hơn kk bn lần?
-GV nêu vấn đề cho HS giải đáp:
Nếu chúng ta biết tỉ khối của khí A đối với không khí thì ta có thể biết thêm một đại lượng nào của khí A? bằng cách nào?
-HS xây dựng công thức tính MA khi biết dA/kk : MA = 29.dA/kk 
Vận dụng:
a/ Một chất khí có tỉ khối đối với kk là 2,207. hãy xác định khối lượng mol của khí A
b/ Vì sao trong tự nhiên khí cacbonic (CO2) thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu?
-HS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi trên (5’)
HS: a/ MA = 29.dA/kk = 29.2,207 
 MA 64
 b/ Vì MCO2 > Mkk
I.Tỉ khối của khí A đối với khí B
 Là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khí B
Công thức :
dA/B = 
d A/B là tỉ khối của khí A đối với khí B
MA, MB :khối lượng mol của khí A,B(g)
Nhận xét:
d A/B < 1 : khí A nhẹ hơn khí B
d A/B > 1: khí A nặng hơn khí B
II. Tỉ khối của khí A đối với không khí
 Là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và kk.
Công thức: 
dA/kk = 
dA/kk là tỉ khối của khí A đối với không khí 
MA : khối lượng mol của khí A (g)
Nhận xét:
dA/kk < 1 : khí A nhẹ hơn kk
dA/kk > 1 : khí A nặng hơn kk
 4.4. Tổng kết : (5 p)
Cho những khí sau: N2, O2, CO2, H2S. hãy cho biết:
a/ Khí nào năng nhất ? khí nào nhẹ nhất ?
b/ Khí H2S nặng hay nhẹ hơn khí O2 bao nhiêu lần?
ĐA: a/ Khí nặng nhất CO2 (44); khí nhẹ nhất N2 (28) 
 b/ Khí H2S năng hơn khí O2 1,07 lần
 4.5. Hướng dẫn hs tự học (5 p)
 * Đối với bài học ở tiết học này : -Học bài nắm vững cách so sánh sự năng nhẹ của các chất khí .
 -Làm BT 1, 2, 3, trang 69 SGK
Gợi ý BT2: Vận dụng công thức MA = dA/B.MB a. M= 44 g , M = 2 g 
 MA = 29.dA/kk b. M = 29.2,207 = 64 g , M= 34 g
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
 -Xem trước bài "Tính theo công thức hóa học"
 - Oân nguyên tử khối của các NTHH, cách lập CTHH
5.PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_20_Ti_khoi_cua_chat_khi.doc