Chương II KIM LOẠI
MỤC TIÊU CHƯƠNG
1. Kiến thức: Giúp học sinh
Biết được tính chất của kim loại nói chung, tính chất của nhôm, sắt, viết được PTHH minh họa cho các chất đó.
Biết được thế nào là gang, thép, quy trình sản xuất gang và thép.
Biết và trính bày được 1 số ứng dụng của kim loại nhôm, sắt, gang, thép trong đời sống sản xuất.
Biết được thế nào là sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăm mòn.
Biết quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm đơn giản, nhận xt1 và rút ra được kết luận
2. Kĩ năng
Có kĩ năng thực hành, quan sát thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận.
Viết PTHH tốt, giải các BT tính theo PTHH đã học.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh yêu thích học tập bộ môn hóa học.
Chương II KIM LOẠI MỤC TIÊU CHƯƠNG 1. Kiến thức: Giúp học sinh Biết được tính chất của kim loại nói chung, tính chất của nhôm, sắt, viết được PTHH minh họa cho các chất đó. Biết được thế nào là gang, thép, quy trình sản xuất gang và thép. Biết và trính bày được 1 số ứng dụng của kim loại nhôm, sắt, gang, thép trong đời sống sản xuất. Biết được thế nào là sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăm mòn. Biết quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm đơn giản, nhận xt1 và rút ra được kết luận 2. Kĩ năng Có kĩ năng thực hành, quan sát thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận. Viết PTHH tốt, giải các BT tính theo PTHH đã học. 3. Thái độ Giáo dục học sinh yêu thích học tập bộ môn hóa học. Tuần 12 - Tiết ppct 21 Ngày dạy: Bài 15 TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - HS biết được 1 số tính chất vật lí của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim. Biết 1 số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liện quan đến tính chất vật lí như chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, vật liệu xây dựng, - HS hiểu và vận dụng được tính chất vật lí của kim loại để làm một số BT liên quan. 1.2. Kĩ năng - HS thực hiện được: liên hệ tính chất vật lí với 1 số ứng dụng của kim loại. - HS thực hiện thành thạo: thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra được kết luận về từng tính chất vật lí. 1.3. Thái độ - Thói quen: tìm hiểu kĩ bài toán trước khi vận dụng kiến thức. - Tính cách: giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn. 2. Nội dung bài học - Tính dẻo - Tính dẫn điện - Tính dẫn nhiệt - Ánh kim 3.Chuẩn bị 3.1. Giáo viên: dây nhôm, dây đồng, mẫu than gỗ, búa. 3.2. Học sinh: Soạn và xem trước các phần trong bài mới. 4. Tổ chức các hoạt động học tập 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 91 : 92: 4.2. Kiểm tra miệng: GV nhận xét và sửa chữa bài kiểm tra, thống kê điểm, phát bài. 4.3. Tiến trình bài học GV giới thiệu bài : Xung quanh ta có nhiều đồ vật , máy móc bằng kim loại. Kim loại có tính chất vật lí và ứng dụng gì trong đời sống , sản xuất. Hoạt động của gv và hs Nội dung bài học Hoạt động 1: (10 phút) Tìm hiểu về tính dẻo. GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: - Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm, dây đồng và lấy búa đập một mẫu than chì, hãy quan sát và nhận xét và giải thích hiện tượng. HS thực hiện và nhận xét - Các em cho biết cuốc, xẻng, liềm, dao, xoong, chậu được làm từ vật liệu nào ? Dựa vào tính chất vật lí nào mà người ta làm ra các dụng cụ đó. (Các vật đó được làm từ sắt, nhôm, đồng. Do có tính dẻo nên ta có thể rèn, dát mỏng, kéo sợi, dập khuôn tạo ra các hình dạng khác nhau). GV Cho HS quan sát giấy gói kẹo làm bằng nhôm,vỏ đồ hộp, Kết luận. Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu về tính dẫn điện. GV đàm thoại cùng HS thí nghiệm tính dẫn điện của kim loại. - Tại sao dây kim loại dẫn điện từ nguồn điện đến bóng đèn? - Người ta có thể thay dây đồng bằng dây nhôm hoặc sắt, vẫn thấy bóng đèn sáng. Em có nhận xét gì ? (Kim loại có tính dẫn điện). - Trong thực tế dây dẫn thường làm bằng kim loại nào ? ( Dây dẫn làm bằng kim loại đồng hay nhôm). - Vậy các kim loại khác có dẫn điện hay không ? (Các kim loại khác có khả năng dẫn điện nhưng khả năng dẫn điện thường khác nhau). - Kết luận kim loại thướng có tính gì ? GV nêu thêm: Kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe, nhờ vào tính dẫn điện nên ta sử dụng làm dây điện. Liên hệ thực tế: Không sử dụng dây điện trần, dây điện hỏng để tránh bị điện giật. Hoạt động 3: (5 phút) Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt. GV nêu: Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau, kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt. Do có tính dẫn nhiệt và 1 số tính chất khác nên nhôm, thép, inox không bị gỉ được dùng làm dụng cụ nấu ăn. - Vì sao người ta phải làm thêm nhựa hoặc gỗ vào quai xoong hay cán chảo ? (tránh nóng do sự dẫn nhiệt). - Kết luận kim loại còn có tính gì nữa ? Hoạt động 4: (5 phút) Tìm hiểu về ánh kim. GV cho HS quan sát vẻ sáng bề mặt của 1 số đồ vật trang sức bằng bạc, vàng, (Nó có vẻ lấp lánh và đẹp). Kết luận. Gọi 1 HS đọc phần “ Em có biết” Kết luận. Căn cứ vào tính chất vật lí người ta sử dụng kim loại để làm gì ? I. Tính dẻo Hiện tượng: - Than chì vỡ vụn nhiều mảnh nhỏ. - Dây nhôm, đồng bị dát mỏng. Giải thích: Dây nhôm bị dát mỏng là do kim loại có tính dẻo, còn than chì bị vỡ vụn là do nó không có tính dẻo. Kết luận: Kim loại có tính dẻo. II. Tính dẫn điện Kết luận: Kim loại có tính dẫn điện. III. Tính dẫn nhiệt Kết luận: Kim loại có tính dẫn nhiệt. IV. Ánh kim Kết luận: Kim loại có ánh kim. Căn cứ vào tính chất vật lí người ta sử dụng kim loại trong đời sống và sản xuất. 4.4. Tổng kết GV cho các nhóm thảo luận làm BT và báo cáo. BT1 Tìm câu trả lời sai khi phát biểu về tính chất vật lí cơ bản của kim loại: Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt. Có ánh kim. Có tính đàn hồi. Có tính dẻo, dể uốn. (Câu c) BT2 Sự truyền nhiệt của thanh thép từ đầu này đến đầu kia là do: Sự đối lưu. Sự bức xạ nhiệt. Sự nóng chảy của nhiệt. Sự dẫn nhiệt. ( Câu d). BT3 Các kim loại sau kim loại nào có tính dẫn điện tốt nhất. Al. Cu. Ag. Fe. ( Câu c). 4.5. Hướng dẫn học tập - Đối với tiết này: Học bài, làm BTVN : 1, 2, 3, 4, 5 trang 48 SGK. Hướng dẫn BT 4 / 48. SGK. Trường hợp DAl = 2,7 g/cm3 Ta có: 2,7 g nhôm chiếm thể tích 1 cm3 Vậy 1 mol – 27 g nhôm chiếm thể tích bao nhiêu cm3. Làm tương tự với các TH còn lại. - Chuẩn bị bài mới: “ Tính chất hóa học của kim loại” Soạn và xem trước các thí nghiệm về tính chất hóa học của kim loại. 5. Phụ lục (không)
Tài liệu đính kèm: