Giáo án môn Hóa học 9 - Tiết 5: Nguyên tử

I - Mục tiêu:

1. Kiến thức: học sinh biết:

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra được mọi chất. NT gồm hạt nhân mang điện dương, và vỏ tạo bởi các electron mang điện âm.

- Hạt nhân cấu tạo bởi proton và nơtron (p và n), nguyên tử cùng loại có cùng số p. Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của NT.

- Trong NT thì số e = p; nhờ e mà NT có thể liên kết với nhau.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát và tư duy trừu tượng.

3.Tư duy:

-Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Biết vận dụng kiến thức hóa học vào trong cuộc sống.

4. Thái độ:

- Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Tiết 5: Nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/9/2015 
Ngày giảng: 8/9/2015
Tiết 5. NGUYÊN TỬ
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức: học sinh biết:
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra được mọi chất. NT gồm hạt nhân mang điện dương, và vỏ tạo bởi các electron mang điện âm.
- Hạt nhân cấu tạo bởi proton và nơtron (p và n), nguyên tử cùng loại có cùng số p. Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của NT.
- Trong NT thì số e = p; nhờ e mà NT có thể liên kết với nhau.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và tư duy trừu tượng.
3.Tư duy:
-Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Biết vận dụng kiến thức hóa học vào trong cuộc sống.
4. Thái độ:
- Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.
II - Phương pháp:
Sử dụng phương pháp:
+ Nêu và giải quyết vấn đề 
III - Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Sơ đồ ở bảng phụ cấu tạo 3 nguyên tử Hiđro, Oxi, Natri.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước bài
IV - Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 10p)
? Chất là gì? Vật thể được tạo ra từ đâu?
®Gọi HS lên trình bày, HS khác nx ® Cho điểm
3. Bài mới: 
Đặt vấn đề: ( 2p)
	 Những người Hy Lạp cổ cho rằng vạn vật đều cấu tạo từ các nguyên tử. Thực chất, từ "nguyên tử" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là không thể chia được. Người Hy Lạp cổ cho rằng nếu đem chia một vật ra cho đến khi nào không thể chia được nữa thì phần thu được gọi là nguyên tử. Mặc dù ngày nay chúng ta biết rằng người Hy Lạp cổ rất có lý khi nghĩ như vậy, song chúng ta không thể khẳng định là chính họ đã tìm ra nguyên tử. Vì niềm tin của họ vào nguyên tử không có căn cứ khoa học, không xuất phát từ bất cứ thông tin khoa học nào và không khẳng định được nó. Đó chỉ đơn giản là những "tư tưởng triết học" về thế giới và sự tồn tại. Nguyên tử được phát minh ra trên cơ sở của các nghiên cứu và lý thuyết khoa học. Vào đầu thế kỷ XIX chỉ có những nhà triết học nghiên cứu các câu hỏi về cấu tạo của vật chất và thực thể. Về sau này vào năm 1803 có nhà hoá học, toán học người Anh John Dalton là người đầu tiên phát triển lý thuyết khoa học về nguyên tử. 
	 Chúng ta biết rằng mọi vật trong tự nhiên tạo ra từ chất này hay chất khác. Còn các chất được tạo ra từ đâu? Để trả lời câu hỏi đó ta nghiên cứu bài nguyên tử.
Tiết 5. NGUYÊN TỬ
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm nguyên tử ( 8p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- Hướng dẫn HS sử dụng thông tin trong Sgk và phần đọc thêm (Phần 1).
? Nguyên tử là những hạt như thế nào?
? Thành phần nguyên tử ?
+ Hs: Nghiên cứu SGK, trả lời
* GVthông báo KL hạt:me =9,1095.10-28g.
1. NGUYÊN TỬ LÀ GÌ?
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện, từ đó tạo ra mọi chất.
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương .
+ Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều e mang điện tích âm.
- Kí hiệu : Electron : e (-).
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu khái niệm hạt nhân nguyên tử ( 15p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- GV hướng đẫn HS đọc thông tin sgk.
+ Hs: Đọc thông tin sgk, trả lời
? Hạt nhân nguyên tử tạo bởi những loại hạt nào?
? Cho biết kí hiệu, điện tích của các hạt.
*GV thông báo KL của p, n:
 + mp = 1,6726. 10 -24 g.
 + mn = 1,6748. 10 -24 g.
+ Hs: Ghi nhớ kiến thức
? Nêu khái niệm “Nguyên tử cùng loại”
? Nhận xét gì về số p và số e trong nguyên tử .
? So sánh KL hạt p, n , e trong nguyên tử.
+ Hs: So sánh
- GV phân tích, thông báo: Vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
+ HS làm bài tập 2.
2. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.
- Kí hiệu: 
 + Proton: p (+)
 + Nơtron: n (không mang điện)
- Nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân (tức là cùng điện tích hạt nhân).
 Số p = Số e
 mhạt nhân mnguyên tử
 4. Củng cố và hoàn thiện kiến thức: ( 8p)
GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoàn thành phiếu.
Chọn đáp án đúng
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
 A. Nguyên tử là một hệ trung hoà điện.
 B. Trong nguyên tử, hạt proton và nơtron có khối lượng xấp xỉ nhau.
 C. Trong một nguyên tử, nếu biết số p có thể suy ra số n.
 D. Trong một nguyên tử, nếu biết số p có thể suy ra số e.
Câu 2: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?
A. Prôton                                           B. Nơtron    
C. Cả Prôton và Nơtron                    D. Không có gì( trống rỗng)
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
 A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và proton.
 B. Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và nơtron.
 C. vỏ nguyên tử được cấu thành từ hạt electron.
 D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ và hạt nhân nguyên tử.
Câu 4: Thành phần cấu tạo của hầu hết của các loại nguyên tử gồm:
A. Prôton và electron                               B. Nơtron và electron
C. Prôton và nơtron                                  D. Prôton, nơtron và electron
Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng về cấu tạo của hạt nhân trong các phát biểu sau: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:
 A. Prôton và electron                              B. Nơtron và electron
C. Prôton và nơtron                                  D. Prôton, nơtron và electron
GV thu phiếu học tập, cho điểm một số bài.
 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2p)
- Học bài+ làm BT 1÷ 4(sgk) + Chuẩn bị bài sau: Nguyên tố hóa học
V- Rút kinh nghiệm:
-Thời gian:..
-Phương pháp:..
- Nội dung: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_4_Nguyen_tu.docx