Giáo án môn Hóa học 9 - Một số axit quan trọng (tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - HS biết được những tính chất quan trọng của axit sunfuric loãng, chúng có đầy đủ tính chất hoá học của axit; viết đúng PTHH cho mỗi tính chất.

 - HS biết được những tính chất hóa học riêng của axit sunfuric đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước).

2. Kỹ năng:

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit H2SO4 loãng, H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.

- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng.

-Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình làm TN.

 - Rèn kĩ năng tiến hành những thí nghiệm đơn giản.

 - Rèn tư duy khái quát, so sánh, suy luận logic.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Một số axit quan trọng (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết: 6. MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- HS biết được những tính chất quan trọng của axit sunfuric loãng, chúng có đầy đủ tính chất hoá học của axit; viết đúng PTHH cho mỗi tính chất.
	- HS biết được những tính chất hóa học riêng của axit sunfuric đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước).
2. Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit H2SO4 loãng, H2SO4 đặc tác dụng với kim loại.
- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng.
-Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình làm TN.
	- Rèn kĩ năng tiến hành những thí nghiệm đơn giản.
	- Rèn tư duy khái quát, so sánh, suy luận logic.
3. Tư duy	
- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.
- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng. 
4.Thái độ:
 - Yêu thích học tập bộ môn.
	- Cẩn thận trong khi tiếp xúc với axit.
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Chuẩn bị các hoá chất, dụng cụ TN chứng minh rằng: H2SO4 có những tính chất hoá học của axit: Fe, Al, dd NaOH, Cu(OH)2, CuO, dd H2SO4 loãng, quỳ tím, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, phễu và giấy lọc, tranh ảnh về ứng dụng của axit.
2. HS: thu thập thông tin về axit, đọc trước bài ở nhà
III. Phương pháp:
	Phương pháp thực hành TN rút ra KT, hoạt động nhóm
IV. Tiến trình giờ dạy:
1. ổn định lớp : (1 phút)
	- Kiểm ta sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
Bài 1: Các PTHH điều chế MgSO4 từ các chất đã cho:
1, Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 
2, MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O
3, Mg(OH)2 + H2SO4 MgSO4 + 2H2O
Bài 2: Trong các chất: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3 :
a, Chất t/d HCl tạo khí nhẹ hơn không khí: Mg
Mg +HCl MgCl2 + H2
b, Chất t/d HCl tạo dd màu xanh lam: CuO
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
c, Chất t/d HCl tạo dd màu vàng nâu: Fe(OH)3 , Fe2O3
Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
d, Chất t/d HCl tạo dd không màu: Al2O3
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
3. Vào bài mới: ( 30 phút)
Hoạt động của giáo viên - HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. axit sunfuric (H2SO4) (10 phút)
Mục tiêu: biết được tính chất vật lý của axit sunfuric.
- Cho HS quan sát lọ đựng dung dịch axit H2SO4 đặc → nhận xét tính chất?
HS quan sát nhận xét 
- Hướng dẫn HS cách pha loãng H2SO4 đặc và làm thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc → HS nhận xét về tính tan và sự tỏa nhiệt của quá trình trên?
GV giới thiệu sự nguy hiểm của axit sunfuaric:
-         Hít phải: Gây tức ngực, khó thở, ho, rát cổ.
-         Dính mắt: Đỏ, đau , phồng rộp.
-         Dính da: Tấy đỏ, phồng rộp, bỏng nghiêm trọng.
-         Đường tiêu hóa: Đau ở khoang bụng, cảm giác bỏng rát, bị sốt và suy sụp.
-         Rất nguy hiểm khi tiếp xúc da, mắt đường hô hấp. Tiếp xúc da có thể gây bỏng, ở dạng lỏng hoặc dạng bụi mù gây ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng đặc biệt là mang nhầy của mắt, miệng và bộ máy hô hấp
 ? Cần lưu ý gì khi sử dụng axit
H HS: Cẩn thận, tránh để dây ra người, quần áo
 GV giới thiệu Biện pháp sơ cứu và cấp cứa nạn nhân:
-          Trường hợp nạn nhân tiếp xúc theo đường mắt, dùng nước hoặc khăn sấp nước đắp vào, sử dụng nước xô đa 0,1% rửa sạch, sau đó đưa đến trạm y tế.
-         Trường hợp nạn nhân tiếp xúc trên da: Rửa nước nhiều lần, sau đó dùng nước xô đa 2,5% rửa sạch, chuyển đến cơ sở y tế.
-         Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp: Chuyển đến nơi thoáng khí, đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, thổi ngạt khi cần thiết, cho thở không khí giàu oxy, khí dung ( dung dịch adrenalin 1/3mg, hydrocortison 1ml, natri clorua 0,9% đủ 5ml hoặc khí dung chất kích thích beta – Adrergic : Sabutanol, Berodual, Corticoit) chuyển vào bệnh viện.
Hoạt động 2. Tính chất hóa học (23 phút)
Mục tiêu; biết được tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và đặc.
GV: (?) Dự đoán tính chất hóa học của H2SO4 loãng ?
HS: - Axit H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh. 
GV: HS làmTN kiểm chứng axit H2SO4 loãng tính chất hóa học của axit.
HS; tiến hành TN kiểm chứng theo nhóm.
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất của axit H2SO4(l)?
HS trả lời 
- Hướng dẫn HS các nhóm làm TN về t/c đặc biệt của axit H2SO4 đặc:
ÔN1: 1 ít lá đồng → Rót dd H2SO4 loãng
ÔN2: 1 ít lá đồng → Rót dd H2SO4 đặc
Đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm → Quan sát hiện tượng, nhận xét?
Các nhóm làm TN, quan sát, nhận xét 
- Khí thoát ra trong ống nghiệm 2 là SO2
- Viết PTPƯ?
- GV làm TN: Cho 1 ít đường vào cốc, rót từ từ H2SO4 đặc vào → HS quan sát, nhận xét?
HS trả lời 
B. Axit sunfuric
I. Tính chất vật lý
H2SO4 dễ tan trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt
II. Tính chất hóa học
1. Axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit
(1) làm quỳ tím hóa đỏ
(2) H2SO4 + KL → muối sunfat + H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
(3) H2SO4 bazơ → muối sunfat + H2O
H2SO4 + Cu(OH)2→CuSO4 + H2O
(4) H2SO4 oxit bazơ → Muối sunfat + H2O
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
2. Axit sunfuric đặc
H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng
a. Tác dụng với kim loại
2H2SO4(dd, đặc, nóng) + Cu CuSO4 + SO2 + 2H2O
* H2SO4 đặc nóng tác dụng vơi nhiều kim loại → muối sunfat + SO2 + H2O
b. Tính háo nước
C12H22O1111H2O + 12C
4. Củng cố: (4 phút)
	- Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài
	- Cho các chất sau: Ba(OH)2, Fe(OH)3, SO2, K2O, Mg, Cu, CuO, P2O5
	a. Gọi tên phân loại các chất trên
	b. Viết các phương trình phản ứng (nếu có) của các chất trên với: Nước, dd H2SO4 loãng, dd KOH
5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
	- Làm bài tập 1, 6 trang 19 SGK.
	- Chuẩn bị mục B.III, IV
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_4_Mot_so_axit_quan_trong.docx