Giáo án môn Hóa học 9 - Ôn tập đầu năm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến Thức:

- Ôn lại kiến thức cơ bản của hoá học 8: nguyên tử; phân tử; nguyên tố hoá học; cách lập công thức hoá học của hợp chất hai nguyên tố; cách viết và cân bằng phương trình hoá học; các loại hợp chất vô cơ và công thức tính toán.

2. Kĩ năng:

 - Rèn cho học sinh kĩ năng hoàn thiện kiến thức.

3. Thái độ:

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: bài soạn

 2. Học sinh: xem lại sgk Hoá Học 8.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn tổ chức: (1 phút)

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2479Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Ôn tập đầu năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn : 8/8/2014 	
Tiết : 1 	 Ngày dạy: 12/8/2014
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến Thức:
- Ôn lại kiến thức cơ bản của hoá học 8: nguyên tử; phân tử; nguyên tố hoá học; cách lập công thức hoá học của hợp chất hai nguyên tố; cách viết và cân bằng phương trình hoá học; các loại hợp chất vô cơ và công thức tính toán.
2. Kĩ năng:
 - Rèn cho học sinh kĩ năng hoàn thiện kiến thức.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Giáo viên: bài soạn
 2. Học sinh: xem lại sgk Hoá Học 8.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (phút)
3. Bài mới: (35phút)
Tiết học này chúng ta cùng ôn lại các khái niệm cơ bản của hoá học 8, để làm nền tảng vững chắc cho việc học chương trình Hoá Học 9 :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
NỘI DUNG
-Nguyên tử là gì ?
-Phân tử là gì?
-Nguyên tố hoá học là gì ?
-Để lập được công thức hoá học của hợp chất 2 nguyên tố ta cần biết điều gì?
-Để lập đúng một ptr hoá học ta cần phải làm gì?
-Hãy lập phương trình hoá học khi cho kẽm tác dụng với axit HCl.
-Hợp chất vô cơ gồm có mấy loại?
-Oxit là gì? cho biết 2 công thức của oxit.
-Oxit được chia làm mấy loại?
-Bazơ là gì? Cho biết hai công thức của bazơ?
-Dựa vào đâu bazơ được chia làm mấy loại?
-Axit là gì? nêu hai công thức của axit và cho biết tên của gốc axit.
-Axit được chia làm mấy loại?
-Axit yếu bị phân huỷ:
H2CO3 H2O+ CO2. 
H2SO3 H2O+ CO2. 
-Muối là gì? cho biết 3 công thức của muối.
-Muối được chia làm mấy loại?
-Cho biết công thức tính nồng độ %, nồng độ mol?
-Nêu công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất?
-Nêu công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí?
-Công thức tính thể tích của dung dịch:
-Yêu cầu hs thường xuyên xem bảng trang 42, 43 sgk hoá học 8.
-Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang đtích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều e mang điện tích âm.
-Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đấy đủ tính chất hoá học của chất.
-Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
-Để lập được công thức hoá học của hợp chất 2 nguyên tố ta cần biết hoá trị.
-Để lập đúng một ptr hoá học ta cần phải viết đúng công thức hoá học của các chất tham gia, sản phẩm và cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế.
- Zn+ 2HCl ZnCl2+H2.
-Hợp chất vô cơ gồm có: oxit, axit, bazơ, muối.
-Oxit là hợp chất 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Td: CaO, SO2
-Oxit được chia làm oxit bazơ và oxit axit.
-Bazơ là hợp chất, phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit. Vd: NaOH, Cu(OH)2.
-Dựa vào tính tan bazơ được chia làm 2 loại: kiềm và bazơ không tan.
-Axit là hợp chất, ptử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H lk với gốc axit. Td: HCl, H2SO4.
 -Cl: gốc clorua.
 =SO4:gốc sunfat.
-Axit được chia làm 2 loại: axit mạnh và axit yếu.
-Muối là hợp chất, phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. NaCl, NaHCO3, CaSO4.
-Muối được chia làm 2 loại: muối trung hoà và muối axit.
-Công thức tính nồng độ 
 C% =.100% . 
 Ct tính nồng độ mol: 
 CM = (mol/lil).
-Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất:
 n = 
-Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí :
 n = .
-Công thức tính thể tích của dung dịch: Vdd = . 
 D: là khối lượng riêng.
1/ Nguyên tử:
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều e mang điện tích âm.
2/ Phân tử:
Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đấy đủ tính chất hóa học của chất.
3/ Nguyên tố hoá học:
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
4/ Để lập được công thức hoá học của hợp chất 2 nguyên tố ta cần biết hoá trị.
 5/ Để lập đúng một phương Trình hóa ta cần phải viết đúng công thức hoá học của các chất tham gia, sản phẩm và cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế.
6/ Hợp chất Vô Cơ gồm có: oxit, axit, bazơ, muối.
*Oxit:
Oxit là hợp chất 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Td: CaO, SO2
Oxit được chia làm oxit bazơ và oxit axit.
*Bazơ:
Bazơ là hợp chất, phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit. 
Vd: NaOH, Cu(OH)2.
Dựa vào tính tan bazơ được chia làm 2 loại: kiềm và bazơ không tan.
*Axit:
Axit là hợp chất, phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
 Td: HCl, H2SO4.
 -Cl: gốc clorua.
 =SO4:gốc sunfat.
Axit được chia làm 2 loại: axit mạnh và axit yếu.
Axit yếu bị phân huỷ:
H2CO3 H2O+ CO2 
H2SO3 H2O+ CO2.
*Muối:
 Là hợp chất, phân tử muối gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Td: NaCl, NaHCO3, CaSO4.
Muối chia làm 2 loại: muối trung hoà và muối axit.
7/ Các công thức:
-Ct tính nồng độ %:
 C% =.100% .
-Ct tính nồng độ mol: 
 CM = (mol/lil)
-Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất: n = .
-Ct chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí :
 n = .
-Công thức tính thể tích của dung dịch: Vdd = .
 D: là khối lượng riêng.
4. Cũng cố, luyện tập: (7 phút)
 - Nguyên tử là gì? Nguyên tố hoá học là gì?
 - Hợp chất vô cơ gồm có những loại nào?
5. Hướng dẫn về nhà: (2phút)
 - Học kĩ bài ôn.
 - Đọc kĩ trước ở nhà bài 1 sgk hoá học 9.
NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM CỦA ĐỒNG NGHIỆP, CÁ NHÂN
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Tinh_chat_hoa_hoc_cua_oxit_Khai_quat_ve_su_phan_loai_oxit.doc