Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 29: Tỉ khối của chất khí

Tiết 29 : TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ

A- MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Sau bài này giúp học sinh nắm được :

- Cách xác định tỉ khối của khí A so với khí B

- Cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí.

2. Kỹ năng :

- Vận dụng thành thạo công thức tính tỉ khối của chất khí

- Rèn cho học sinh biết giải các bài toán hóa học có liên quan đến tỉ khối của chất khí

3. Thái độ :

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học .

- Tư duy nhạy bén, tinh thần đoàn kết trong giờ học.

B- CHUẨN BỊ :

- GV : Giáo án, bài giảng điện tử, tranh ảnh

- HS : Học bài cũ, đọc trước bài mới .

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 29: Tỉ khối của chất khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày dạy :
Tiết 29 : TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ 
MỤC TIÊU 
Kiến thức : Sau bài này giúp học sinh nắm được : 
Cách xác định tỉ khối của khí A so với khí B
Cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí.
Kỹ năng : 
Vận dụng thành thạo công thức tính tỉ khối của chất khí 
Rèn cho học sinh biết giải các bài toán hóa học có liên quan đến tỉ khối của chất khí
Thái độ : 
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học .
Tư duy nhạy bén, tinh thần đoàn kết trong giờ học.
CHUẨN BỊ : 
GV : Giáo án, bài giảng điện tử, tranh ảnh
HS : Học bài cũ, đọc trước bài mới .
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp : 
Kiểm tra bài cũ : Không 
Bài mới : 
* Vào bài : Em hãy quan sát lên màn hình: Cô có 2 chùm bóng, chùm bóng thứ nhất bơm sẵn khí hidro còn chùm bóng thứ 2 bơm sẵn khí oxi. Giữ 2 chùm bóng trên tay. Cả lớp quan sát và cho cô biết : Có hiện tượng gì xảy ra với 2 chùm bóng khi cô thả tay ? 
=> HSTL : Chùm bóng bơm sẵn khí hidro bay lên còn chùm bóng bơm sẵn khí oxi thì rơi xuống.
 ? Tại sao chùm bóng bơm sẵn khí hidro thì bay lên còn chùm bóng bơm sẵn khí oxi lại rơi xuống ? Để trả lời câu hỏi đó cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay : “ Tỉ khối của chất khí ”
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt Động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách xác định tỉ khối của khí A so với khí B.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu VD trong SGK/ 68 
- Xét ví dụ sau : Hãy so sánh xem khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần ?
? Em hãy tính khối lượng mol của khí hidro và khối lượng mol của khí oxi ?
? Em hãy lập tỉ số giữa khối lượng mol của khí oxi và khối lượng mol của khí hidro?
- GV : Tỉ số giữa khối lượng mol của khí oxi và khối lượng mol của khí hidro gọi là tỉ khối của khí oxi đối với khí hidro và ký hiệu là dO2/ H2 
? Vậy khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí hidro bằng bao nhiêu lần ?
GV: Giả sử khí thứ nhất là khí A có khối lượng mol là MA ; khí thứ hai là khí B có khối lượng mol là MB và dA/B là tỉ khối của khí A so với khí B. Dựa vào ví dụ mà cô vừa hướng dẫn em hãy xây dựng công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B ? 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
? Từ công thức vừa xây dựng, một em cho cô biết : Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ? 
? Cả lớp suy nghĩ và cho cô biết : 
dA/B > 1 trong trường hợp nào ?
? Khi đó khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bằng bao nhiêu lần ? 
- Tương tự, một em cho cô biết : 
dA/B < 1 trong trường hợp nào? 
? Khi đó khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bằng bao nhiêu lần ? 
dA/B = 1 trong trường hợp nào? 
? Em có nhận xét gì về sự nặng nhẹ giữa 2 khí A và B trong trường hợp này ? 
? Từ công thức tính tỉ khối trên bảng em hãy tìm ra giúp cô công thức tính khối lượng mol của khí A khi biết 2 đại lượng còn lại ? 
? Em nào có thể lên bảng viết công thức tính khối lượng mol của khí B khi biết 2 đại lượng còn lại ?
- Vận dụng kiến thức vừa học các em hãy làm nhanh bài tập sau : 
Bài tập 1: 
Cho các khí sau : SO2 ; CO ; CH4 Các khí trên nặng hay nhẹ hơn khí N2 bằng bao nhiêu lần ?
- Gọi 3 hs lên bảng, mỗi em làm 1 ý.
- Yêu cầu hs dưới lớp làm bài vào vở và đối chiếu kết quả với bài làm của 3 bạn .
Bài tập 2: Hãy tìm khối lượng mol của khí có tỉ khối đối với khí oxi là 1,375.
HD: dA/O2 = 1,375. Tính MA 
Bài tập 3 : 
a, Biết dO2/B = 1,1. Tính MB 
b, Biết dA/H2 = 8 . Tính MA 
- Gọi 3 hs lên bảng . Hs khác nhận xét, bổ sung.
? Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần ta so sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của khí B. Vậy muốn biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ta làm thế nào ? Cô hướng dẫn các em nghiên cứu tiếp phần 2.
- HS ghi bài vào vở 
- HS trả lời : 
MH2 = 2.1 = 2 ( g/mol)
MO2 = 2.16 = 32 (g/mol)
dO2/ H2 = = 16 
dO2/ H2 là tỉ khối của khí O2 đối với khí H2 
- Khí oxi nặng hơn khí hidro là 16 lần .
- 1 hs lên bảng viết
- Ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA)
với khối lượng mol của khí B (MB)
- Khi MA > MB 
- Khí A nặng hơn khí B là dA/B lần .
- Khi MA < MB 
- Khí A nhẹ hơn khí B là 
dA/B lần
- Khi MA = MB 
- Khí A nặng bằng khí B
- MA = dA/B . MB 
- MB = 
- Hs lên bảng làm bài 
BT1: 
BT2:
BT3: 
- Hs tự nhận xét .
1.Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ?
 dA/B = 
dA/B là tỉ khối của khí A so với khí B.
* Chú ý : 
dA/B > 1 : Khí A nặng hơn khí B 
dA/B < 1 : Khí A nhẹ hơn khí B 
dA/B = 1 : Khí A nặng bằng khí B
Hoạt Động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách xác định tỉ khối của khí A so với không khí.
- GV thông báo : Không khí là một hỗn hợp khí gồm 2 khí chính là khí N2 và khí O2 trong đó khí N2 chiếm khoảng 80% về thể tích và khí oxi chiếm khoảng 20% về thể tích.
? Một em cho cô biết : Khối lượng mol không khí là khối lượng của bao nhiêu mol không khí ? 
- GV: Trong 1 mol không khí có 0,8 mol khí N2 và 0,2 mol khí O2. ? Vậy em nào có thể lên bảng tính giúp cô khối lượng của 1 mol không khí ? 
- Nếu gọi dA/KK là tỉ khối của khí A so với không khí thì với cách làm tương tự như trên, bạn nào có thể rút ra công thức tính tỉ khối của khí A so với không khí ?
- Gọi 1 hs khác nhận xét, bổ sung
? Một em cho cô biết : 
dA/KK > 1 trong trường hợp nào?
? Khi đó khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?
- Tương tự :
dA/KK < 1 trong trường hợp nào?
? Em rút ra dược nhận xét gì? 
? Theo em có xảy ra trường hợp 
dA/KK = 1 không ? Vì sao ? 
? Dựa vào công thức vừa tìm được em hãy cho cô biết : Muốn tính khối lượng mol của khí A khi biết 2 đại lượng còn lại em làm thế nào ?
HĐ 3: Vận dụng : 
- Vận dụng kiến thức vừa học các em suy nghĩ và hoàn thành các bài tập sau : 
BT 1: Tính tỉ khối của khí CO2 và khí H2 so với không khí ? 
BT 2: Biết tỉ khối của khí A so với không khí là 1,172. Tìm khối lượng mol của khí A ?
HD : dA/KK = 1,172. Tính MA 
- Gọi 3 hs lên bảng , mỗi em làm 1 ý nhỏ. Hs dưới lớp làm bài vào vở.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe
HSTL: 
- Là khối lượng của 1 mol không khí 
MKK = 28.0,8 + 16.0,2
 = 29 (g/mol)
- HS lên bảng viết 
- Khi MA > 29 
- Khí A nặng hơn không khí là dA/KK lần
- Khi MA < 29 
- Khí A nhẹ hơn không khí dA/KK lần.
- Không vì chỉ có không khí mới có M = 29 (g/mol) 
- MA = dA/KK . 29
BT 1: 
BT 2: 
- Hs lên bảng 
- Hs nhận xét, bổ sung
2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ?
 MKK = 29 (g) 
dA/KK = 
* Chú ý :
dA/KK > 1 : Khí A nặng hơn không khí
dA/KK < 1 : Khí A nhẹ hơn không khí
Củng cố : 
 ? Sau bài học này em cần ghi nhớ được kiến thức gì? 
Công thức tính tỉ khối của 
 + Khí A đối với khí B : dA/B = 
 + Khí A đối với không khí : dA/KK = 
 - Đó chính là nội dung phần ghi nhớ SGK / 69. Một em nhắc lại nội dung kiến thức cần nhớ.
? Dựa vào kiến thức vừa học em nào có thể trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài ? 
Do khí H2 nhẹ hơn không khí nên chùm bóng bơm khí H2 bay lên ; còn chùm bóng bơm khí oxi thì rơi xuống vì khí oxi nặng hơn không khí.
? Em hãy quan sát trên màn hình và cho cô biết : Những khí nào thu được bằng cách :
 a, Đặt đứng bình ? 
 b, Đặt ngược bình ? 
=> HSTL : a, Những khí nặng hơn không khí 
 b, Những khí nhẹ hơn không khí 
? Tại sao con người khi đi xuống đáy giêng hoặc hang sâu có thể bị chết nếu không mang 
theo bình dưỡng khí ? 
Vì trong lòng đất luôn luôn xảy ra sự phân hủy một số hợp chất vô cơ và hữu cơ sinh ra khí cacbon đioxit CO2 . Khí CO2 không duy trì sự cháy, không duy trì sự sống của con người và động vật. Mặt khác, khí CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần nên nó thường tích tụ ở hang sâu. Người và động vật xuống những nơi này dễ bị chết ngạt nếu không mang theo bình dưỡng khí.
- Nếu còn thời gian, GV hướng dẫn hs làm bài tập sau : 
 Cho các khí sau : Cl2 ; CO2 ; NH3 ; CH4 .
 a, Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí CO và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần ?
 b, Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần ?
 5. Dặn dò : 
 - Về nhà : 
 + Học thuộc bài 
 + Đọc phần “có thể em chưa biết ”
 + Làm bài tập trong SGK/ 69
 + Xem lại bài : “ Công thức hóa học ”
 + Đọc trước bài mới : “ Tính theo công thức hóa học ” 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 20 Ti khoi cua chat khi_12264663.doc