Giáo án môn Hóa học 9 - Sự ăn mòn kim loại

1. MỤC TIÊU :

 1.1. Kiến thức:

HS biệt: - Giúp học sinh biết được khái niệm về sự ăn mòn kim loại và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn.

 HS hiểu : Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn .

 1.2. Kĩ năng :

 HS thực hiện được: Quan sát một số TN và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại .

 HS thực hiện thành thạo : Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế .

 Vận dụng được kiến thức để bão vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.

 1.3Thái độ :

Thói quen: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các thiết bị làm bằng kim loại.

Tính cách: Tích cực ,nghiêm túc trong học tập bộ môn

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2188Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Sự ăn mòn kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI 
VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHỎI SỰ ĂN MÒN
 Tuần 14: Tiết 27 
ND 13/11/12 
1. MỤC TIÊU :
 1.1. Kiến thức: 
HS biệt: - Giúp học sinh biết được khái niệm về sự ăn mòn kim loại và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn. 
 HS hiểu : Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn .
 1.2. Kĩ năng : 
 HS thực hiện được: Quan sát một số TN và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại .
 HS thực hiện thành thạo : Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế .
 Vận dụng được kiến thức để bão vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
 1.3Thái độ :
Thói quen: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các thiết bị làm bằng kim loại.
Tính cách: Tích cực ,nghiêm túc trong học tập bộ môn 
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
 Khái niệm ăn mòn kim loại và các yếu tố ảnh hưởng .
 Biện pháp chống ăn mòn kim loại .
3. CHUẨN BỊ :
3.1. GV: Một số vật dụng bị gỉ.
3.2. HS: Thí nghiệm "Ảnh hưởng thành phần các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại". Các cách bảo quản kim loại khỏi sự ăn mòn, 1 số vật dụng bị gỉ.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện HS 
 4.2. Kiểm tra miệng : (5 p)
HS1 :- Thế nào là hợp kim? So sánh thành phần, tính chất của gang và thép?(10đ)
¶- Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau. 4 điểm.
- Thành phần: gang chứa Fe, 2-5%C và các nguyên tố Si, Mn, S. Còn thép chứa Fe, dưới 2%C, các nguyên tố Si, Mn, S (3 điểm)
- Tính chất:Gang cứng giòn còn thép cứng đàn hồi, ít bị ăn mòn (3 điểm)
HS2:- Nêu nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất gang? Viết các phương trình hoá học? ?(10đ)
¶- Nguyên liệu: Fe3O4, Fe2O3. 3 điểm.
- Nguyên tắc: Dùng CO khử quặng sắt: 3 điểm.
t0
 C + O2→ CO2. t0
 CO2 + C → 2CO. 2 điểm.
t0
3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 1 điểm.
 CaO+ SiO2→ CaSiO3. 1 điểm.
 4.3. Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giáo viên giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: (10 p)
Thế nào là sự ăn mòn kim loại.
Mục tiêu : 
KT : HS biết được khái niệm về sự ăn mòn kim loại .
Vào bài - Giáo viên cho học sinh quan sát một con dao bị gỉ và bẻ con dao.
¶- Nhận xét màu sắc của lớp gỉ.
- Lớp gỉ có đặc điểm gì.
- Giải thích tại sao con dao bị gỉ?
- GV cho học sinh quan sát các vật dụng bị gỉ?
?- Kim loại bị gỉ có ảnh hưởng gì đến phẩm chất đồ vật? Nguyên nhân nào làm cho kim loại bị gỉ?
→ HS Đó là sự ăn mòn kim loại.
?- Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
Hoạt động 2: (15 p)Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại
Mục tiêu : 
KT : HS biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại .
Vào bài Để biết nguyên nhân ảnh hưởng đến sự ăn mòn ta .....
¶-HS Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm sau thời gian 1 tuần.
- Nhận xét hiện tượng ở 4 ống nghiệm
?- Kim loại tiếp xúc với thành phần môi trường khác nhau thì sự ăn mòn xảy ra như thế nào?
KG : VËy em cã nhËn xÐt g× vÒ sù ¨n mßn kim lo¹i víi m«i tr­êng mµ nã tiÕp xóc ?
¶- Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
?- Nhận xét gì về các kim loại đặt gần bếp lò?
¶- Kim loại bị mòn dần.
?- Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự ăn mòn kim loại?
¶- SGK
Hoạt động 3: (10 p)Tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn:
Mục tiêu : 
KN: Hiểu được cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn 
 GV gợi ý cho học sinh liên hệ thực tế.
Hoạt động nhóm: Từ các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Để ngăn ảnh hưởng của thành phần môi trường đến kim loại ta phải làm gì?
+ Với yếu tố nhiệt độ ta phải làm gì để bảo vệ kim loại?
+ Nêu các biện pháp bảo vệ kim loại?
¶- Hs báo cáo kết quả- các nhóm nhận xét, bổ sung-Rút ra kết luận chung.
I- Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
- Kim loại bị ăn mòn là do kim loại tác dụng với các chất như nước, oxi và một số chất khác trong môi trường.
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học trong môi trường.
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
a. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường:
- Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc và thành phần môi trường mà nó tiếp xúc
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ:
- Nhiệt độ càng cao thì sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh
3. Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại khỏi sự ăn mòn?
- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường bằng cách: 
+ Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại.
+ Để đồ vật nơi khô ráo và lau chùi thường xuyên.
+ Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn như thêm crôm, niken vào thép sẽ tăng độ bền.
 4.4. Tổng kết : (5 p)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa và phần "Em có biết".
- Trả lời Bài tập 1, 2, 3/67 SGK.
- Làm Bài tập 4/67 sách giáo khoa.
¶-Hiện tượng hoá học. Ví dụ: từ Zn chuyển sang ZnO.
- Làm Bài tập 5/67 sách giáo khoa. ¶- Câu a.	
Nhận xét tiết học.
4.5. Hướng dẫn hs tự học :
*Đối với bài học ở tiết học này :
 - Học bài,làm bài tập 3,4,5 sgk/67
*Đối với bài học ở tiết học này :
 xem lại nội dung Chương II, chuẩn bị tiết "Luyện tập".
Bài tập về nhà:
1. Viết phương trình hoá học của Al, Fe với O2, Cl2, dung dịch axit, dung dịch muối?
2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết Al, Fe:
 a. NaCl? b. HCl? c. CuCl2? d. NaOH?
 Giải thích sự lựa chọn?
3. Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
Cu(r) + FeCl2 – – → 
Fe(r) + Cu(NO3)2 – – → 
Ag(r) + HCl – – → 
Ag(r) + HCl – – → 
5.PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_21_Su_an_mon_kim_loai_va_bao_ve_kim_loai_khong_bi_an_mon.doc