Giáo án môn Hóa học 9 - Tiết 13: Hoá trị

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

 HS hiểu được hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với một nhóm nguyên tử khác.

 Quy ước: Hóa trị của H là I, hóa trị của O là II; Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O.

 HS hiểu và vận dụng quy tắc hóa trị: Trong hợp chất hai nguyên tố AxBy thì: a.x = b.y (a, b là hóa trị tương ứng của hai nguyên tố A, B). Biết quy tắc này đúng cả khi hợp chất có nhóm nguyên tử.

2.Kĩ năng:

 Tính được hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử theo công thức hóa học cụ thể.

3.Thái độ:

 Tích cực hoạt động trong giờ học.

 Có niềm say mê, hứng thú trong học tập môn hoá học.

 Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Các năng lực chung

 Năng lực tự học.

 Năng lực giải quyết vấn đề.

 Năng lực giao tiếp.

 Năng lực hợp tác.

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 Năng lực tính toán.

b. Các năng lực chuyên biệt của môn Hoá học

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

 Năng lực tính toán.

 Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học.

 Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Tiết 13: Hoá trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 13
HOÁ TRỊ (T1)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
HS hiểu được hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với một nhóm nguyên tử khác.
Quy ước: Hóa trị của H là I, hóa trị của O là II; Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O.
HS hiểu và vận dụng quy tắc hóa trị: Trong hợp chất hai nguyên tố AxBy thì: a.x = b.y (a, b là hóa trị tương ứng của hai nguyên tố A, B). Biết quy tắc này đúng cả khi hợp chất có nhóm nguyên tử.
2.Kĩ năng: 
Tính được hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử theo công thức hóa học cụ thể.
3.Thái độ: 
Tích cực hoạt động trong giờ học.
Có niềm say mê, hứng thú trong học tập môn hoá học.
Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Các năng lực chung
Năng lực tự học.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực giao tiếp.	
Năng lực hợp tác.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực tính toán.
b. Các năng lực chuyên biệt của môn Hoá học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
Năng lực tính toán.
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học.
Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. TRỌNG TÂM
Khái niệm hóa trị.
Quy tắc hóa trị.
III.CHUẨN BỊ 
GV : 
+ Tranh vẽ bảng 1 và bảng 2 trang 42, 43 SGK, bảng sơ đồ tư duy, một số bảng phụ.
+ Phiếu học tập số 1, 2(Phần phụ lục)
HS : 
+ Đọc trước các nội dung đã giao về nhà trong bài hoá trị.
+ Bảng hoạt động nhóm.
IV. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Dạy học theo nhóm: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép.
Sử dụng sơ đồ tư duy.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 
2.Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng kiểm tra:
Viết CTHH và tính PTK của các chất sau:
- Khí amoniac, biết trong phân tử có 1N, 3H
- Khí metan, biết trong phân tử có 1C và 4H
- Axit clohidric, biết trong phân tử có 1H, 1Cl
Cho N=14,H=1,C=12,Cl=35,5
NH3 PTK = 14+3.1=17 đvC
CH4 PTK = 12+4.1=16 đvC
HCl PTK = 1+35,5=36,5 đvC
3.Tiến trình bài học: 
Giới thiệu bài: GV sử dụng các CTHH trong phần KTBC để dẫn dắt vào bài.
Mỗi hợp chất khác nhau được biểu diễn với tỉ lệ số nguyên tử kết hợp khác nhau. Chẳng hạn như khí amoniac được biểu diễn bởi 1 nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử H, hay khí metan thì được biểu diễn bởi 1 nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H. Vậy, trên cơ sở nào ta có thể làm được điều đó?
Để trả lời được câu hỏi trên, hôm nay cô cùng các em sẽ nghiên cứu bài: HÓA TRỊ
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung 
*Hoạt động 1:Hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào?
GV: Vì sao có hơn 100 loại nguyên tố hóa học mà lại có hàng chục triệu chất khác nhau?
GV: Khả năng liên kết giữa các nguyên tử nguyên tố được biểu thị bằng một con số, gọi là hóa trị.
Đặt vấn đề: Vậy hóa trị là gì? Hóa trị của một nguyên tố được xác định như thế nào?
GV: Chuẩn bị phiếu học tập số 1. (Phần phụ lục)
Yêu cầu HS thảo luận nhóm (Nhóm lớn từ 7 – 8 HS) theo kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thành câu hỏi số 1 trong phiếu học tập số 1 vào bảng hoạt động nhóm.
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thành phiếu học tập số 1.
+ Đầu tiên, các em ghi ý kiến của mình vào phần “viết ý kiến cá nhân” (2 phút).
+ Sau đó, các em thảo luận, lựa chọn ý kiến chung để điền vào phần “ý kiến chung của cả nhóm” (3 phút).
GV: Yêu cầu HS nhận xét bài thảo luận của từng cá nhân trong nhóm và của nhóm.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm HS.
? Khả năng liên kết của các nguyên tử C, O, N, Cl với nguyên tử H có khác nhau không? Vì sao?
GV: Muốn so sánh, đều phải chọn mốc so sánh, tức đơn vị so sánh. Ở đây, ta muốn so sánh khả năng liên kết của nguyên tử. Nguyên tử H chỉ gồm có 1p và 1e, người ta chọn khả năng liên kết của nguyên tử H làm đơn vị, tức là gán cho H có hóa trị I.
Lưu ý: Hóa trị ghi bằng chữ số La Mã.
GV: Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
GV: Dựa vào kiến thức cô vừa cung cấp và kết quả hoạt động nhóm của các em, hãy hoàn thành câu hỏi số 2 trong phiếu học tập số 1.
GV: Chuẩn bị bảng phụ có chứa nội dung câu hỏi số 2 trong phiếu học tập số 1.
Yêu cầu 1 HS lên bảng hoàn thành.
GV: Trong thực tế, không phải nguyên tố nào cũng liên kết với H. Vậy hóa trị của chúng được xác định như thế nào?
Ví dụ: Na2O, CaO, SO2
? Cho biết khả năng liên kết của Na, Ca, S với O.
GV: Người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi.
Quy ước: Hóa trị của O là II
? Hãy xác định hóa trị của Na, Ca, S trong các hợp chất trên.
*Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
GV: Khí SO2 là khí độc gây ô nhiễm môi trường, khí này có trong khí thải của các nhà máy, khí thải ôtô, xe máy. Vậy chúng ta cần phải có những biện pháp nào để hạn chế khí SO2 thải ra môi trường gây ô nhiễm không khí?
Ví dụ: H2SO4, H2O (HOH), H3PO4
? Dựa vào cách xác định hóa trị của các nguyên tố. Hãy xác định hoá trị nhóm nguyên tử? Giải thích.
GV gợi ý: Coi nhóm nguyên tử như một nguyên tố bất kì.
GV: Treo bảng hóa trị của các nguyên tố trang 42 và nhóm nguyên tử trang 43.
? Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có một hóa trị đúng hay sai?
GV: Giải quyết vấn đề: Vậy hóa trị là gì? Hóa trị của một nguyên tố được xác định như thế nào? 
HS: Do các nguyên tử của nguyên tố có khả năng liên kết với nhau.
HS: Lắng nghe GV hướng dẫn và hoàn thành phiếu học tập bảng hoạt động nhóm. (5 phút)
HS: Cử đại điện thuyết trình bài thảo luận của nhóm.
HS: Nhận xét, tự đánh giá và đánh giá kết quả thảo luận.
HS: Khác nhau, do các nguyên tố này có hóa trị khác nhau.
HS: Nhận thông tin của GV
HS: Hoàn thành câu hỏi số 2 trong phiếu học tập số 1 theo cá nhân (1 phút)
HS:
HCl: Cl hoá trị I.
H2O: O............II
NH3: N ...........III
CH4: C ............IV
HS: 2 nguyên tử Na liên kết với 1 nguyên tử O, 1 nguyên tử Ca liên kết với 1 nguyên tử O, 1 nguyên tử S liên kết với 2 nguyên tử O.
HS: Nhận thông tin của GV.
HS: Na2O: Na có hoá trị I.
 CaO: Ca ..............II.
 SO2: S ..................IV 
HS: Trồng cây xanh, xử lí khí thải trước khi thải ra môi trường, có hình phạt đối với các nhà máy doanh nghiệp cố tình vi phạm..
HS: 
H2SO4: SO4 có hoá trị II.
Vì :Liên kết với 2 nguyên tử H.
HOH : OH .................I
Vì :Liên kết với 1 nguyên tử H.
H3PO4: PO4................III.
Vì :Liên kết với 3 nguyên tử H.
HS: Có nguyên tố có 1 hóa trị, có nguyên tố có nhiều hóa trị.
HS: Nêu kết luận
I. HOÁ TRỊ MỘT NGUYÊN TỐ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
1. Cách xác định:
2. Kết luận: 
Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm 1 đơn vị và hóa trị của O chọn làm 2 đơn vị.
*Hoạt động 2:Quy tắc hoá trị 
GV: Để tính được hóa trị của một nguyên tố khi biết hóa trị của nguyên tố cho trước trong hợp chất hay lập được công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị thì ta phải dựa theo một quy tắc, đó là quy tắc hóa trị.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại CT chung của hợp chất hai nguyên tố.
GV: Treo bảng phụ chứa nội dung sau:
CTHH
x . a
y . b
Al2O3
P2O5
H2S
GV: Giả sử hóa trị của nguyên tố A là a và hóa trị của nguyên tố B là b.
? Dựa vào bảng 1 trang 42 SGK, hãy xác định hóa trị của Al, P, S trong các hợp chất trên?
GV: Yêu cầu HS1 lên bảng xác định hóa trị của các nguyên tố.
GV: Gọi HS nhận xét kết quả.
GV: Yêu cầu HS2 hoàn thành bảng để tìm các giá trị x.a và y.b.
? So sánh các tích : x . a ; y . b trong các trường hợp trên.
gĐó là biểu thức của qui tắc hóa trị . 
GV: Hãy phát biểu qui tắc hóa trị ?
GV: Qui tắc này đúng ngay cả khi B là 1 nhóm nguyên tử .
Vd: Zn(OH)2 
Ta có: x.a = 1.II và y.b = 2.I 
Vậy nhóm –OH có hóa trị là bao nhiêu ?
HS: Lắng nghe.
HS: 
HS1: Lên bảng hoàn thành
HS: Nhận xét.
HS2:
HS: Trong các trường hợp trên:
x . a = y . b
HS: 
Qui tắc: Tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
HS: Nhóm – OH có hóa trị là I.
II. QUI TẮC HÓA TRỊ 
1. Qui tắc
Ta có biểu thức: 
x . a = y . b
Kết luận: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.
*Hoạt động 3: Củng cố
GV: Chuẩn bị sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức cho HS
GV: Chuẩn bị phiếu học tập số 2 (Phần phụ lục)
Yêu cầu HS thảo luận nhóm (Nhóm nhỏ từ 3 – 4 HS) theo kĩ thuật mảnh ghép.
GV hướng dẫn HS thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép:
Vòng 1 ( 2 phút):
HS trong mỗi nhóm được đánh số từ 1 đến 4.
Nhóm A: Hoàn thành câu A
Nhóm B: Hoàn thành câu B
Nhóm C: Hoàn thành câu C
Nhóm D: Hoàn thành câu D
Vòng 2 (4 phút): 
HS lần lượt di chuyển tạo thành nhóm mới theo STT giống nhau.(1 phút)
HS có 3 phút để chia sẻ các kiến thức với nhau. Các em cùng nhau trao đổi, thảo luận với nhau, trình bày cho các bạn những kiến thức các em đã thảo luận ở vòng 1.
Nhóm 1: Gồm các HS có số 1.
Nhóm 2: Gồm các HS có số 2.
Nhóm 3: Gồm các HS có số 3
Nhóm 4: Gồm các HS có số 4
GV: Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả của HS.
HS lắng nghe.
HS: Thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép và hoàn thành phiếu học tập số 2 vào bảng phụ sau vòng 2.
A.H2SO3	SO3 hóa trị II
B.N2O5	N	 V
C.MnO2 	Mn 	IV
D.PH3	P 	III
HS: Cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HS: Nhận xét, đánh giá các kết quả thảo luận của các nhóm.
HS: Lắng nghe, hoàn thành vào vở.
Bài tập: Xác định hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các công thức sau: 
A.H2SO3 	B.N2O5
C.MnO2 	D.PH3
4. Dặn dò:
- Ôn lại các khái niệm đã học, xem trước bài nội dung của phần II.2 bài hoá trị và trả lời câu hỏi: Từ công thức => = ?
- Bài tập về nhà: 1, 2, 3 (SGK).
- Nhận xét tiết học của HS.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
PHỤ LỤC
Lớp: Nhóm: 
Tên: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu hỏi số 1:
Cho các CTHH sau: HCl, H2O, NH3, CH4. Hãy thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau vào bảng hoạt động nhóm:
?1 Trong các CTHH trên có đặc điểm gì giống nhau?
?2 Nhận xét số nguyên tử của các nguyên tố: C, O, N, Cl.
?3 Nhận xét về số nguyên tử H liên kết với nguyên tử của nguyên tố: C, O, N, Cl.
Câu hỏi số 2: Hoàn thành bảng sau:
CTHH
Nguyên tố
Hóa trị
HCl
Cl
H2O
O
NH3
N
CH4
C
Lớp: Nhóm: 
Tên: 
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu hỏi số 1:
Cho các CTHH sau: HCl, H2O, NH3, CH4. Hãy thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau vào bảng hoạt động nhóm:
?1 Trong các CTHH trên có đặc điểm gì giống nhau?
→ Đặc điểm giống nhau: Đều liên kết với nguyên tử H
?2 Nhận xét số nguyên tử của các nguyên tố: C, O, N, Cl.
→ Trong HCl có 1Cl, H2O có 1O, NH3 có 1N và CH4 có 1C
?3 Nhận xét về số nguyên tử H liên kết với nguyên tử của nguyên tố: C, O, N, Cl.
→ HCl 1H liên kết với 1Cl
	H2O 2H 	1O
	NH3 3H 	1N
	CH4 4H 	1C
Câu hỏi số 2: Hoàn thành bảng sau:
CTHH
Nguyên tố
Hóa trị
HCl
Cl
I
H2O
O
II
NH3
N
III
CH4
C
IV
PHỤ LỤC
Lớp: Nhóm: 
Tên: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi: Hãy thảo luận nhóm và hoàn thành bảng sau:
? Xác định hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các công thức sau theo quy tắc hoá trị, biết hoá trị H là I, O là II 
A.H2SO3 	B.N2O5
C.MnO2 	D.PH3
CTHH
Nguyên tố (Nhóm nguyên tử)
Hóa trị
H2SO3
N2O5
MnO2
PH3
Lớp: Nhóm: 
Tên: 
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi: Hãy thảo luận nhóm và hoàn thành bảng sau:
? Xác định hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các công thức sau theo quy tắc hoá trị, biết hoá trị H là I, O là II 
A.H2SO3 	B.N2O5
C.MnO2 	D.PH3
CTHH
Nguyên tố (Nhóm nguyên tử)
Hóa trị
H2SO3
SO3
II
N2O5
N
V
MnO2
Mn
IV
PH3
P
III
BẢNG MÔ TẢ KĨ THUẬT MẢNH GHÉP 
Vòng 1
Vòng 2
HS1
HS2
HS3
HS4
Nhóm A
Câu A
Câu A
Câu A
Câu A
Nhóm 1
Câu A
Câu B
Câu C
Câu D
Nhóm B
Câu B
Câu B
Câu B
Câu B
Nhóm 2
Câu A
Câu B
Câu C
Câu D
Nhóm C
Câu C
Câu C
Câu C
Câu C
Nhóm 3
Câu A
Câu B
Câu C
Câu D
Nhóm D
Câu D
Câu D
Câu D
Câu D
Nhóm 4
Câu A
Câu B
Câu C
Câu D

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA TRI 8 TIET 1_12178584.doc