Giáo án môn Hóa học - Chuyên đề: Amino axit

I. Nội dung chuyên đề

- Nội dung 1: Khái niệm, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí.

- Nội dung 2: Đồng phân, danh pháp.

- Nội dung 3: Tính chất hoá học.

- Nội dung 4: Ứng dụng.

II. Tổ chức dạy học chuyên đề

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Khái niệm, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng của amino axit.

- Đồng phân của amino axit, các cách gọi tên của amino axit.

- Tính chất hóa học của amino axit.

- Một số ứng dụng của amino axit.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2183Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học - Chuyên đề: Amino axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: AMINO AXIT
NHÓM BIÊN SOẠN: NHÓM NINH THUẬN
Nội dung chuyên đề 
Nội dung 1: Khái niệm, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí.
Nội dung 2: Đồng phân, danh pháp.
Nội dung 3: Tính chất hoá học.
Nội dung 4: Ứng dụng.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng của amino axit.
- Đồng phân của amino axit, các cách gọi tên của amino axit.
- Tính chất hóa học của amino axit.
- Một số ứng dụng của amino axit.
2. Kĩ năng
- Nắm vững tính chất hóa học của amino axit.
- Viết chính xác các phương trình phản ứng của amino axit.
- Phân biệt amino axit với các dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hóa học.
- Giải bài tập: xác định CTPT và các dạng bài tập về amino axit.	
3. Thái độ
- Say mê, hứng thú với kiến thức bộ môn.
- Giáo dục đức tính cẩn thận, chính xác khi tiến hành thí nghiệm hoá học.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực phân tích, hệ thống hoá, thuyết trình, phản biện.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán hoá học.
- Năng lực thực hành hoá học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
B. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật mảnh ghép...)
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, TBDH, tranh ảnh...)
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút...
- Hoá chất: dung dịch glyxin, quỳ tím.
- Tranh ảnh, mô hình phân tử một số amino axit.
- Phiếu học tập, câu hỏi thảo luận của các nhóm.
- Bài tập vận dụng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước nội dung chuyên đề trong sách giáo khoa.
- Xem lại nội dung kiến thức bài amin, axit cacboxylic đã học.
D. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo và tính chất vật lí của amino axit.
+ GV vào bài, đồng thời đưa ra khái niệm về amino axit.
+ Từ khái niệm, GV yêu cầu HS cho biết cấu tạo của các hợp chất amino axit. Viết công thức tổng quát của amino axit.
+ GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trình bày các tính chất vật lí của amino axit. Giải thích tại sao amino axit có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn so với các loại chất hữu cơ khác.
Sau khi kết thúc hoạt động 1, GV chia học sinh ra thành các nhóm để thực hiện kĩ thuật mảnh ghép. GV phân công các nhóm tìm hiểu và thảo luận các nội dung kiến thức của nhóm mình.
* Hoạt động 2: Nghiên cứu và thảo luận các nội dung theo các câu hỏi định hướng trong các phiếu học tập.
 + Nhóm 1: Tìm hiểu về các loại đồng phân và các cách gọi tên của amino axit.
Phiếu học tập số 1:
Cho công thức một số amino axit no, mạch hở chứa một nhóm – COOH và một nhóm – NH2. Từ đó thiết lập công thức phân tử chung của chúng.
Các amino axit trên còn có những loại đồng phân nào ? Viết các đồng phân của C3H7O2N.
Trình bày các cách gọi tên của amino axit. Áp dụng gọi tên cho các đồng phân amino axit của C3H7O2N.
+ Nhóm 2: Nghiên cứu về tính axit – bazơ của amino axit.
Phiếu học tập số 2:
Nhóm –COOH có tính chất của loại chất nào? Nhóm –NH2 có tính chất của loại chất nào?
Xét dung dịch amino axit có dạng (H2N)xR(COOH)y. Dự đoán sự thay đổi màu của quì tím khi nhúng vào các dung dịch trên. 
Cho biết hiện tượng xảy ra khi nhúng quì tím vào các dung dịch amino axit sau: H2NCH2COOH, H2NC3H5(COOH)2, (H2N)2C5H9COOH.
Viết phương trình phản ứng của H2NRCOOH với dung dịch KOH, dung dịch HCl. Từ 2 phản ứng trên, rút ra kết luận gì về tính chất của amino axit ?
+ Nhóm 3: Nghiên cứu về phản ứng este hoá và phản ứng trùng ngưng của amino axit.
Phiếu học tập số 3:
Đối với axit cacboxylic, nhóm – COOH ngoài tính axit còn có phản ứng đặc trưng nào khác ?
Viết phương trình phản ứng của H2NCH2COOH với C2H5OH. Tìm hiểu điều kiện để phản ứng xảy ra.
Nghiên cứu SgK, viết phương trình phản ứng trùng ngưng H2NCH2COOH ở điều kiện thích hợp.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về ứng dụng của amino axit.
Phiếu học tập số 4:
Dựa vào sách giáo khoa, trình bày những ứng dụng của amino axit trong thực tiễn cuộc sống.
* Hoạt động 3: Truyền đạt kiến thức từ nhóm chuyên gia về nhóm mảnh ghép
GV cho học sinh từ nhóm chuyên gia về nhóm mảnh ghép của mình và truyền đạt lại những kiến thức đã thảo luận và thống nhất từ nhóm chuyên gia.
GV để cho học sinh lắp ghép, hệ thống hoá nội dung chuyên đề thành một khối kiến thức hoàn chỉnh.
* Hoạt động 4: Hệ thống hoá, hoàn chỉnh nội dung chuyên đề
GV yêu cầu một hoặc 2 nhóm trình bày đầy đủ các nội dung của chuyên đề.
Các nhóm khác góp ý, bổ sung để hoàn thiện chuyên đề.
GV tổng kết, hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức đồng thời tích hợp với môn sinh học ( α-aminoaxit là đơn vị cơ sở để tạo nên peptit và prôtein là nền tảng về cấu trúc và chức năng của cơ thể sinh vật) 
* Hoạt động 5: Làm một số bài tập vận dụng
GV kiểm tra sự tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh bằng một số bài tập vận dụng (4 – 8 câu hỏi trắc nghiệm)
* Hoạt động 6: Đánh giá, nhận xét
GV cùng học sinh đánh giá, nhận xét và cho điểm các nhóm dựa vào phần thảo luận, trình bày và làm bài tập vận dụng.
III. Bảng mô tả mức độ yêu cầu cần đạt cho chuyên đề
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Amino axit
Câu hỏi/ bài tập định tính
- Nêu khái niệm, cấu trúc phân tử, viết đồng phân, danh pháp của aminoaxit
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của aminoaxit
-Ứng dụng của aminoaxit
- Giải thích được một số tính chất vật lí như độ tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy
- Viết được một số đồng phân aminoaxit có số C ≤ 4
- Nhận biết được các aminoaxit dựa vào số nhóm NH2, COOH, với các hợp chất hữu cơ khác
- Xác định môi trường của dung dịch aminoaxit
- Viết được các phản ứng trùng ngưng của aminoaxit
- Dựa vào tính chất hóa học cho biết những chất tác dụng được hoặc không tác dụng được 
- Dựa vào kiến thức tổng quát xác định số nhận định đúng.
Bài tập định lượng
- Xác định công thức phân tử của aminoaxit ở mức độ đơn giản dựa vào dữ liệu đề bài
- Xác định công thức phân tử của aminoaxit dựa vào phản ứng với dd HCl, với dd NaOH 
- Giải dạng bài tập tổ hợp cho aminoaxit tác dụng với dd axit sau đó cho hỗn hợp đó tác dụng với dd bazơ vừa đủ và ngược lại 
- Một số bài tập yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức để giải.
-Giải một số bài tập có liên hệ thực tiễn như sản xuất tơ nilon, sản xuất mì chính
-Bài tập muối của aminoaxit tác dụng với dung dịch axit hoặc bazơ
Bài tập thực hành/ thí nghiệm
- Mô tả và nhận biết các hiện tượng thí nghiệm khi cho một số tác nhân như quì tím vào dung dịch aminooaxit đã biết
- Giải thích một số hiện tượng quan sát được
-Viết phương trình phản ứng chứng minh tính lưỡng tính của aminoaxit
- Dự đoán hiện tượng quan sát được khi tiến hành một số thí nghiệm
-Sắp xếp các chất theo thứ tự tăng hoặc giảm giá trị pH của các dung dịch.
- Dựa vào một số hiện tượng quan sát được hãy xác định chất
IV. Hệ thống câu hỏi và bài tập của chuyên đề
 Mức độ nhận biết
Câu 1. Amino axit là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa 
	A. nhóm amino.	B. một nhóm amino và một nhóm cacboxyl	C. nhóm cacboxyl.	D. nhóm amino và nhóm cacboxyl.
Câu 2. Để chứng minh alanin là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này với
	A. dd HCl và dd Na2SO4.	B. dd KOH và dd HCl.
	C. dd KOH và CuO.	D. dd NaOH và dd NH3.
Câu 3. Polipeptit (-NH-(CH2)5-CO-)n (tơ nilon–6) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng amino axit nào sau đây ?
	A. axit - aminocaproic.	B. axit aminoaxetic.
	C. axit b - aminopropionic. 	D. axit - aminocaproic.
Câu 4. Axit glutamic có công thức phân tử là
	A. C3H7O2N.	B. C5H9O4N.	C. C5H11O2N. 	D. C4H9O2N.
Câu 5. Tính chất lí, hoá nào sau đây không phải là của amino axit ?
	A. Dễ tan trong nước, có vị ngọt.	
	B. Tác dụng được với dung dịch HCl .
	C. Tác dụng được với dung dịch NaOH. 	
	D. Có phản ứng trùng hợp .
 Mức độ thông hiểu
Câu 6. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ ?
	A. Axit phenic (phenol).	B. Axit a-aminopropionic.
	C. Axit 2,3-điaminobutiric.	D. Axit glutamic.	
Câu 7. Alanin có thể phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
	A. HCl, Cu, CH3NH2.	B. Ba(OH)2, CH3OH, H2N-CH2COOH.
	C. C2H5OH, FeCl2, Na2SO4.	D. H2SO4, CH3–CH=O, H2O.
Câu 8. Thuốc thử thích hợp để nhận biết 3 dung dịch: axit fomic, glyxin, axit a,g-diamino butiric là
	A. AgNO3/NH3.	B. Cu(OH)2.	C. Quỳ tím. 	D. Na2CO3.
Câu 9. Số đồng phân amino axit của C4H9O2N là
	A. 2.	B. 5.	C. 3. 	D. 4.
Câu 10. Một amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N lần lượt là 32%; 6,67%; 18,67%. Công thức phân tử của X là (biết công thức phân tử của X trùng với công thức đơn giản nhất)
	A. C2H5O2N.	B. C3H7O2N.	C. C4H9O2N. 	D. C5H11O2N.
 Mức độ vận dụng
Câu 11. Cho ba dung dịch (1), (2), (3) lần lượt chứa 3 amino axit là alanin, lysin, glutamic với cùng nồng độ mol/l. pH của các dung dịch có giá trị tăng dần theo thứ tự nào sau đây ?
	A. (1) < (3) < (2).	B. (3) < (2) < (1).	C. (2) < (3) < (1).	D. (3) < (1) < (2).
Câu 12. X là một - amino axit no chỉ chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm - COOH. Cho 17,8 gam X tác dụng với HCl dư thu được 25,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
	A. CH3-CH(NH2)-COOH	B. H2N-CH2-COOH	
	C. H2N-CH2CH2 -COOH	D. CH3 - CH(CH3)CH(NH2)COOH
Câu 13. Cho 8,9 g chất X có CTPT C3H7O2N tác dụng với 100 ml dd NaOH 1,5M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 11,4 g chất rắn. CTCT thu gọn của X là
	A. H2NCH2COOCH3	B. H2NCH2CH2COOH.
	C. HCOOH3NCH=CH2.	D. CH2=CHCOONH4.
Câu 14. Đem 100 ml dd một amino axit X 0,2M cho tác dụng vừa đủ với 80 ml dd NaOH 0,25M. Sau phản ứng người ta chưng khô dung dịch, thu được 2,5 gam muối khan. Mặt khác, nếu lấy 100 g dung dịch amino axit nói trên có nồng độ 20,6% thì phản ứng vừa đủ với 400 ml dd HCl 0,5M. CTCT của X là 
	A. H2NCH2COOH.	B. H2N(CH2)2COOH.	
	C. H2N(CH2)3COOH. 	D. HOOC-CH(NH2)COOH.
Câu 15. Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 9,125) gam muối khan. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), kết thúc phản ứng tạo ra (m + 7,7) gam muối. Giá trị của m là
	A. 26,40. 	B. 39,60. 	C. 33,75. 	D. 32,25.
 Mức độ vận dụng cao
Câu 16. Cho các nhận xét sau đây về amino axit:
 1. Dung dịch amino axit có môi trường trung tính.
 2. Alanin có phản ứng este hoá với ancol etylic.
 3. Axit glutamic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.
 4. Tất cả các amino axit đều có phản ứng trùng ngưng.
 5. Hầu hết các amino axit có vị ngọt và dễ tan trong nước.
 6. Axit - aminocaproic được dùng để sản xuất tơ nilon–7.
Số nhận xét đúng là	
	A. 3 	B. 5	C. 4 	D. 5
Câu 17. Một trong các ứng dụng của axit glutamic là dùng để sản xuất mì chính. Thành phần chính của mì chính là muối mononatri của axit glutamic. Để sản xuất 2 kg mì chính (chứa 84% muối mononatri của axit glutamic) với hiệu suất 45% thì cần bao nhiêu kg axit glutamic ?
3,87. 	B. 1,74.	C. 4,60.	D. 3,25.
Câu 18. Một muối X có công thức C3H10O3N2. Lấy 14,64 gam X cho phản ứng hết với 150 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y (bậc 1). Khối lượng chất rắn là 
	A. 1,68 g.	B. 12,12 g.	C. 13,8 g.	D. 15,48 g. 
Câu 19. Từ m (kg) axit -aminocaproic (chứa 10% tạp chất trơ), người ta thực hiện phản ứng trùng ngưng để sản xuất tơ nilon–6 (hiệu suất 75%) thu được một lượng tơ nilon–6 và 27 kg H2O. Giá trị của m là 
211,11. B. 203,33.	C. 251,11. 	D. 141,25.
Câu 20. Tiến hành các thí nghiệm sau với một - amino axit mạch thẳng X:
 + TN1: Nhúng quỳ tím vào dung dịch X thì quỳ tím hoá đỏ.
 + TN 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 thì thu được 59,1 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun kĩ dung dịch Y thì thu thêm 9,85 g kết tủa nữa.
Tên gọi của X là
	A. Axit 2 – aminopentandioic.	B. Axit 2 - aminopropandioic.
	C. Axit glutamic.	D. Axit 2 - aminobutandioic.

Tài liệu đính kèm:

  • docNinh Thuan- amino axit.doc