Giáo án môn Hóa học 9 - Bài 2: Nột số oxit quan trọng (tt)

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1.Kiến thức: Biết được:

 - Tính chất, ứng dụng, điều chế lưu huỳnh đioxit.

2.Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng viết PTPƯ và kỹ năng làm các bài tập tính toán theo PTHH .

3.Thái độ:

 - Thấy được ứng dụng cũng như tác hại của SO2¬, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

4.Trọng tâm:

 - Nắm được tính chất của SO2

 - Nắm được các phản ứng điều chế SO2

5. Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Bài 2: Nột số oxit quan trọng (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 03/09/2015
Tiết : 4 Ngày dạy : 07/09/2015
Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (tt)
B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT SO2
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1.Kiến thức: Biết được:
 - Tính chất, ứng dụng, điều chế lưu huỳnh đioxit.
2.Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng viết PTPƯ và kỹ năng làm các bài tập tính toán theo PTHH .
3.Thái độ: 
 - Thấy được ứng dụng cũng như tác hại của SO2, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4.Trọng tâm:
 - Nắm được tính chất của SO2
 - Nắm được các phản ứng điều chế SO2
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a.Giaùo vieân : - Hình minh họa cách điều chế SO2, tính chất của SO2.
b.Học sinh : - Học bài, nghiên cứu trước nội dung bài .
2. Phương pháp: - Trực quan, đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ, phát hiện và giải quyết vấn đề.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Ổn định lớp(1’): 9A1:......................................................................................................
 9A2:...................................................................................................... 
 9A3:.............................................................................................................. 
2. Kiểm tra bài cũ(10’):
 HS1: Làm bài tập số 4/9/ SGK .
 HS2: Nêu TCHH của oxit axit? Viết PTPƯ minh hoạ?
3. Vào bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1. Tính chất của lưu huỳnh đioxit (15’)
- GV: cho hs quan sát lọ đựng SO2 đã điều chế sẵn , nhận xét.
-GV: Yêu cầu HS xác định dso2 / kk, neâu kết luận?
- GV thông báo: SO2 độc gây ho, viêm đường hô hấp, mùi hắc. Vậy, SO2 có những TCHH nào?
-GV: Giới thiệu thí nghiệm:
+ SO2 + H2O + quỳ tím
+ SO2 + Ca(OH)2
Yêu cầu HS viết các PTHH.
- GV kết luận.
- GV: Giới thiệu thêm: SO2 là chất gây ô nhiễm môi trường, là 1 trong những nguyên nhân gây mưa axit.
- GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ khi cho SO2 + NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2, CuO, CaO 
-GV: Lấy 5 học sinh làm nhanh nhất cho điểm.
-GV: Nhận xét và cho điểm
-HS: Là chất khí không màu
-HS: Nặng hơn không khí
 d = 64/29 .
- HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS: Quan sát hiện tượng tự rút ra kết luận .
+ Dd làm quỳ tím hoá đỏ.
+ Nước vôi trong đục.
-HS: Viết PTHH xảy ra.
-HS: Lắng nghe.
-HS: Làm việc nhóm 3’ và viết các PTHH sảy ra.
SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O
SO2+Ba(OH)2BaSO3+H2O
SO2 + CaO CaSO3
I. TÍNH CHẤT CỦA LƯU HUỲNH ĐIOXIT (SO2 ):
1.Tính chất vật lý:
- Chất khí, không màu có mùi hắc, độc. 
- Nặng hơn không khí .
2.Tính chất hoá học:
a. Tác dụng với nước:
SO2 + H2O H2SO3 
 axit sunfurơ 
b.Tác dụng với bazơ:
SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O
c.Tác dụng với oxit bazơ tan 
SO2 + Na2O Na2SO3
- SO2 là 1 oxit axit 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ứng dụng của lưu huỳnh đioxit(5’)
- GV: Giới thiệu các ứng dụng của SO2 
+ Tại sao SO2 dùng để tẩy trắng bột gỗ?
-GV:SO2 có những ứng dụng gì? 
- HS: Chú ý lắng nghe .
- HS:Do SO2 có tính tẩy màu .
- HS: Trả lời – ghi bài .
II. ỨNG DỤNG:
- Sản xuất H2SO4 
- Tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy 
- Diệt nấm mốc.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách điều chế lưu huỳnh đioxit (7’).
-GV hỏi: Qua phần TCHH hãy cho biết nguyên liệu để điều chế SO2 trong PTN
- GV: Giới thiệu thêm: muối sunfít và dd HCl .
+ Khí SO2 được thu bằng cách nào? tại sao? trong các cách sau:
a. Đẩy nước.
b. Đẩy không khí (úp bình thu ) 
c. Đẩy không khí(ngửa bình thu) 
- GV: Giới thiệu thêm cách điều chế SO2 trong PTN baèng cách cho H2SO4đặc nóng + Cu 
- GV: Giới thiệu cách SX SO2 trong công nghiệp.
- HS: Suy nghĩ trả lời:
Na2SO3, H2SO4 loãng
- HS: Lắng nghe
- HS: Đẩy không khí, để ngửa bình do SO2 nặng hơn không khí và do SO2 tác dụng được với nước.
- HS: Chú ý lắng nghe. Viết PTPƯ.
III. ĐIỀU CHẾ:
1.Trong phòng thí nghiệm: 
- Nguyên liệu muối sunfít, dd HCl, H2SO4 loãng 
Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + SO2 
2H2SO4đ + Cu CuSO4 + 2H2O + SO2 .
2.Trong công nghiệp:
- Đốt lưu huỳnh trong không khí 
S + O2 SO2 
- Đốt quaëng pirit (FeS2)
4FeS2+ 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 
4. Củng cố (6’) - Nhắc lại TCHH của SO2? Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, làm bài tập 1, 2, 3/11/SGK.
5. Nhận xét Dặn dò: (1’)
- Nhận xét thái độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh.
- Học bài làm bài tập 4, 5, 6 (11 / SGK), xem trước bài: “Tính chất hoá học của axit ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_2_Hoa_9_Tiet_4.doc