Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 18: Phản ứng hoá học

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

HS biệt : - Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác,

 HS hiểu : Để xảy ra phản ứng hóa học ,cc chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau ,hoặc cần thêm nhiệt độ cao áp suất cao hay chất xúc tác .

Để nhận biết có p/ư hóa học xảy ra dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc ,tạo kết tủa ,khí thoát ra

1.2 Kĩ năng:

 HS thực hiện được : Kĩ năng quan sát, thí nghiệm, hình vẽ hoạc hình ảnh cụ thể để rút ra được nhận xét về PUHH ,điều kiện về dấu hiệu để nhận biết có PUHH xảy ra.

 HS thực hiện thnh thạo : Viết được PT bằng chử để biểu diễn PƯ HH

Xác định vđược chất phản ứng v sản phẩm .

 1.3. Thái độ:

Thĩi quen: Phát trển năng lực tưởng tượng về thế giới vi mô.

Tính cch: Yêu thích bộ môn

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 18: Phản ứng hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10 PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
. Tiết 18 
ND : 22/10/12 
1.. MỤC TIÊU: 
 1.1. Kiến thức: 
HS biệt : - Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác, 
 HS hiểu : Để xảy ra phản ứng hĩa học ,các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau ,hoặc cần thêm nhiệt độ cao áp suất cao hay chất xúc tác .
Để nhận biết cĩ p/ư hĩa học xảy ra dựa vào một số dấu hiệu cĩ chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc ,tạo kết tủa ,khí thốt ra 
1.2 Kĩ năng:
 HS thực hiện được : Kĩ năng quan sát, thí nghiệm, hình vẽ hoạc hình ảnh cụ thể để rút ra được nhận xét về PUHH ,điều kiện về dấu hiệu để nhận biết cĩ PUHH xảy ra.
 HS thực hiện thành thạo : Viết được PT bằng chử để biểu diễn PƯ HH
Xác định vđược chất phản ứng và sản phẩm .
 1.3. Thái độ:
Thĩi quen: Phát trển năng lực tưởng tượng về thế giới vi mô.
Tính cách: Yêu thích bộ môn
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
 Khái niệm về phản ứng hóa học(sự biến đổi chất và sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử )
 Điều kiện để có phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
3. CHUẨN BỊ :
 3.1. Giáo viên : Hoá chất: ddNaOH, dd CuSO4
 Dụng cụ:Ống nghiệm, giá đỡ, đèn cồn, khay bảng phụ, 
3.2. Học sinh : + Kiến thức: Đặc điểm cấu tạo về đơn chất hợp chất, xem trước bài mới.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4. 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
 4. 2. Kiểm tra miệng:
 HS1: Thế nào là hiện tượng vật ký, hiện tượng hoá học? Cho VD minh họa.(8đ)
 Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật ký và hiện tượng hoá học?(2đ)
 ĐA: Hiện tượng vật lý – hiện tượng hoá học (8đ)
Dấu hiệu: hiện tượng hoá học có chất mới tạo thành, còn hiện tượng hoá học thì không. (2đ)
HS2: ? Phản ứng hoá học là gì?
 Gv nhận xét tình hình học bài cũ ở nhà của học sinh, hướng phấn đấu.
 4.3. Tiến trình bài học :
Vào bài: Gv giới thiệu dụng cụ, hoá chất: ddđồng(II)sunfat vàdd natrihihroxit,hs quan sát cho biết màu sắc, trạng thái của các chất ( dd đồng(II)Sunfat có màu xanh , dd natrihdroxit không màu)
 Gv làm TN: Cho 1ml dd đồng(II)Sunfat có màu xanh vào ống nghiệm có chứa 1ml dd natrihidroxit
 ?HS quan sát, nhận xét? (Tạo ra chất rắn màu xanh đậm)
 ? Có chất mới tạo thành hay không? (Có) 
* Chất rắn màu xanh đậm đó chính là đồng(II)hidroxit, ngoài ra còn có thêm chất Natrisunfat được tạo thành.
 * Vậy ta thấy có sự biến đổi chất từ đồng(II)sunfat, natrihdroxit thành đồng (II)hidroxit và natrisunfat, quá trình biến đổi đó diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1:(10 ) Tìm hiểu phản ứng hoá học là gì?
Vào bài: 
* Quá trình biến đổi trên gọi là phản ứng hoá học
? Vậy phản ứng hoá học là gì?
? Trong phản ứng trên chất nào là chất ban đầu bị biến đổi? (natrihdroxit, đồng(II)sunfat)
- Chất bị biến đổi còn gọi là chất phản ứng( chất tham gia, chất ban đầu)
 ? Chất nào mới sinh ra? (Đồng(II)hidroxit, natrisunfat)
* Để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học trên, ta có thể biểu diễn bằng phương trình chữ như sau:
Lưu ý: giữa các chất tham gia, cũng như giữa các chất sản phẩm có dấu +
 - Dấu + trước phản ứng còn có nghĩa là: tác dụng ( phản ứng.
 - dấu + sau phản ứng còn có nghĩa là “và”
* Đối với các phản ứng co ù2 hay nhiều chất tham gia dấuà có nghĩa là tạo thành (sinh ra), đối với các phản ứng chỉ có một chất tham gia, thì dấu à còn có nghĩa là phân huỷ.
? Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần, lượng chất nào tăng dần?
 + lượng chất tham gia phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
 ? Em hãy ghi lại bằng phương trình chữ phản ứng hoá học trên ?
 BT:Gv treo bảng phụ, hs thảo luận nhóm 2 phút
 Em hãy biểu diễn các phản ứng sau đây bằng phương trình chữ, xác định chất tham gia, sản phẩm.
a) Đun nóng bột sắt với lưu huỳnh ta được sắt(II)sunfua.
b)Kẽm tác dụng với axitclohidric sắt(II)clorua và khí hidro.
c)Đun nóng đường bị phân huỷ thành than và nước.
 Hoạt động 2: (10 p) Tìm hiểu điều kiện đểcĩ phản ứng hố học xảy ra.
Vào bài: 
Nhắc lại: Điều kiện để kẽm phản ứng với dd axit clohidric (axit sufuric) là gì?
 + các chất tham gia tiếp xúc với nhau
 Giả sử ở phản ứng trên,nếu cùng một lượng kẽm tham gia phản ứng, Trường hợp 1 để viên nguyên kẽm, trường hợp 2 chia nhỏ viên kẽm, theo em trường hợp nào phản ứng xảy ra nhanh hơn?
 + Chia nhỏ viên kẽm
* Qua đĩ ta nhận thấy bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra càng dễ dàng và nhanh hơn.
 Trong thí nghiệm giữa sắt và lưu huỳnh, sử dụng dạng bột cũng nhằm mục đích này.
 ? Nến (parafin) cháy, sản phẩm thu được là gì?
 + Khí cacbondioxit và hơi nước
 ? Cĩ phản ứng hố học xảy ra khơng? (cĩ)
 Nếu để nến, nến cĩ tự bốc cháy hay khơng?
 + Muốn phản ứng xảy ra cần đun nĩng đến một nhiệt độ nào đĩ, tức là cung cấp năng lượng cho chất phản ứng, cĩ thể bằng cách đun, nung, đốt( như đốt than), hay chiếu sáng ( như áng sáng mặt trời như quá trình quang hợp, 
 ? Muốn chuyển tinh bột thành rượu cần cĩ gì? (men rượu)
 ? Men rượu đĩng vai trị gì trong phản ứng hố học này?
 + Chất xúc tác
? Thế nào là chất xúc tác?
 + là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên khơng biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
* Giấm là dd axit axetic lỗng, muốn sản xuất axit axetic từ rượu nhạt cần cĩ men, men chính là chất xúc tác
 Qua các thí nghiệm trên, thảo luận 2 phút, ghi lại những điều kiện để phản ứng hố học xảy ra?
 GV chốt kiến thức.
I. Định nghĩa
 Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học.
- Phương trình chữ của PƯHH:
Tên các chất phản ứng à Tên các chất sản phẩm 
VD: Đồng(II)sunfat + Natrihidroxit 
 Chất tham gia
à Đồng(II)hidroxit + Natrisunfat
 sản phẩm
 lưu huỳnh + sắt à sắt (II) sunfua
 Chất tham gia sản phẩm
 Đường à Than + Nước
 Chất tham gia sản phẩm
II .Khi nào có phản ứng hóa học xảy ra?
Phản ứng chỉ xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, cĩ trường hợp cần đun nĩng, cĩ trường hợp cần chất xúc tác 
4.4. Tổng kết :
- Bài tập: Gv treo bảng phụ,hs làm bài tập cá nhân, gv chấm điểm, 1 hs lên bảng sửa
Viết lại PƯHH bằng ptrình chữ các hiện tượng hoá học sau, xác định chất tham gia, sản phẩm?
 a/ Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và hơi nứơc.
 b/ bỏ natri vào nước ta thu được dd natrihidroxit và khí hidro
 c/ Nung đá vôi ( canxicacbonat) ta thu được vôi sống (canxi oxit) và khí cacbonic.
ĐA: a/ metan + oxi à cacbonic + nứơc.
 b/ natri + nước à natrihidroxit + khí hidro
 c/canxicacbonat à canxi oxit + khí cacbo
 chất tham gia Sản phẩm
4. 5. Hướng dẫn hs tự học :
 Đối với bài học ở tiết học này : - Học bài-nắm vững phản ứng hh. chất tham gia ,sản phẩm . cách tiến hành các TN và hiện tượng của từng TN 
 Làm bài tập 1 à 4 sgk/tr51 sgk, 13.1à,13.4,13.8 tr16 -17 sbt
 Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Xem bài 16: Phản ứng hoá học (tt) :phần IV.
 Các dấu hiệu để nhận biết có pưhh xảy ra.
5.PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Phan_ung_hoa_hoc.doc