I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng, Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit H2SO4 loãng
- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của H2SO4 loãng
- Nhận biết được dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua
3. Thái độ:
- Sự yêu thích môn học, khả năng lôgic tư duy .
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của H2SO4 loãng.
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
Tuần: 3 Ngày soạn: 10/09/2015 Tiết : 6 Ngày dạy : 12/09/2015 BÀI 4 : MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG (T1) TCVL, TCHH CỦA AXIT H2SO4,VÀ SẢN XUẤT H2SO4 I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng, Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.. 2. Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit H2SO4 loãng - Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của H2SO4 loãng - Nhận biết được dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua 3. Thái độ: - Sự yêu thích môn học, khả năng lôgic tư duy . 4. Trọng tâm: - Tính chất hóa học của H2SO4 loãng. 5. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên và học sinh: a. Gíáo viên: Hóa chất: H2SO4đ, giấy quì tím, Zn, Cu(OH)2, dd NaOH, CuO. Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ . b.Học sinh: - Học bài, coi trước nội dung bài. 2. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Ổn định lớp (1’): 9A1:................................................................................................... 9A2:........................................................................................................... 9A3:................................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ (10’): HS1: Trình bày TCHH của axit? Viết PTHH minh hoạ? HS2: Làm bài tập 1 (14/SGK) HS3: Làm bài tập 3 (14/SGK) 3. Vào bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bài Hoạt động 1: Tìm hiểu về axit clohiđric HCl (5’). -GV: hướng dẫn HS tự đọc lại TCHH của axi. -HS: tự đọc lại TCHH của axit. A/ Axit clohiđric (HCl ) Hoạt động 2: Tìm hiểu về axit sunfuric H2SO4 (12’) - GV: Cho học sinh quan sát lọ đựng dd H2SO4 đặc nhận xét . - GV:Pha lõang H2SO4 đặc phải rót từ từ H2SO4 đặc vào nước, không làm ngược lại? Tại sao? - GV: Làm thí nghiệm pha lõang H2SO4 đặc . - GV: H2SO4 lõang có đầy đủ các tính chất hóa học của axit mạnh. - GV: Gọi học sinh lên bảng viết các PTPƯ minh hoạ (4 hs) -GV: Kết luận . -HS: Quan sát, nhận xét trạng thái, màu sắc của dung dịch . - HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV(do H2SO4 háo nước). - HS: Quan sát, ghi nhớ thao tác của GV. - HS: Nhớ lại tính chất của axit. - HS: Lên bảng viết PTHH: H2SO4+Zn ZnSO4 + H2. H2SO4+CuOCuSO4+H2O H2SO4+Zn(OH)2ZnSO4 + H2O . B/.Axit sunfuric :H2SO4 I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ : -Chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp đôi nước . -D = 1,83g/ml (C% = 98%) -Không bay hơi, dễ tan trong nước, toả rất nhiều nhiệt . II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1. Axít sunfuric loãng có tính chất hóa học của axít: a. Làm quỳ tím hoá đỏ . b.Tác dụng với kim loại muối + H2 Mg+H2SO4MgSO4 + H2 c. Tác dụng với bazơ muối + nước . H2SO4+Zn(OH)2ZnSO4+2H2O d. Tác dụng với oxit bazơ muối + nước 3H2SO4+Fe2O3Fe2(SO4)3+3H2O Hoạt động 3:Tìm hiểu cách sản xuất H2SO4 ( 7’) - GV: Thuyết trình về nguyên liệu, phương pháp và các công đoạn sản xuất H2SO4 . -GV: Yêu cầu HS lên bảng viết các PTHH sảy ra trong từng công đoạn. -HS:Chú ý lắng nghe . -HS: Lên bảng viết PTHH. Lớp ghi bài vào vở. III. SẢN XUẤT H2SO4 : 1. Nguyên liệu : Lưu huỳnh hay FeS2 2. Các công đoạn sản xuất: a. Sản xuất lưu huỳnh đioxit: S + O2 SO2. 4FeS2+11O28SO2+ 2Fe2O3 b. Sản xuất lưu huỳnh trioxit: 2SO2+ O2 2SO3 c.Sản xuất H2SO4: SO3 + H2O H2SO4 4.Củng cố: (9’)Cho các chất sau: Ba(OH)2, Fe(OH)3, SO3, Na2O, Mg, Cu, CuO, P2O5. Chất nào tác dụng với: a. Nước; b. dd H2SO4 lõang; c. dd KOH. Viết PTHH của phản ứng. 5. Nhận xét – Dặn dò: (1’) - Nhận xét thái độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh. - GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1, 2, 3, SGK/19 . - Xem trước bài “Một số axit quan trọng (tt)”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: