I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
1/ Kiến thức:
- Học sinh biết : Tính chất vật lí, tính chất hóa học của nhôm: Có những tính chất chung của kim loại, không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Tác dụng với dung dịch kiềm.
- Học sinh hiểu được: Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy
2/ Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của nhôm, viết các PTHH minh họa.
- Quan sát các sơ đồ, hình ảnh rút ra nhận xét về phương pháp sản xuất nhôm.
- Kỹ năng tính toán hóa học.
3/ Thái độ: Giáo dục học sinh biết bảo vệ đồ dùng bằng nhôm, lòng say mê khám phá khoa học
Nhóm 2: THCS: Minh Phương, Dữu Lâu, Trưng Vương, Văn Lang, Hạc Trì, Tân Đức, Thanh Đình. Chủ đề: NHÔM I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ 1/ Kiến thức: - Học sinh biết : Tính chất vật lí, tính chất hóa học của nhôm: Có những tính chất chung của kim loại, không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Tác dụng với dung dịch kiềm. - Học sinh hiểu được: Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy 2/ Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của nhôm, viết các PTHH minh họa. - Quan sát các sơ đồ, hình ảnh rút ra nhận xét về phương pháp sản xuất nhôm. - Kỹ năng tính toán hóa học. 3/ Thái độ: Giáo dục học sinh biết bảo vệ đồ dùng bằng nhôm, lòng say mê khám phá khoa học II. Năng lực cần hướng tới. - Năng lực tính toán hoá học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học - Năng lực thực hành hoá học - Năng lực vận dụng, đề xuất kiến thức hoá học vào thực tiễn III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) Câu hỏi bài tập định tính Tính chất vật lí,trang thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế nhôm. Viết và cân bằng được phương trình phản ứng. Tính chất hoá học cơ bản của Nhôm là kim loại. Ngoài ra còn tác dụng với dung dịch bazơ. Dự đoán kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của Nhôm. Viết được phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học của Nhôm. Tìm hiểu và giải thích được ứng dụng của Nhôm, và hợp kim của Nhôm. Bài tập định lượng. Xác định nguyên tử khối của Nhôm. Tính theo các ptpư đơn giản. Tính khối lượng Nhôm tham gia phản ứng hoặc sản xuất theo các phương trình hoá học. Tính khối lượng nhôm tham gia phản ứng hoặc sản xuất theo hiệu suất phản ứng, tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp Bài tập thực hành/thí nghiệm. Mô tả và nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm. Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm. Đảm bảo an toàn khi làm bài thực hành liên quan đến Nhôm. Bài tập nhận biết, điều chế, tinh chế Nhôm. Sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng Nhôm và hợp kim của Nhôm. Đề xuất, thiết kế các thí nghiệm mới Hệ thống câu hỏi - bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả. 1.Mức độ biết: Câu 1. Lõi nhôm được dùng làm dây dẫn điện do có tính chất vật lí nào ? A. Tính dẻo B. Tính dẫn nhiệt C. Tính dẫn điện D. Tính ánh kim Câu 2: Nhôm lá được dùng thay thiếc để đóng gói sôcôla, bánh kẹo, thuốc lá do có tính chât nào sau đây? A. Tính dẻo, dễ dát mỏng B. Tính dẫn nhiệt C. Tính dẫn điện D. Tính ánh kim Câu 3 : Kim loại nhôm tác dụng với dung dịch HCl giải phóng ra chất khí là? A. Hiđro B. Nitơ C. Ôxi D. Clo 2.Mức độ thông hiểu: Câu 4: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm? A. AgNO3 B. HCl C. Mg D. Al Câu 5: Cho các kim loại Cu, Al, Fe, Mg kim loại nào vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm? A. Cu B. Al C. Fe. D. Mg Câu 6: Cho dây nhôm vào dung dịch NaOH, hiện tượng hóa học quan sát được là? A. Không có hiện tượng gì xảy ra B. Sủi bọt, có khí không màu thoát ra, nhôm tan dần C. Có khí màu nâu xuất hiện D. Dung dịch chuyển sang màu hồng 3. Mức độ vận dụng thấp: Câu 7: Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích? Câu 8: Thành phần hóa học chính của đất sét là Al2O3.2SiO2.2H2O. Hãy tính phần trăm khối lượng của nhôm trong hợp chất trên? Câu 9: Cho kim loại nhôm dư tác dụng với 800ml dung dich HCl 2,5M. Tính khối lượng nhôm cần dùng? 4. Mức độ vận dụng cao: Câu 10: Giải thích hiện tượng: “ Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chổ có nước biến thành màu xám đen ?” Câu 11: Trong quặng boxit trung bình có 50% Al2O3 . Kim loại luyện được từ oxit đó còn chứa 1,5% tạp chất. Tính lượng nhôm nguyên chất điều chế được từ 0,5 tấn quặng boxit ? Câu 12: X là hỗn hợp 2 kim loại Al, Zn. Y là dung dịch HCl chưa rõ nồng độ Thí nghiệm 1: Cho 24,3g X vào 2lít Y sinh ra 8,96 lít H2 Thí nghiệm 2: Cho 24,3g X vào 3lít Y sinh ra 11,2 lít H2 Hãy lập luận chứng tỏ trong thí nghiệm 1 thì X chưa tan hết, trong thí nghiệm 2 thì X tan hết? IV. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học. a. Phương pháp - Phương pháp đàm thoai gợi mở - Phương pháp đặt vấn đề - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sử dụng trực quan b. Chuẩn bị: GV:+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet, khay, chậu thuỷ tinh + Hoá chất: Al, NaOH, dd HCl, dd CuCl2, nước cất HS: SGK,kiến thức tìm hiểu về kim loại đã giao từ buổi trước Năng lực đánh giá Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Năng lực quan sát, sử dụng ngôn ngữ hoá học, tính toán. - GV tạo tình huống: Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba trong vỏ trái đất và có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Nhôm có tính chất vật lí, hóa học nào và có ứng dụng gì quan trọng? -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về những tính chất vật lí mà HS đã biết. Ví dụ :Nêu một số tính chất vật lí của nhôm mà em đã biết. Tại sao em biết được điều đó? -GV thông báo thêm một số thông tin như : khối lượng riêng, độ dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy. -GV yêu cầu HS tóm tắt lại tính chất vật lí của nhôm - HS trả lời câu hỏi (dẫn nhiệt à dụng cụ nấu nướng. Nhẹ à vỏ máy bay...) I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Màu trắng bạc , có ánh kim, nhẹ(D= 2,7g/cm3), dẫn điện,dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 6600C ,dẻo.. Năng lực thực hành hoá học -Năng lực phát hiện kiến thức hoá học Năng lực phát hiện kiến thức hoá học Năng lực thực hành hoá học Năng lực phát hiện kiến thức hoá học GV yêu cầu HS nhắc lại những tính chất hoá học chung của kim loại -GV đặt vấn đề nhôm là kim loại ...Các em hãy dự đoán tính chất hoá học của nhôm -GV yêu cầu HS lần lượt nghiên cứu, làm các TN để chứng minh các dự đoán trên - GV yêu cầu HS rút ra nhận xét, KL - GV nhận xét, KL -GV bổ sung thông tin về lớp Al2O3 mỏng bền vững, bảo vệ nhôm -GV thông báo : Với các phi kim khác S,Cl2 tạo thành muối Al2S3, AlCl3... Yêu cầu HS viết PTHH và rút ra nhận xét -GV yêu cầu HS dự đoán tính chất hoá học của nhôm với HCl, H2SO4 và viết PTHH -GV bổ sung và kết luận -GV yêu cầu HS làm TN nhôm phản ứng với dd CuCl2 và quan sát hiện tượng nhận xét và rút ra kết luận -GV yêu cầu HS viết PTHH -GV yêu cầu HS cho biết Al còn có thể phản ứng với dd muối nào? -GV nhận xét bổ sung và kết luận -GV thông báo ngoài những tính chất hoá học của kim loại, liệu nhôm có phản ứng với dd kiềm không à tiến hành TN -GV lưu ý với HS khi sử dụng các đồ vật bằng nhôm không đựng dd kiềm hoạc vôi. -HS trả lời (với phi kim, axít, muối) -HS khác bổ sung, nhận xét -HS nêu các dự đoán về tính chất hoá học của nhôm - HS làm các TN -HS nhận xét hiện tượng, viết PTHH -HS viết PTHH , nhận xét, kết luận về tchh của Al -HS làm theo yêu cầu của GV -HS quan sát TN rút ra nhận xét và kết luận -HS viết PTHH - HS làm TN nhôm phản ứng với dd CuCl2 quan sát hiện tượng nhận xét và rút ra kết luận -HS trả lời (AgNO3, FeCl2 ) -HS làm TN, quan sát hiện tượng, nhận xét và kết luận II-Tính chất hóa học 1. Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không a.Phản ứng của nhôm với phi kim * Phản ứng của nhôm với oxi 4Al + 3O2 à 2Al2O3 Lớp Al2O3 mỏng, bền trong không khí *Phản ứng của nhôm với phi kim khác 2Al + 3Cl2 à 2AlCl3 Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxít và phản ứng với nhiều phi kim khác như S,Cl.. Tạo thành muối b.Phản ứng của nhôm với dd axít 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 -Nhôm phản ứng với một số axít tạo thành muối và H2 c.Phản ứng của nhôm với dd muối 2Al+3CuCl2à2AlCl3+3Cu -Nhôm phản ứng được với nhiều dd muối của những kim loại hoạt động hoá học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới -Kết luận :Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại 2/Nhôm có những tính chất hoá học nào khác ? Nhôm có phản ứng với dd kiềm Năng lực vận dụng hoá học vào thực tiễn -GV yêu cầu HS kể một số ứng dụng của nhôm trong đời sống sản xuất -GV chốt lại kiến thức cần nhớ -HS trả lời (đồ dùng gia đình , dây dẫn điện , vật liệu xây dựng...) III. ỨNG DỤNG Đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng, - Đuyra( hợp kim nhôm) chế tạo máy bay, ô tô , tàu vũ trụ ... Năng lực tự nghiên cứu GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi -Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì ? -ở nước ta quặng bôxít có ở đâu? -Phương pháp nào được dùng để sản xuất nhôm , có thể dùng CO, C, H2. Để khử Al2O3 được không ? -GV bổ sung và kết luận -HS nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi -Nguyênliệu :Al2O3 -HS trả lời -HS trả lời IV. SẢN XUẤT NHÔM -Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng bôxít (Al2O3) đpnc 2Al2O3---> 4Al + 3O2 Criolit
Tài liệu đính kèm: