Tiết 21: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được những tính chất vật lý của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, có ánh kim.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất.
2.Kỹ năng:
- Biết thực hiện các thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lý.
- Biết liên hệ tính chất vật lý, tính chất hóa học, một số ứng dụng của kim loại
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, trình bày khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực thực hành; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1 đoạn dây thép dài 20cm, 1 bao diêm, 1 cái kim, ca nhôm,giấy gói bánh kẹo, đèn điện để bàn, 1 đoạn dây nhôm nhỏ, 1 mẩu than gỗ
Ngày soạn:02/11/2017 Ngày dạy:10/11/2017 Tiết 21: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Học sinh biết được những tính chất vật lý của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, có ánh kim. - Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất. 2.Kỹ năng: - Biết thực hiện các thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lý. - Biết liên hệ tính chất vật lý, tính chất hóa học, một số ứng dụng của kim loại 3.Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, trình bày khoa học. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực thực hành; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1 đoạn dây thép dài 20cm, 1 bao diêm, 1 cái kim, ca nhôm,giấy gói bánh kẹo, đèn điện để bàn, 1 đoạn dây nhôm nhỏ, 1 mẩu than gỗ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lí của kim loại. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung -GV: Biểu diễn thí nghiệm: Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm . Và lấy búa đập vào mẫu than. HS: Quan sát và nhận xét hiện tượng và giải thích hiện tượng. GV: Cho HS quan sát mẫu giấy gói kẹo làm bằng nhôm và cho HS nhận xét. HS: Quan sát và nhận xét. GV:Y/c HS liên hệ thực tế và nêu ứng dụng của tính chất này. HS: dây điện, làm thau. GV: Lõi dây điện được làm bằng gì? Vì sao? HS: Nhôm, đồng. Vì có tính dẫn điện. GV: Khả năng dẫn điện của các kim loại như thế nào? Kim loại nào có tính dẫn điện tốt nhất? HS: Các kim loại khác nhau tính dẫn điện khác nhau. GV: Vì sao trong thực tế người ta thường dùng dây dẫn bằng đồng hoặc nhôm mà không phải là Ag hoặc Fe? GV hỏi: Nếu em cầm 1 đầu que sắt, đầu kia đun nóng thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao? HS: Nóng tay. Vì kim loại dẫn nhiệt. Ứng dụng? HS: Làm dây tóc bóng đèn. GV: Các kim loại có tính dẫn nhiệt như thế nào? Kim loai nào dẫn nhiệt tốt nhất? GV: Quan sát đồ trang sức bằng vàng, bạc ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp các im loại khác cũng có vẻ sáng tương tự. Vì sao? HS: Kim loại có ánh kim GV: Yêu cầu HS nêu ứng dụng. HS: Làm đồ trng sức và các vật trang trí. I. Tính chất vật lí: 1. Tính dẻo: - Kim loại có tính dẻo, kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau - Kim loại có tính dẻo nhất là vàng ( Au) 2. Tính dẫn điện: - Kim loại có tính dẫn điện, kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau. - Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe.. 3. Tính dẫn nhiệt: - Kim loại có tính dẫn nhiệt, các kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau - Thường kim loại dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt tốt 4.Tính ánh kim - Kim loại có tính ánh kim *Ngoài ra: Kim loại còn có các tính chất vật lý khác như độ cứng, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy( KL Vonfram trong bóng đèn)... 3. Củng cố – luyện tập: 1. Nhắc lại nội dung chính của bài 2. BTVN: 1, 2, 3, 4, 5 IV. RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: