Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 50: Điều chế hiđro - Phản ứng thế

A/ Mục tiêu:

- HS biết được cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm (nguyên liệu, phương pháp, cách thu ); Hiểu được phương pháp điều chế hiđro trong công nghiệp; Hiểu được khái niệm phản ứng thế.

- Rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ (Phản ứng điều chế hiđro bằng cách cho kim loại tác dụng với dd axit

- Tiếp tục rèn luyện làm các bài toán tính theo PTHH.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1449Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Tiết 50: Điều chế hiđro - Phản ứng thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50 Điều chế hiđro-phản ứng thế
Ngày giảng: 13/3/2008
A/ Mục tiêu:
HS biết được cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm (nguyên liệu, phương pháp, cách thu); Hiểu được phương pháp điều chế hiđro trong công nghiệp; Hiểu được khái niệm phản ứng thế.
Rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ (Phản ứng điều chế hiđro bằng cách cho kim loại tác dụng với dd axit
Tiếp tục rèn luyện làm các bài toán tính theo PTHH.
B/ Chuẩn bị: 
Chuẩn bị cho thí nghiệm của GV: Điều chế và thu khí hiđro
Zn; ddHCl
Giá sắt, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí có vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thuỷ tinh, ống nghiệm hoặc lọ có nút nhám.
C/ Phương pháp: Trực quan.
D/ Tiến trình tổ chức giờ học:
 I. ổn định lớp:
 II. Kiểm tra :
1) Nêu định nghĩa phản ứng oxi hoá khử; Nêu khái niệm chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử.
 III. Các hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Giới thiệu cách điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm (Nguyên liệu, phương pháp)
HS: Nghe, ghi bài
GV: Làm thí nghiệm điều chế khí hiđro (Cho Zn+ddHCl) và thu khí hiđro bằng hai cách:
Đẩy không khí
Đẩy nước.
? Các em hãy nhận xét hiện tượng thí nghiệm
HS: Nhận xét: 
Có bọt khí xuất hiện trên bề mặt miếng kẽm rồi thoát ra khỏi ống nghiệm.
Khí thoát ra không làm cho than hồng bùng cháy à Khí đó ko phải là oxi.
Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt.
GV: Bổ sung: Cô cạn dd sẽ thu được ZnCl2à Các em hãy viết PTPƯ điều chế hiđro.
HS: Viết pthh
GV: 
? Cách thu khí hiđro giống và khác cách thu khí oxi như thế nào? Vì sao? (GV yêu cầu các nhóm thảo luận)
HS: Khí hiđro và khí oxi đều có thể thu bằng cách đẩy kk hoặc đẩy nước (Vì cả 2 khí này đều ít tan trong nước); nhưng thu khí hiđro bằng cách đẩy kk ta phải úp ngược ống nghiệm (Còn thu khí oxi phải để ngửa ống nghiệm) 
Vì hiđro nhẹ hơn kk; còn oxi nặng hơn kk.
GV: Để điều chế hiđro người ta có thể thay Zn bằng nhôm, sắt; thay dd HCl bằng ddH2SO4 
GV: Gọi 1 HS làm trên bảng, HS khác làm vào vở
HS: 
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2
2Al+3H2SO4àAl2(SO4)3+3H2
GV: Gọi HS nhắc lại cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm
HS Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm ta cho một số kim loại như Zn, Al, Fe tác dụng với một số dd axit như HCl, H2SO4 loãng
GV: Giới thiệu bình kíp .
GV: Người ta điều chế hiđro trong công nghiệp bằng cách điện phân nước, hoặc:
Dùng than khử hơi nước
Điều chế từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ
HS: Nghe, ghi bài
GV: Cho HS quan sát tranh vẽ về sơ đồ điện phân nước
HS: Quan sát tranh vẽ
GV: ? Nhận xét các p/ư ở bài tập 1 và cho biết: Các nguyên tử Al, Fe, Zn đã thay thế nguyên tử nào của axit? 
HS: Nguyên tử của đơn chất Zn, Fe, Al đã thay thế nguyên tử hiđro trong hợp chất
GV: Các p/ư hh trên gọi là p/ư thếà Các em rút ra định nghĩa p/ư thế.
HS: Nêu định nghĩa
GV: Lưu ý HS tránh nhẫm lẫn với p/ư trao đổi.
 HS làm bài tập vào vở
P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 
Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag
Mg(OH)2 à MgO + H2O
Na2O + H2O à 2NaOH
Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2 
Trong đó:
phản ứng hóa hợp: a, d
phản ứng phân huỷ: c
phản ứng thế: b, e (Đồng thời cũng là p/ư oxi hoá khử)
I/ Điều chế khí hiđro: 
1/ Trong phòng thí nghiệm:
* Nguyên liệu:
Một số kim loại: Zn; Al
Dung dịch HCl, H2SO4
Phương pháp: Cho một số kim loại tác dụng với một số dd axit
* Thí nghiệm: 
Điều chế khí hiđro (Cho Zn+ddHCl) và thu khí hiđro
PTHH:
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2
Thu khí:
+ Đẩy không khí
+ Đẩy nước.
Bài tập 1: 
Viết các PTPƯ sau: 
Fe + dd HCl
Al + dd HCl
Al + dd H2SO4 loãng.
2/ Trong công nghiệp:
Dùng than khử hơi nước
Điều chế từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ
Điện phân nước
2H2O Điện phân 2H2 + O2
II/ Phản ứng thế:
Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử kim loại thay thế chỗ của một nguyên tố trong hợp chất 
Bài tập 2: 
Em hãy hoàn thành các PTPƯ sau và cho biết mỗi p/ư thuộc loại nào?
P2O5 + H2O à H3PO4 
Cu + AgNO3 à Cu(NO3)2 + Ag
Mg(OH)2 à MgO + H2O
Na2O + H2O à NaOH
Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2
IV. Củng cố:
1) Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?
2) Định nghĩa phản ứng thế?
V. BàI tập: 1,2,3,4,5/116
Đ/ Rút kinh nghiệm:
.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_33_Dieu_che_khi_hidro_Phan_ung_the.doc