Giáo án môn Hóa học 9 - Tuần 23

CHƯƠNG 4: HIĐROCACBON- NHIÊN LIỆU

Tiết 43: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ

I. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức.

 - HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.

 - Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.

 2.Kĩ năng.

 - Rèn kĩ năng phân biệt: các hợp chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ; giữa hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

 - Củng cố kĩ năng quan sát thí nghiệm, hiện tượng từ đó rút ra nhận xét cho nd bài học.

 3. Thái độ:

 GD thế giới quan duy vật biện chứng.

4. Hình thành NL, PC:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học,vận dụng vào thực tế, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin

 - Phẩm chất: tự tin, tự chủ, siêng năng trong học tập.

II.Chuẩn bị.

 1. GV chuẩn bị.

 - Tranh vẽ: hình 4.1.

 - Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, ống ngiệm, đũa tt.

 - Hoá chất: Bông (tự nhiên), nến, nước vôi trong.

 - Bảng phụ: Sơ đồ phân loại các hợp chất hữu cơ; bài tập áp dụng.

 2. HS chuẩn bị:

 - N/c trước bài học.

 - Sưu tầm các vật dụng làm từ hợp chất hữu cơ.

III.Tiến trình tổ chức bài học.

 

doc 10 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23.
Ngày soạn: 23/ 01/ 2018.
CHƯƠNG 4: HIĐROCACBON- NHIÊN LIỆU
Tiết 43: KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ
I. Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức.
 - HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
 - Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.
 2.Kĩ năng. 
 - Rèn kĩ năng phân biệt: các hợp chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ; giữa hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
 - Củng cố kĩ năng quan sát thí nghiệm, hiện tượng từ đó rút ra nhận xét cho nd bài học.
 3. Thái độ: 
 GD thế giới quan duy vật biện chứng.
4. Hình thành NL, PC: 
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học,vận dụng vào thực tế, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin
 - Phẩm chất: tự tin, tự chủ, siêng năng trong học tập. 
II.Chuẩn bị.
 1. GV chuẩn bị.
 - Tranh vẽ: hình 4.1.
 - Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, ống ngiệm, đũa tt.
 - Hoá chất: Bông (tự nhiên), nến, nước vôi trong.
 - Bảng phụ: Sơ đồ phân loại các hợp chất hữu cơ; bài tập áp dụng.
 2. HS chuẩn bị: 
 - N/c trước bài học.
 - Sưu tầm các vật dụng làm từ hợp chất hữu cơ.
III.Tiến trình tổ chức bài học.
 1.Ổn đinh tổ chức
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Nội dung bài mới. 
Hoạt động khởi động.
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: thuyết trình, lắng nghe.
NL, PC: phát hiện vấn đề
Gv giới thiệu bài
Hs lắng nghe
Hóa hữu cơ hay hóa học hữu cơ là một ngành khoa học nghiên cứu về những cấu trúc, tính chất, thành phần, cách thức phản ứng, và cách tổng hợp của những hợp chất hữu cơ và vật liệu hữu cơ... cũng như nhiều vật chất khác nhau chứa nguyên tử cacbon
Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ 1:Tìm hiểu khái niệm về hợp chất hữu cơ.
KT, PP: vấn đáp, đặt câu hỏi.
NL, PC: sử dụng ngôn ngữ hóa học, siêng năng trong học tập
GV: - Giới thiệu về hợp chất hữu cơ: Chỉ những hợp chất có nguồn gốc từ cơ thể sống.
- Giới thiệu sự tồn tại của hợp chất hữu cơ ở xung quanh chúng ta.
GV: Treo tranh vẽ hình 4.1/SGK. 
? Kể tên các loại thức ăn, hoa quả, đồ dùng quen thuộc chứa hợp chất hữu cơ?
HS: Kể theo tranh vẽ.
GV: (lưu ý) Thức ăn không phải là 1 chất hữu cơ mà là hỗn hợp của nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
? Liên hệ tới vật dụng trong lớp học?
HS: Bàn, ghế, sách, vở, bút
? Hãy rút ra nhận xét về số lượng hợp chất hữu cơ và tầm quan trọng của nó đối với đời sống?
HS: Số lượng nhiều. Có vai trò.....
GV: Làm TN như SGK.
- Đốt cháy bông.
- úp ống nghiệm phía trên ngọn lửa.
- Khi ống nghiệm mờ đi, xoay lại, rót nước vôi trong vào, lắc đều.
? Nhận xét hiện tượng xảy ra?
HS: Nước vôi trong bị vẩn đụcà có khí CO2 sinh ra.
? Rút ra nhận xét từ TN đó?
HS: Khi bông cháy tạo ra khí CO2.
GV: Tương tự khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ khác: cồn; nến... đều thấy tạo ra CO2.
? Rút ra định nghĩa về các hợp chất hữu cơ?
HS: Trả lời.
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày.
HS: Cử đại diện nhóm trình bày.
GV: Gọi HS NXà Rút ra đáp án đúng.
HĐ 2: Nghiên cứu sự phân loại các hợp chất hữu cơ.
KT, PP: vấn đáp, đặt câu hỏi.
NL, PC: sử dụng ngôn ngữ hóa học, siêng năng trong học tập
? Hãy cho biết các hợp chất hữu cơ ở 2 nhóm: Nhóm 1: CH4; C2H4; C2H2...
 Nhóm 2: CH3Cl; C2H5OH; CH3NH2. Khác nhau ở điểm gì về thành phần?
HS: Những hợp chất ở nhóm 1 chỉ có 2 nguyên tố: C; H.
Những hợp chất ở nhóm 2 ngoài 2 nguyên tố C; H còn có nguyên tố khác như: O; N; Cl..
? Dựa vào thành phần phân tử của hợp chất hữu cơ hãy phân loại chúng?
HS: 2 loại: hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
? Xếp các nguyên tố thuộc nhóm I, II vào 2 loại cho phù hợp?
HS: Nhóm 1: hiđrocacbon.
 Nhóm 2: dẫn xuất hiđrocacbon.
GV: Đưa ra bảng phụ phân loại các hợp chất hữu cơ.
? Hãy phân loại các hợp chất hữu cơ ở phần bài tập?
HS: - Hiđrocacbon: CH4; C2H4; C6H6.
 - Dẫn xuất hiđrocacbon: CCl4; CH3Cl; C2H5OH; CH3NH2.
GV: Gọi HS NXà Rút ra đáp án đúng.
HĐ 3: Tìm hiểu khái niệm hoá học hữu cơ và vai trò của nghành.
KT, PP: vấn đáp, đặt câu hỏi.
NL, PC: sử dụng ngôn ngữ hóa học,vận dụng vào thực tế, siêng năng trong học tập
GV: Trong hoá học có nhiều nghành khác nhau: Hoá vô cơ; hoá hữu cơ; hoá lí; hoá phân tích... Mỗi chuyên nghành có 1 đối tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau.
? Đối tượng và mục đích của nghành hoá học hữu cơ là gì?
HS: - Đối tượng: Các hợp chất hữu cơ.
 - Mục đích: Nghiên cứu những chuyển đổi của chúng.
? Hoá học hữu cơ có tầm quan trọng gì?
HS: Một số nghành sx của hoá học hữu cơ: + Chế biến dầu mỏ.
 + Sản xuất nhựa, sx chất dẻo, sx thuốc (hoá học polime) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT- XH.
.
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ.
1. Hợp chất hữu cơ ở đâu?
Hình 4.1/SGK.
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
* TN: SGK.
* Hiện tượng: 
* NX: 
Định nghĩa: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO; CO2; H2CO3; các muối cacbonat của kim loại...)
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
Hîp chÊt h÷u c¬
Hi®rocacbon:
Ph©n tö chØ cã 2 nguyªn tè C; H
VD: CH4; C2H4; C6H6.
DÉn xuÊt hi®rocacbon: Ngoµi C; H trong ph©n tö cßn cã c¸c nguyªn tè O; N; Cl..
VD: CCl4.
II. Khái niệm về hóa học hữu cơ.
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi của chúng.
Hoạt động luyện tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: đặt câu hỏi, động não.
NL, PC: giải quyết vấn đề, siêng năng trong học tập
- Gv đưa ra BT:
Bài tập: Những hợp chất sau đây đâu là hợp chất vô cơ, đâu là hợp chất hữu cơ: CH4; CaCO3; CCl4; C2H2; C6H6; NaHCO3; CO; CH3Cl; C2H5OH; CO2; CH3NH2?
- Hs suy nghĩ, trả lời
- Gv nhận xét
Những hợp chất là hợp chất vô cơ: CaCO3; NaHCO3; CO; CO2.
Những hợp chất là hợp chất hữu cơ: CH4; CCl4; C2H4; C6H6; CH3Cl; C2H5OH; CH3NH2.
Hoạt động vận dụng. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: vấn đáp, đặt câu hỏi.
NL, PC: giải quyết vấn đề, vận dụng vào thực tiễn, siêng năng trong học tập
Gv hỏi
? Nêu tên một số sản phẩm của ngành hóa học hữu cơ mà gia đình em đang sử dụng?
Hs trả lời
Gv chính xác hóa
Quần áo
Sách vở
Đệm
Ống nước
Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: thuyết trình, lắng nghe.
NL, PC: giải quyết vấn đề, siêng năng trong học tập, tự chủ, tìm kiếm và xử lí thông tin
Gv giao nhiệm vụ về nhà
 - Tìm hiểu các hợp chất hữu cơ xung quanh em.
 -Hướng dẫn làm bài 3,4/SGKT108. 
 - Làm bài tập trong SGK.
 - N/c trước bài 35.
Hs ghi nhớ, thực hiện nhiệm vụ
Tuần: 23 Ngày soạn: 23 / 1/2018
Tiết 44: CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ.
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức.
 - HS hiểu được trong các hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị (C hóa trị IV; O hoá trị II; H hoá trị I). 
 - Hiểu được mỗi chất hữu cơ có một CTCT ứng với một trật tự liên kết xác định, các nguyên tử C có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon. 
 - Hiểu được ý nghĩa của công thức cấu tạo. 
2.Kĩ năng. 
 - Hình thành một số kĩ năng cơ bản: 
 + Nhận dạng 3 loại mạch của cacbon.
 + Viết CTCT của một số chất đơn giản. 
 + Phân biệt được các chất khác nhau qua CTCT.
 - Rèn kĩ năng ghi nhớ, suy luận và vận dụng. 
3. Thái độ: 
 HS có nhận thức đúng về cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. 
4. Hình thành NL, PC: 
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học,vận dụng vào thực tế, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin
 - Phẩm chất: tự tin, tự chủ, siêng năng trong học tập. 
II.Chuẩn bị.
1. GV chuẩn bị.
 - Tranh vẽ: Phân tử metan, CTCT của rượu etylic và đimetylete: 3 loại mạch của cacbon. 
 - Hộp lắp ráp mô hình phân tử hợp chất hữu cơ: dạng rỗng, dạng đặc,
2. HS chuẩn bị: 
 - N/c trước bài 35.
 - Ôn tập lại cách tính hoá trị của các nguyên tố ở lớp 8.
III.Tiến trình tổ chức bài học.
1.Ổn đinh tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: 
 HS1: Làm bài tập 3/SGKT108. 
 HS2: Làm bài tập 4/SGKT108. 
3. Nội dung bài mới. 
Hoạt động khởi động.
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: thuyết trình, lắng nghe.
NL, PC: phát hiện vấn đề
Gv giới thiệu bài
Hs lắng nghe
Các hợp chất hữu cơ có đặc điểm gì, có những chất có cùng một CTPT nhưng lại có tính chất khác nhau. Tại sao lại như vậy?Ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ 1: Tìm hiểu hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử, mạch cacbon, trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
KT, PP: vấn đáp, đặt câu hỏi.
NL, PC: sử dụng ngôn ngữ hóa học, siêng năng trong học tập
? Trong mọi hợp chất O; H luôn có hoá trị mấy?
HS: H luôn có hoá trị I; O luôn có hoá trị II.
? Tính hoá trị của các nguyên tố C trong hợp chất CO2?
HS: C có hoá trị IV.
GV: Các nguyên tố trên cũng có hoá trị như vậy trong hợp chất hữu cơ.
GV: Nếu dùng mỗi nét gạch để biểu diễn một đơn vị hoá trị của nguyên tố, ta có: |
 —C— ; —H ; —O— 
 |
GV: Nối liền từng cặp các nét gạch hoá trị của 2 nguyên tử liên kết với nhau để biểu diễn liên kết giữa chúng 
VD: H 
 | H 
 |
H- - C - - H H — C — H
 |
 | H
 H 
GV: Biểu diễn trên mô hình.
? Tương tự hãy biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử: CH3Cl; CH3OH?
HS: Biểu diễn trên bảng và trên mô hình.
GV: Gọi HS NXà Rút ra đáp án đúng.
? Rút ra kết luận về hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử?
HS: Trả lời.
? Hãy biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6 và C3H8?
GV: Gọi 2 HS lên bảng biểu diễn các loại CTCT.
GV: Gọi HS NXà Rút ra đáp án đúng.
? Ngoài các cách biểu diễn trên còn có cách nào khác?
HS: Nêu cách khác (nếu có).
GV: Nhận xét đúng, sai.
? Có phải trong các hợp chất hữu cơ C có hoá trị khác IV?
HS: Trả lời.
GV: Giảng về CT đúng của C2H6à C vẫn có hoá trị IV.
? Qua các ví dụ trên hãy rút ra kết luận về liên kết giữa các nguyên tử Cacbon?
HS: Trả lời.
? Có mấy loại mạch Cacbon?
HS: 3 loại mạch.
GV: Giúp HS phân biệt 3 loại mạch này.
? Biểu diễn các kiên kết trong phân tử C2H6O có thể có?
HS: Biểu diễn theo 2 cách.
GV: Đưa ra 2 cách biểu diễn đúng.
? So sánh trật tự liên kết của các nguyên tử trong 2 CTCT trên khác nhau ở điểm nào?
HS: Trả lời.
GV: Do trật tự liên kết giữa các nguyên tử khác nhau nên tính chất và trạng thái khác nhau.
- Rượu etylic là chất lỏng, mùi đặc trưng, tan vô hạn trong nước.
- Đimetylete là chất khí ít tan trong nước, rất độc.
? Rút ra kết luận về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử?
HS: Trả lời.
HĐ 2: Tìm hiểu công thức cấu tạo.
KT, PP: vấn đáp, đặt câu hỏi.
NL, PC: sử dụng ngôn ngữ hóa học, siêng năng trong học tập
? Công thức phân tử cho biết những thông tin gì?
HS: + Những nguyên tố cấu tạo nên chất.
 + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
? Hãy cho biết CTPT C2H6O cho biết những thông tin gì?
HS: Trả lời.
GV: Treo lại bảng phụ CTCT của C2H6O.
? Rút ra khái niệm thế nào là CTCT?
HS: Trả lời.
GV: Giới thiệu cách viết gọn của CTCT. 
? CTCT cho biết ý nghĩa gì?
HS: Trả lời.
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử.
* Kết luận: Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa 2 nguyên tử.
2. Mạch Cacbon.
 H H
 | |
 H— C — C — H ( C2H6)
 | |
 H H
 H H H
 | | |
 H — C — C — C — H ( C3H8)
 | | |
 H H H
* Kết luận: Những nguyên tử C trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết với nhau tạo thành mạch Cacbon.
* Có 3 loại mạch Cacbon: 
 - Mạch thẳng.
 - Mạch nhánh.
 - Mạch vòng.
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
 H H
 | |
H — C — C — O — H
 | |
 H H
 ( Rượu etylic )
 H H
 | |
H — C — O — C — H
 | |
 H H
 ( Đimetylete )
* Kết luận: Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
II. Công thức cấu tạo.
 H H
 | |
H — C — C — O — H
 | |
 H H Viết gọn: CH3CH2OH
 H H
 | |
H — C — O — C — H
 | |
 H H Viết gọn: CH3OCH3
* Khái niệm: CT biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là CTCT.
* ý nghĩa: SGK.
Hoạt động luyện tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: đặt câu hỏi, động não.
NL, PC: giải quyết vấn đề, siêng năng trong học tập
- Gv đưa ra BT:
 ? Viết CTCT của: metan (CH4)
- Hs suy nghĩ, trả lời
- Gv nhận xét
 H 
 | 
H — C — H
 | 
 H 
Hoạt động vận dụng. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: vấn đáp, động não.
NL, PC: giải quyết vấn đề, siêng năng trong học tập
Gv đưa ra câu hỏi
? Tại sao cùng một CTPT nhưng rượu etylic và đimetyl ete lại có tính chất hóa học khác nhau?
 Hs vận dụng KT trả lời
Do sự thay đổi trật tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử
Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
KT, PP: thuyết trình, lắng nghe.
NL, PC: giải quyết vấn đề, siêng năng trong học tập, tự chủ, tìm kiếm và xử lí thông tin
Gv giao nhiệm vụ về nhà
- Tìm các chất có cùng CTPT nhưng tính chất hóa học khác nhau.
 - Hướng dẫn làm bài 5/SGKT112. 
 - Làm bài tập trong SGK. N/c trước bài 36.
Hs ghi nhớ, thực hiện nhiệm vụ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 34 Khai niem ve hop chat huu co va hoa hoc huu co_12268329.doc