Tiết 30: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (Tiết 1)
A- MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Từ công thức hóa học đã biết, học sinh biết cách xác định thành phần % theo khối
lượng các nguyên tố của các nguyên tố hóa học tạo nên hợp chất.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh thành thạo kỹ năng tính toán, biết vận dụng công thức để giải bài tập
có liên quan
- Giúp học sinh tư duy mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, tự xây dựng kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học
- Tinh thần đoàn kết trong hoạt động tập thể
B- CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bài giảng, phiếu học tập
- HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu ý nghĩa của công thức hóa học? Lấy VD
HS2: Nhận xét, bổ sung
3. Bài mới:
*Vào bài: Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra hàng triệu chất khác nhau có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Nếu biết công thức hóa học của một chất em không chỉ biết được thành phần các nguyên tố hóa học tạo nên chất mà còn có thể xác định được thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất. Muốn xác định thành phần % theo khối lượng các nguyên tố có trong 1 mol chất ta làm thế nào ? Để trả lời được câu hỏi đó cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài hôm nay: “Tính theo công thức hóa học”
Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết 30: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (Tiết 1) MỤC TIÊU Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Từ công thức hóa học đã biết, học sinh biết cách xác định thành phần % theo khối lượng các nguyên tố của các nguyên tố hóa học tạo nên hợp chất. Kỹ năng: Rèn cho học sinh thành thạo kỹ năng tính toán, biết vận dụng công thức để giải bài tập có liên quan Giúp học sinh tư duy mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, tự xây dựng kiến thức. Thái độ Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học Tinh thần đoàn kết trong hoạt động tập thể B- CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, bài giảng, phiếu học tập HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu ý nghĩa của công thức hóa học? Lấy VD HS2: Nhận xét, bổ sung Bài mới: *Vào bài: Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra hàng triệu chất khác nhau có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Nếu biết công thức hóa học của một chất em không chỉ biết được thành phần các nguyên tố hóa học tạo nên chất mà còn có thể xác định được thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất. Muốn xác định thành phần % theo khối lượng các nguyên tố có trong 1 mol chất ta làm thế nào ? Để trả lời được câu hỏi đó cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài hôm nay: “Tính theo công thức hóa học” Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của hợp chất. - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ 1: VD1: Một loại phân bón hóa học có công thức là KNO3 .Em hãy xác định thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất. HD: ? Một em cho cô biết, hợp chất KNO3 được tạo nên từ mấy nguyên tố hóa học? Là những nguyên tố nào ? ? Một em lên bảng tính khối lượng mol của phân bón? - Trong công thức hóa học của chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong hợp chất chính là số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol chất. ? Nhìn vào công thức hóa học của hợp chất trên, em hãy cho cô biết số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol phân tử KNO3 ? ? Từ số mol nguyên tử mỗi nguyên tố vừa tìm được em hãy tính khối lượng của từng nguyên tố trong hợp chất trên? - Lấy khối lượng của từng nguyên tố vừa tìm được đem chia cho khối lượng mol của hợp chất rồi nhân với 100% ta sẽ thu được thành phần % của từng nguyên tố trong hợp chất. - Gọi 2 em lên bảng tính - Hs khác nhận xét. - Coi cả hợp chất là 100%, theo em còn cách nào khác để tính %mO khi biết thành phần % của 2 nguyên tố còn lại? - Với cách làm tương tự như trên,các em suy nghĩ và làm bài tập ví dụ sau: VD2: Tính thành phần % theo khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất CO2 . HD: - Tính MCO2 - Tính nC ; nO - Tính %mC ; %mO - GV phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm rút ra kiến thức. - Gọi công thức hóa học của hợp chất là AxByCz . Từ 2 ví dụ trên các em hãy thảo luận nhóm để rút ra công thức tính thành phần % theo khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất trên. *Phiếu học tập: - Hợp chất: AxByCz Tính thành phần % theo khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất. %mA = %mB = %mC = ? Qua phần thảo luận nhóm em hãy nếu các bước xác định thành phần % theo khối lượng các nguyên tố có trong 1 mol hợp chất? - GV chốt lại kiến thức. - Ghi bài vào vở - Học sinh đọc bài - HS trả lời: - Hợp chất KNO3 được tạo nên từ 3 nguyên tố hóa học là K, N và O - MKNO3 = 39 + 14+ 16.3 = 101 (g/mol) - Trong 1 mol phân tử KNO3 có 1 mol nguyên tử K ; 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử O mK = 39.1 = 39 (g) mN = 14.1 = 14 (g) mO = 16.3 = 48 (g) %mK = . 100% = = 38,6% %mN = .100% = = 13,8% %mO = .100% = = 47,6% %mO = 100% - (%mK + %mN) - HS suy nghĩ trong 3 phút - 1 hs lên bảng tính - HS nhận xét, bổ sung - Hs thảo luận nhóm trong 5 phút Nhóm 1 báo cáo kết quả Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hs viết công thức lên bảng - Có 3 bước : + Tính khối lượng mol hợp chất + Tìm số mol nguyên tử mối nguyên tố trong 1 mol hợp chất. + Tính thành phần % theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất. 1. Biết công thức hóa học của hợp chất, xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất. - Hợp chất AxByCz %mA = .100% = .100% %mB = .100% = .100% %mC = .100% = .100% Hoạt động 2: Vận dụng - Vận dụng kiến thức vừa học em hãy giải các bài tập sau: BT1: Tính thành phần % theo khối lượng các nguyên tố trong từng hợp chất sau: a, CuSO4 b, SO3 BT2: Đá vôi có công thức hóa học là CaCO3. Trong đá vôi, nguyên tố Canxi chiếm bao nhiêu % về khối lượng? HD: - Tính M hợp chất - Tính số mol Ca - Tính %mCa 2 hs lên bảng Hs khác nhận xét kết quả 1 hs lên bảng tính. 4.Củng cố: ? Sau bài học này em rút ra được kiến thức gì ? Hãy tóm tắt lại nội dung kiến thức cần nhớ. - Làm bài tập sau: Một loại phân đạm có công thức hóa học là NH4NO3 . Em hãy tính thành phần % theo khối lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất. 5.Dặn dò: - Về nhà: + Học thuộc bài + Làm bài tập 1,3 sgk/ 71 + Chuẩn bị phần còn lại của bài
Tài liệu đính kèm: