Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 43, 44

 Tiết 43: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí thành phần của không khí theo thể tích gồm: 78%N2, 21%O2, 1% các khí khác.

- HS nắm được sự cháy và sự ô xi hoá.

- Biết và hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích làm TN

3. Giáo dục:

- Giáo dục ý thức giữ gìn không khí tránh ô nhiễm và phòng chống cháy.

 - Liên hệ được với các hiện tượng trong thực tế.

 4. Hình thành NL, PC:

 - Năng lực giải quyết vấn đề

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán

 - Phẩm chất tự chủ, siêng năng trong học tập

II.CHUẨN BỊ:

1. GV: Tranh ảnh về sự cháy và sự oxi hoá chậm trong thực tế.

2. HS: Xem kĩ phần còn lại của bài học.

 

doc 10 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 721Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 43, 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 NS: 22/1/2018
 Tiết 43: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí thành phần của không khí theo thể tích gồm: 78%N2, 21%O2, 1% các khí khác.
- HS nắm được sự cháy và sự ô xi hoá.
- Biết và hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích làm TN
3. Giáo dục: 
- Giáo dục ý thức giữ gìn không khí tránh ô nhiễm và phòng chống cháy.
 - Liên hệ được với các hiện tượng trong thực tế.
 4. Hình thành NL, PC:
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán
 - Phẩm chất tự chủ, siêng năng trong học tập
II.CHUẨN BỊ:
GV: Tranh ảnh về sự cháy và sự oxi hoá chậm trong thực tế.
HS: Xem kĩ phần còn lại của bài học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định: Nắm sĩ số: 8A:............8B.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 1. Cho biết thành phần của không khí.
 2. Không khí bị ô nhiểm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
 3. Bài mới:
 A. Hoạt động khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: thuyết trình, lắng nghe.
NL, PC: giải quyêt vấn đề
GV giới thiệu bài
HS lắng nghe
Sự cháy và sự o xi hoá chậm có điểm gì giống và khác nhau? Điều kiện phát sinh sự cháy và muốn dập tắt được đám cháy ta phải thực hiện những biện pháp nào?
Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động1:
KT, PP: trực quan, chia nhóm
NL, PC: quan sát, sử dụng ngôn ngữ hóa học, siêng năng trong học tập
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm “Sự oxi hoá”
- HS nhắc lại hiện tượng quan sát được khi cho P và S cháy trong không khí và trong khí oxi.
- Yêu cầu HS nêu một số VD về sự cháy diễn ra trong thực tế.
- GV: Hiện tượng một chất tác dụng với oxi kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng được gọi là sự cháy.
? Vậy theo em, sự cháy là gì?
? Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi có gì giống và khác nhau?
- HS thảo luận và trả lời, GV bổ sung.
Hoạt động 2.
KT, PP: vấn đáp, đặt câu hỏi
NL, PC: sử dụng ngôn ngữ hóa học, siêng năng trong học tập
- Yêu cầu HS dẫn 1 vài VD về sự oxihoá chậm xãy ra trong đời sống .
? Vậy sự oxihoá chậm là gì?
- GV: Trong điều kiện nhất định, sự o xihoá chậm có thêt chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.
- Yêu cầu HS phân biệt giữa sự cháy và sự 
oxihoá chậm
Hoạt động 3.
KT, PP: vấn đáp, đặt câu hỏi
NL, PC: sử dụng ngôn ngữ hóa học, siêng năng trong học tập
- GV đặt vấn đề: ? Than gỗ, cồn để lâu trong không khí không tự bốc cháy. Vậy muốn cho chúng cháy cần phải làm gì.
? Nếu ta đậy kín bếp than đang cháy sẽ có hiện tượng gì, vì sao?
- HS rút ra điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy?
II. Sư cháy và sự oxi hoá chậm:
1. Sự cháy:
- VD: Ga cháy, nến cháy.
* Sự cháy là sự oxihoá có toả nhiệt và phát sáng.
- Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi:
+ Giống nhau: Đều là sự oxihoá.
+ Khác nhau : Sự cháy trong không khí xãy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong khí oxi.
2. Sự oxi hoá chậm:
- VD: + Al, Fe bị gĩ. 
 + Sự oxihoá chậm xảy ra trong cơ thể người.
* Sự oxihoá chậm là sự oxihoá có toả nhiệt và phát sáng.
Sự cháy
Sự oxihoá chậm
Giống
Sự oxihoá, có toả nhiệt
Sự oxihoá, có toả nhiệt
Khác
Có phát sáng
Không phát sáng
3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy:
* Điều kiện phát sinh sự cháy:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
* Biện pháp dập tắt sự cháy:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với khí oxi.
Hoạt động luyện tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: động não.
NL, PC: giải quyết vấn đề, siêng năng trong học tập
- Gv yêu cầu Hs làm bài tập
- HS làm bài tập
* Bài tập 1: Chọn cụm từ ở cột (II) ghép với một phần của câu ở cột (I) cho phù hợp.
Cột I
Cột II
a. Sự oxi hoá là
1. Sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
b. Sự oxi hoá chậm là
2. Sự tác dụng của oxi với một chất.
c. Sự cháy là
3. Sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
- GV sửa chữa 
Đáp án
a-2
b- 3
c-1
Hoạt động vận dụng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: động não.
NL, PC: tính toán, siêng năng trong học tập
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 7/sgk
- HS làm bài tập
- GV sửa chữa 
 - Thể tích không khí mà mỗi người hít vào trong một ngày đêm là:
 - Lượng oxi có trong thể tích đó là:
 - Thể tích oxi mà mỗi người cần trong một ngày đêm:
Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: thuyết trình, lắng nghe.
NL, PC: giải quyết vấn đề, tự chủ, siêng năng trong học tập
GV giao nhiệm vụ về nhà
 + Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi.
 + Bài tập: 4, 5, 6 (Sgk- 99).
HS ghi nhớ thực hiện
Tuần 23 NS: 22/1/2018
Tiết 44: BÀI LUYỆN TẬP SỐ 5
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học.
+ Tính chất của ôxi, ứng dụng và điều chế.
+ Khái niệm ô xi, sự phân loại.
+ Khái niệm về phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.
+ Thành phần của không khí.
2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình, giải toán, phân biệt các loại phản ứng hoá học.
3. Giáo dục: Giáo dục ý thức cẩn thận, độc lập.
 4. Hình thành NL, PC:
 - Năng lực giải quyết vấn đề
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán
 - Phẩm chất tự chủ, siêng năng trong học tập
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Máy chiếu giấy trong, bút dạ
2. HS: Ôn lại các kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: Nắm sĩ số: 8A:............8B.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: thuyết trình, lắng nghe.
NL, PC: giải quyêt vấn đề
GV giới thiệu bài
HS lắng nghe
Nội dung bài học ngày hôm nay giúp các em củng cố những kiến thức đã học trong chương như: những tính chất và điều chế khí oxi, thành phần của không khí, định nghĩa về sự phân loại oxit, sự oxihoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.
Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động1:
KT, PP: vấn đáp, động não
NL, PC: sử dụng ngôn ngữ hóa học,siêng năng trong học tập
- GV cho 1 -2 học sinh đã được chuẩn bị trước trình bày bảng tổng kết những kiến thức cơ bản trong chương “Oxi – không khí”.
- HS khác bổ sung, làm rõ mối liên hệ giữa TCVL và TCHH, điều chế và ứng dụng của 
oxi, thành phần của không khí, định nghĩa và phân loại oxit.
- Cho HS nêu rõ sự khác nhau về các khái niệm: Phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ, sự cháy và sự oxihoá chậm, oxit axit và oxitbazơ.
I. Kiến thức cần nhớ:
- HS thảo luận nhóm và ghi lại ý kiến của mình vào giấy.
- GV chiếu nội dung các nhóm lên màn hình.
II. Bài tập:
* BT1: a. C + O2 CO2.
 b. 4P + 5O2 2P2O5
 c. 2H2 + O2 2H2O.
 d. 4Al + 3O2 2Al2O3.
* BT2: 
a. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.
b CaO + CO2 CaCO3
c. 2HgO 2Hg + O2.
d. Cu(OH)2 CuO + H2O.
- PƯHH: b. 
Vì từ nhiều chất tạo thành 1 chất mới.
- PƯPH : a, c, d.
Vì từ một chất ban đầu tạo ra nhiều chất mới.
* BT3: 
Hoạt động luyện tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: vấn đáp, động não.
NL, PC: sử dụng ngôn ngữ hóa học, siêng năng trong học tập
BT: Phát cho mỗi nhóm một tấm bìa có ghi các CTHH sau: 
CaCO3, CaO, P2O5, SO2, SO3, BaO, CuO, K2O, FeO, Fe2O3, SiO2, Na2O, CO2, MgO, KNO3, H2SO4, MgCl2, H2S, Fe(OH)3, KOH...
- Các nhóm thảo luận rồi gọi tên các oxit
- Thời gian 1 phút.
- HS làm bài tập
- GV sửa chữa 
Canxi oxit.
Bari oxit.
Đồng (I) oxit.
Đồng (II) oxit.
Sắt (II) oxit.
Sắt (III) oxit.
Kali oxit.
Natri oxit.
Magie oxit.
Điphotpho pentaoxit.
Lưu huỳnh đioxit.
Lưu huỳnh tri oxit.
Silic đioxit.
Nitơ monooxit.
Nitơ đioxit.
Điphôtpho trioxit.
Cacbon đioxit.
Cacbon monooxit.
Hoạt động vận dụng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: đặt câu hỏi, động não.
NL, PC: tính toán, siêng năng trong học tập
- GV yêu cầu HS làm các bài tập sau:
* BT4: Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài tập 8 
( Sgk -101).
- GV hướng dẫn HS cách làm, gọi 1 HS lên bảng giải.
 + Viết PTHH.
 + Tìm thể tích khí
- HS làm bài tập
- GV sửa chữa 
* BT4:
PTHH:
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.
a. Thể tích oxi cần thu được là:
 100 . 20 = 2000(ml) = 2 (l).
Vì bị hao hụt 10% nên thể tích O2 ( thực tế) cần điều chế là:
 .
Số mol o xi cần điều chế là:
Theo phương trình:
b. 2KClO3 2KCl + 3O2. 
 2mol 3mol
 ? 0,0982mol
Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: thuyết trình, lắng nghe.
NL, PC: giải quyết vấn đề, tự chủ, siêng năng trong học tập
GV giao nhiệm vụ về nhà
+ Tìm hiểu các cách thu khí oxi
+ Học bài
+Làm BT
HS ghi nhớ thực hiện
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 28 Khong khi Su chay_12267653.doc