Giáo án môn Hóa học - Chương I: Chất - Nguyên tử - phân tử

1. Vật thể:

- Vật thể là những vật cụ thể mà ta nhìn thấy hay cảm nhận được.

- Vật thể gồm hai loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.

+ Vật thể tự nhiên: Đất, đá, khoáng sản, cơ thể người, động vật, thực vật, . . .

+ Vật thể nhân tạo: như đồ dùng trong sinh hoạt (quần áo, giày dép, bát đĩa, . . . ), công cụ sản xuất (cày bừa, cuốc, búa, . . .), phương tiện giao thông (máy bay, tàu hỏa, xe đạp, xe máy, . . .)

- Một vật thể có thể do một hay nhiều chất tạo nên:

+ Vật thể do một chất tạo nên: Cái thau nhôm do một chất là nhôm tạo ra.

+ Vật thể do nhiều chất tạo nên: cái xe đạp do các chất: sắt, nhôm, cao su, chất dẻo, . . . tạo nên.

 

doc 17 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học - Chương I: Chất - Nguyên tử - phân tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC
1. “Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.”
Hiện nay khoa học đã biết trên 110 nguyên tố. Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một ký hiệu hóa học. Ký hiệu hóa học không chỉ biểu diễn nguyên tố mà còn biểu diễn một nguyên tử của nguyên tố đó.
VD: Ký hiệu “Na” biểu diễn: 	- Nguyên tố Natri
- Một nguyên tử Natri.
2.Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam được giá trị vô cùng nhỏ, không thuận tiện cho việc tính toán. Vì vậy trong khoa học người ta dùng một đơn vị đặc biệt để đo khối lượng nguyên tử, đó là đơn vị Cacbon (đcC).
1 đvC = 1/12 khối lượng một nguyên tử Cacbon.
mC = 19,9206.10-27 kg
3. Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon.
4. Nguyên tố hóa học tồn tại hai dạng: 
- Dạng tự do (đơn chất): khí hidro, oxi, . . .
- Dạng hóa hợp (hợp chất): nước, axit, . . . 
BÀI 6: ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ
1. Đơn chất: 
- Đơn chất là những chất cấu tạo nên từ một nguyên tố hóa học. (Tức là tạo nên từ cùng một loại nguyên tử)
- Từ một nguyên tố hóa học có thể tạo nên hai hay nhiều đơn chất.
VD: Từ nguyên tố oxi có thể tạo ra hai loại đơn chất là khí oxi và khí ozon; từ cacbon có thể tạo ra kim cương và than chì.
2. Hợp chất: 
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
- Hợp chất gồm hai loại: Hợp chất vô cơ (H2O, NaCl, HCl, H2SO4, . . .) và hợp chất hữu cơ (metan: CH4, rượu etylic: C2H5OH, axit acetic: CH3COOH, . . .).
3. Phân tử: 
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất của chất.
4. Phân tử khối:
- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử được tính bằng đơn vị Cacbon.
- Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
5. Trạng thái của chất: 
- Tùy điều kiện, một chất có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hay khí.
BÀI 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC
1. Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất.
- Công thức hóa học dùng để biểu diễn đơn chất gồm một ký hiệu hóa học của nguyên tố và chỉ cho biết số nguyên tử của nguyên tố đó có trong một phân tử đơn chất.
VD: 	Công thức hóa học của kim loại: Na, Ca, K, Fe, Al, Cu, Zn, . . .
Công thức hóa học của chất khí: O2, H2, N2, Cl2, F2, . . .
- Công thức hóa học biểu diễn hợp chất gồm hai, ba, . . . ký hiệu hóa học của hai, ba, . . . nguyên tố và chỉ số cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất.
VD: 	Công thức hóa học của nước là: H2O
Công thức hóa học của axit sunfuric là: H2SO4.
Công thức hóa học của đá vôi (canxi cacbonat): CaCO3.
2. Mỗi chất chỉ được biểu diễn bằng một công thức hóa học. Mỗi chất đều có thành phần không đổi.
VD: Nước bao giờ cũng có thành phần: 
3. Ýù nghĩa của công thức hóa học: Công thức hóa học của một chất cho ta biết: 
- Những nguyên tố cấu tạo nên chất.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử của chất.
- Phân tử khối của chất.
VD: Công thức hóa học của đá vôi là CaCO3 cho ta biết:
+ Đá vôi được cấu tạo bởi 3 nguyên tố đó là: Canxi (Ca), Cacbon (C), Oxi (O).
+ Phân tử đá vôi có 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O.
+ Phân tử khối là: M = 40 + 12 + 16.3 = 100
BÀI 10: HOÁ TRỊ
1. Hoá trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) được xác định theo hoá trị của H được chọn làm đơn vị và hoá trị của O là hai đơn vị.
2. Quy tắc hoá trị: “Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.”
Ví dụ: , ta có: 2 . III = 3 . II
3. Biết công thức hoá học của hợp chất gồm hai nguyên tố và hoá trị của một nguyên tố, ta tính được hoá trị của nguyên tố kia.
Ví dụ: , ta có: 2 . x = 5 . II Ž 
4. Biết hoá trị của 2 nguyên tố, ta lập được công thức hoá học của hợp chất gồm hai nguyên tố đó. Nếu hợp chất gồm một nguyên tố kết hợp với một nhóm nguyên tử, ta coi hoá trị của nhóm nguyên tử tương đương như một nguyên tố.
Ví dụ: Lập công thức hoá học của Nhôm sunfat, biết nhôm hoá trị III, nhóm nguyên tử SO4 hoá trị II.
Bước 1: Viết công thức hoá học của Nhôm sunfat: 
Bước 2: Tìm tỷ số : Ta có: x. III = y . II Ž 
Trong phân tử hợp chất vô cơ, tỉ số giữa số nguyên tử của các nguyên tố ( hoặc giữa số nguyên tử và số nhóm nguyên tư û) thường là đơn giản nhất ( tối giản ) nên x = 2 và y = 3. Công thức hoá học là Al2(SO4)3 .
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
1. Sự biến đổi vật lý (hiện tượng vật lý) là sự chuyển đổi về hình dạng hay về trạng thái của chất. (chất không thay đổi).
VD: Nghiền đường kính thành bột mịn.
Đun nước sôi hay làm cho nước đông thành đá.
2. Sự biến đổi hóa học (hiện tượng hóa học) là sự chuyển đổi chất này thành chất khác.
VD: Rượu (mùi thơm, vị cay) lên men thành giấm (mùi giấm, vị chua).
BÀI 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Phản ứng hóa học là quá trình làm chuyển đổi chất này thành chất khác.
2. Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử của chất này chuyển đổi thành phân tử của chất khác.
3. Điều kiện xảy ra phản ứng:
- Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
- Phần lớn các trường hợp cần đun nóng.
- Một số trường hợp cần chất xúc tác.
4. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra: Có một trong số các dấu hiệu sau:
- Có chất kết tủa (chất không tan).
- Có chất khí thoát ra (sủi bọt khí).
- Có sự thay đổi màu sắc.
- Có sự tỏa nhiệt và phát sáng.
5. Tốc độ của phản ứng hóa học: Phản ứng hóa học của những chất khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau.
VD: Sự gỉ sắt trong không khí ẩm là phản ứng hóa học của sắt với oxi và hơi nước xảy ra rất chậm.
Sự nổ của hỗn hợp khí hidro và oxi là phản ứng hóa học của hidro với oxi tạo ra nước, xảy ra rất nhanh (tức thời).
6. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng:
- Nhiệt độ: tốc độ của phản ứng hóa học tăng khi tăng nhiệt độ và giảm khi giảm nhiệt độ. Đối với nhiều phản ứng hóa học, khi nhiệt độ tăng thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng khoảng 2 lần.
- Kích thước hạt: kích thước của các hạt chất rắn càng nhỏ (diên tích tiếp xúc càng lớn) thì tốc độ của phản ứng hóa học càng tăng. Ngược lại thì tốc đôï phản ứng giảm.
- Độ đậm đặc của các dung dịch các chất tham gia phản ứng: dung dịch các chất phản ứng càng đậm đặc thì tốc độ phản ứng càng tăng và ngược lại, dung dịch càng loãng thì tốc độ phản ứng càng giảm.
BÀI 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
1. Nội dung định luật: “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng cuả các chất tham gia phản ứng.”
2. Giải thích định luật: Trong một phản ứng hóa học, số nguyên tử của các nguyên tố được bảo toàn nên khối lượng được bảo toàn.
3. Áp dụng: Trong một phản ứng có n chất, kể cả chất phản ứng và sản phẩm, nếu biết khối lượng của (n - 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại. 
BÀI 16: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
1. Phương trình hoá học dùng để biểu diễn ngắn gọn một phản ứng hoá học.
2. Lập phương trình hoá học: Gồm 3 bước.
- Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hoá học của các chất tham gia và sản phẩm.
- Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Tìm hệ số thích hợp để đặt trước các công thức.
- Bước 3: Viết phương trình hoá học.
3. Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
BÀI 18: MOL
1. Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. 
Con số 6.1023 được gọi là số Avôgađro và được ký hiệu là N.
2. Khối lượng mol của một chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, tính bằng gam, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối. 
3. Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó.
4. Một mol của bất kỳ chất khí nào, trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau. Ở ĐKTC (0oC, 1 atm), thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.
BÀI 19: CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT
1. Tìm số mol chất (lượng chất): 
 (1) (m, M đều tính ra gam)
Từ công thức (1) ta có: 
m = n . M
2. Tìm thể tích chất khí:
V = n . 22,4
BÀI 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ:
1. Tìm tỉ khối của khí A so với khí B:
2. Tìm tỉ khối của khí A so với không khí:
BÀI 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC:
1. Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố: 2 bước
- Tính khối lượng mol của hợp chất.
- Tính khối lượng của mỗi nguyên tố và phầm trăm khối lượng của nó trong phân tử hợp chất.
Vd: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân tử H2SO4
%H = ; %S = 
%O = 
(hoặc %O = 100 - %H - %S = 100 – 2,04 – 32, 65 = 65, 31%)
2. Tính tỉ số về khối lượng giữa các nguyên tố trong hợp chất.
Vd: Tính tỉ số về khối lượng giữa nguyên tố H và O trong phân tử nước H2O.
Ta có: mH : mO = 2 : 6 = 1 : 8
3. Lập công thức hoá học của hợp chất khi biết phần trăm khối lượng giữa các nguyên tố và khối lượng mol của hợp chất: 2 bước.
- Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
- Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố và lập công thức hoá học.
Vd: Lập công thức hoá học của hợp chất A biết:
MA = 142 và thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố là:
%Na = 32,3943% ; %S = 22,5352% ; %O = 45,0704%
- Tính khối lượng của mỗi nguyên tố:
MNa = (g) mS = (g)
MO = (g) hoặc mO = 142 – 46 – 32 = 64 (g)
- Tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố:
Số nguyên tử Na = = 2 Số nguyên tử S = = 1
Số nguyên tử O = = 4
- Lập công thức hoá học: Na2SO4
BÀI 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC:
1. Tính số mol hoặc khối lượng hay thể tích (đối với chất khí) các chất tham gia và sản phẩm: 4 bước
- Viết phương trình hoá học
- Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí ra số mol.
- Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
- Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n . M) hoặc thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn (ĐKTC) (V = n. 22,4)
Vd: Nung CaCO3 thu được CaO và CO2. Tính khối lượng CaO và thể tích khí CO2 (đktc) thu được khi nung 50 g CaCO3. 
- Viết phương trình hoá học:
CaCO3 CaO + CO2
- Đổi khối lượng CaCO3 ra mol:
- Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol CaO và CO2:
CaCO3 CaO + CO2
 0,5 mol 0,5 mol 0,5 mol
- Đổi số mol CaO thành khối lượng và số mol CO2 thành thể tích ở đktc:
mCaO = 56 . 0,5 = 28 g ; lít
CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ
BÀI 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI
1. Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. (tỉ khối so với không khí là )
2. Oxi là phi kim hoạt động hóa học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao.
Oxi tác dụng được với nhiều đơn chất (kim loại và phi kim), sản phẩm của phản ứng là oxit.
VD: 	C + O2 CO2 
Oxi tác dụng được với nhiều hợp chất, sản phẩm phản ứng cũng là oxit.
VD: 	2 CO + O2 2 CO2 
Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
3. Cách thu khí Oxi:
- Do oxi nặng hơn không khí nên có thể thu khí Oxi vào bình bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình.
- Do Oxi ít tan trong nước nên có thể thu khí Oxi vào bình bằng cách đẩy nước ra khỏi bình.
4. Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất trong tự nhiên.
- Ở dạng đơn chất, khí Oxi có nhiều trong không khí.
- Ở dạng hợp chất, nguyên tố Oxi có trong nước, đất đá, cơ thể người, động vật và thực vật.
BÀI 25: SỰ OXI HÓA. PHẢN ỨNG HÓA HỢP. ỨNG DỤNG CỦA OXI.
1. Sự oxi hóa là sự tác dụng của Oxi với một chất.
2. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
3. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra. 
4. Ứng dụng quan trọng nhất của Oxi là tính oxi hóa mạnh của nó.
- Oxi duy trì sự sống của con người và động vật (sự hô hấp). Nó oxi hóa các chất hữu cơ trong cơ thể sinh ra năng lượng để cơ thể hoạt động.
- Oxi dùng để đốt cháy các nhiên liệu (củi, than, dầu hỏa, xăng, khí đốt, . . .) lấy nhiệt dùng trong đời sống hàng ngày, trong giao thông vận tải, trong sản xuất.
BÀI 26: OXIT
1. Định nghĩa oxit: “Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là Oxi.”
Vd: CO2 , Al2O3 , CuO, CaO, . . .
2. Công thức dạng chung của oxit: RxOy.
Trong đó R có hoá trị n, O có hoá trị II và có đẳng thức theo đúng quy tắc về hoá trị: 2y = n . x
3. Tên của oxit: tên nguyên tố + oxit.
4. Phân loại oxit: có hai loại oxit là oxit axit và oxit bazơ.
- Oxit axit thường là oxit của phi kim và ứng với một axit.
Vd: CO2, NO2, P2O5, SO3, . . .
- Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và ứng với một bazơ .
Vd: Na2O, CaO, CuO, Fe2O3, Al2O3, ZnO, . . .
BÀI 27: ĐIỀU CHẾ OXI. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
1. Điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm: 
- Nguyên tắc: nung nóng những hợp chất giàu Oxi và dễ bị nhiệt phân hủy ra Oxi.
VD: 	2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
2 KClO3 2 KCl + 3 O2 
2 KNO3 2 KNO2 + O2 
(Khi nhiệt phân KNO3, để cho phản ứng xảy ra nhanh hơn người ta trộn thêm chất MnO2 - gọi là chất xúc tác. Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng)
2. Sản xuất Oxi trong công nghiệp: 
a. Nguyên liệu: Hợp chất hoặc hỗn hợp có chứa Oxi như nước (H2O) hay không khí (hỗn hợp của khí Oxi và khí Nitơ).
b. Phương pháp sản xuất: 
- Sản xuất Oxi từ không khí: Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó, cho không khí lỏng bay hơi sẽ thu được khí Nitơ ở -196oC và khí Oxi ở -183oC. Nhà máy sản xuất Oxi bằng phương pháp này có thể đạt sản lượng 150 tấn / ngày.
- Sản xuất Oxi từ nước: Dùng dòng điện một chiều để điện phân nước trong các bình điện phân sẽ thu được khí Oxi và khí Hidro.
2 H2O 2 H2  + O2 
3. Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
2 HgO 2 Hg + O2 
2 Cu(NO3)2 2 CuO + 4 NO2 + O2 
BÀI 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
1. Thành phần của không khí: 
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
- Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% Nitơ, 21% Oxi, 1% các khí khác (khí CO2, SO2, NH3, hơi nước, khí hiếm, . . . )
2.Sự cháy và sự oxi hóa chậm: 
a. Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
b. Điều kiện phát sinh sự cháy: có 2 điều kiện:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ khí Oxi cho sự cháy.
c. Dập tắt sự cháy: phải thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp:
- Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách ly chất cháy với khí Oxi.
CHƯƠNG V: HIDRO - NƯỚC
BÀI 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIDRO
1. Tính chất của Hidro:
a. Tính chất vật lý: Hidro là chất khí không màu, không mùi, là khí nhẹ nhất trong các chất khí, rất ít tan trong nước.
b. Tính chất hóa học: Khí Hidro có tính khử.
- Tác dụng với đơn chất: Khí Hidro tác dụng với một số đơn chất
VD: 	H2 + O2 H2O
- Tác dụng với hợp chất: Khí Hidro tác dụng được với một số oxit kim loại khi đun nóng, tạo thành nước và giải phóng kim loại.
VD: 	H2 + CuO Cu + H2O
2. Ứng dụng của Hidro: Chủ yếu do tính nhẹ, tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
- Bơm khí cầu.
- Đèn xì Oxi - Hidro.
- Điều chế kim loại từ oxit của chúng.
- Sản xuất axit clohidric, amoniac, phân đạm và sản xuất nhiên liệu, . . .
BÀI 32: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ:
1. Chất khử và chất oxi hoá:
- Chất khử là chất chiếm Oxi của chất khác.
- Chất oxi hoá là khí Oxi hoặc chất nhường Oxi cho chất khác.
2. Sự khử và sự oxi hoá:
- Sự khử là sự tách Oxi ra khỏi hợp chất.
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của Oxi với một chất.
3. Phản ứng oxi hoá khử: “Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.”
Vd:	Sự oxi hoá H2
Fe3O4 + 4 H2 3 Fe + 4 H2O
	 (chất oxi hoá) (chất khử)	
Sự khử Fe3O4
BÀI 33: ĐIỀU CHẾ HIDRO - PHẢN ỨNG THẾ
1. Điều chế Hidro:
a. Trong phòng thí nghiệm: Cho kim loại hoạt động như Zn, Al, Fe, . . . tác dụng với dung dịch axit Clohidric hay dung dịch axit Sunfuric loãng.
Zn(r) + HCl(l) ZnCl2 (dd) + H2 (k) 
Fe(r) + H2SO4(l) FeSO4 (dd) + H2 (k) 
Thu khí Hidro vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí.
b. Trong công nghiệp: 
- Điện phân nước: 
2 H2O 2 H2  + O2 
- Khử oxi của nước trong lò khí than:
H2O + C CO  + H2 
 (hơi) (nóng đỏ)
2. Phản ứng thế: “Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.”
VD: Ngâm đinh sắt trong dung dịch CuSO4 màu xanh, sau một thời gian thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần và có đồng màu đỏ bám lên đinh sắt.
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 
BÀI 36: NƯỚC
1. Thành phần hóa học của nước: 
Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là Oxi và Hidro, chúng đã hóa hợp với nhau theo tỉ lệ nhất định là: 
- Tỉ lệ về thể tích: hai phần khí Hidro và một phần khí Oxi.
- Tỉ lệ về khối lượng: 1 phần Hidro và 8 phần Oxi.
2. Tính chất của nước: 
a. Tính chất vật lý:
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị. Dưới áp suất của khí quyển, nước sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC. Ở 4oC, nước có khối lượng riêng là D = 1g/ ml. Nước hòa tan được nhiều chất rắn, chất lỏng và chất khí.
b. Tính chất hóa học: 
- Tác dụng với kim loại: Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: K, Na, Ca, . . . và một số kim loại ở nhiệt độ cao như Zn, Fe, Al, . . . 
VD: 	2 K + 2 H2O 2 KOH + H2 
Ca + 2 H2O Ca(OH)2 + H2 
Fe + H2O FeO + H2 
- Tác dụng với oxit: 
+ Nước tác dụng với một số oxit kim loại tạo ra bazơ.
VD: 	 K2O + H2O 2 KOH
CaO + H2O Ca(OH)2
+ Nước tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo ra axit.
VD: 	 CO2 + H2O H2CO3
SO3 + H2O H2SO4
Nhận biết dung dịch axit và dung dịch bazơ: Dùng quỳ tím.
- Dung dịch axit làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Dung dịch bazơ làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh.
BÀI 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI:
1. Axit: 
a, Định nghĩa: “Axit là hợp chất, phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử Hidrô liên kết với gốc axit.”
b, Phân loại: 
- Axit không có oxi. Vd: HF, HCl, HBr, H2S . . . 
- Axit có oxi. Vd: H2SO4, H2SO3, HNO3, HNO2, H3PO4, H3PO3 . . .
2. Bazơ:
a, Định nghĩa: “Bazơ là hợp chất, phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm Hidroxit.” (- OH)
b, Phân loại: Dựa vào tính tan trong nước, bazơ được chia làm hai loại:
- Bazơ tan gọi là kiềm. 
Vd: NaOH, KOH, Ba(OH)2
- Bazơ không tan. 
Vd: Cu(OH)2 , Mg(OH)2 , Al(OH)3 , . . .
3. Muối: 
a, Định nghĩa: “Muối là hợp chất, phân tử gồm có nguyên tử kim loại kiên kết với gốc axit.”
b. Phân loại: 
- Muối trung hoà: Là muối, trong gốc axit không có Hidro (hoặc có Hidro thì nguyên tử Hidro đó không thể thay thế bằng nguyên tử kim loại).
Vd: NaCl, NaNO3, Na2SO4, Na2HPO3, . . .
- Muối axit: Là muối, trong gốc axit còn nguyên tử Hidrô có thể thay thế bằng kim loại. 
Vd: NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4, Na2HPO4, . . .
CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH
BÀI 40: DUNG DỊCH
1. Dung dịch: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
VD: 
- Hòa tan muối ăn (chất rắn) vào nước ta thu được dung dịch nước muối.
- Hòa tan rượu etylic (chất lỏng) vào nước ta thu được dung dịch rượu.
- Hòa tan amoniăc (chất khí) vào nước ta thu được dung dịch amoniăc.
2. Phân loại dung dịch: 
a. Dung dịch chưa bão hòa: Là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định. Thí dụ: ở 25oC, có thể hòa tan vào 100 g nước một lượng muối ăn (NaCl) tối đa là 36g, nếu ta mới chỉ hòa tan 30g muối ăn thì dung dịch thu được là dung dịch chưa bão hòa.
b. Dung dịch bão hòa: Là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định.
c. Dung dịch quá bão hòa: Là dung dịch chứa lượng chất tan nhiều hơn so với dung dịch bão hòa ở nhiệt

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEN_THUC_CO_BAN_HOA_8.doc