I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn tập cấu tạo, phân loại polime , tính chất chung của polime.
- Vận dụng các kiến thức về polime để làm bài tập.
2. Kĩ năng:
- Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE,PVC,.từ các monome.
- Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập nghiêm túc và ứng dụng kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày.
4. Trọng tâm :
- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo, phân loại polime ( polime thiên nhiên và polime tổng hợp)
- Tính chất chung của polime.
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Tuần: 33 Ngày soạn: 02/05/2015 Tiết : 66 Ngày dạy : 04/05/2015 Bài 54. POLIME (T2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn tập cấu tạo, phân loại polime , tính chất chung của polime. - Vận dụng các kiến thức về polime để làm bài tập. 2. Kĩ năng: - Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE,PVC,...từ các monome. - Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập nghiêm túc và ứng dụng kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày. 4. Trọng tâm : - Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo, phân loại polime ( polime thiên nhiên và polime tổng hợp) - Tính chất chung của polime. 5. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: - Chuẩn bị một số bài tập về polime b. Học sinh: - Học bài và làm bài trước khi lên lớp. 2. Phương pháp : - Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 2. Vào bài mới: * Giới thiệu bài (1’): Chúng ta đã được tìm hiểu về tính chất, cấu tạo của polime. Hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức này vào làm bài tập: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Làm bài tập viết phương trình hóa học và cấu tạo của polime.(15’) - GV: Yêu cầu học sinh viết phản ứng trùng hợp từ CH2 = CH2 , CH2 =CHCl. - GV: Nhận xét. - GV: Cho học sinh thảo luận nhóm làm bài tập 3/ SGK165. - GV: Cho các nhóm nhận xét. - HS: Viết phương trình n CH2 = CH2 (-CH2 – CH2-)n n CH2 =CHCl (- CH2 – CHCl-)n - HS: Lắng nghe. - HS: Thảo luận nhóm làm bài tập: + Những phân tử có mạch thẳng là: polietilen, xenlulozơ, poli vinyl clorua. + Những phân tử có mạch nhánh là: tinh bột. HS: Các nhóm nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập hiệu suất.(25’) - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Poli(vinyl clorua) Viết tắt PVC, được điều chế từ vinylclorua CH2 =CHCl. Viết phương trình hóa học. Tính khối lượng Poli(vinyl clorua) thu được từ 1 tấn vinylclorua, biết hiệu suất của phản ứng là 90%. Để thu được 1 tấn PVC cần bao nhiêu tấn vinylclorua, giả thiết hiệu suất phản ứng là 90%. - GV: Yêu cầu HS viết PTHH. - GV: Cho học sinh dựa vào phương trình để tìm ra khối lượng của PVC - GV: Yêu cầu HS tính khối lượng PVC theo hiệu suất 90% - GV: Áp dụng tính khối lượng vinylclorua theo hiệu suất 90% - GV: Nhận xét - HS: Đọc và tóm tắt nội dung bài tập. - HS: Viết PTHH: a. n CH2 =CHCl (- CH2 – CHCl-)n - HS: b. Theo PTHH: 62,5n tấn CH2 =CHCl thu được 62,5n tấn PVC 1 tấn CH2 =CHCl thu được? tấn PVC Khối lượng PVC thu được theo PT (tấn) - HS: Làm bài tập Khối lượng PVC thu được theo hiệu suất 90% (tấn) - HS: Thực hiện c. Khối lượng vinylclorua thu được theo hiệu suất 90% (tấn) - HS: Lắng nghe và sửa sai( nếu có). 4. Dặn dò về nhà(3’): - Dặn các em về nhà làm bài, rèn luyện kỹ năng viết PTHH, làm bài tập liên quan đến hiệu suất. - Dặn các em về nhà chuẩn bị bảng tường trình để tiết sau làm bài thực hành : Tính chất cùa gluxit IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: