I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Ancol: Khái niệm, phân loại, danh pháp; đặc điểm cấu tạo; tính chất vật lí; tính chất hóa học; ứng dụng, điều chế.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
- Kiến thức
Biết được:
Định nghĩa, phân loại ancol.
Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc chức và thay thế).
Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước; Liên kết hiđro.
Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy.
Phư¬ơng pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.
ứng dụng của etanol
Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).
ĐOÀN GIA LAI Chuyên đề: ANCOL I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Ancol: Khái niệm, phân loại, danh pháp; đặc điểm cấu tạo; tính chất vật lí; tính chất hóa học; ứng dụng, điều chế. II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ 1. Mục tiêu - Kiến thức Biết được: - Định nghĩa, phân loại ancol. - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế). - Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước; Liên kết hiđro. - Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. - ứng dụng của etanol - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). - Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C - 5C). - Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. - Thái độ: - Say mê hứng thú học tập, yêu khoa học - Sử dụng hiệu qủa và tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm. - Ứng dụng ancol vào mục đích phục vụ đời sống con người. - Định hướng các năng lực được hình thành: + Năng lực tự học; năng lực hợp tác; + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; + Năng lực thực hành hoá học; + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; + Năng lực tính toán hóa học; + Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Giáo viên: - Mô hình lắp ghép phân tử ancol để minh hoạ định nghĩa, đồng phân, bậc của ancol. - Bảng nhiệt độ sôi của 1 số chất. - Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, bình cầu đáy tròn. - Hóa chất: C2H5OH, Na, H2SO4, NaOH, Cu(OH)2, glyxerol. 2.2. Học sinh: - Ôn lại các bài đã học có liên quan: rượu etylic (lớp 9). - Nghiên cứu trước bài ancol, tìm hiểu phương pháp điều chế và những ứng dụng của ancol trong công nghiệp và đời sống. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: đàm thoại, nêu vấn đề, dạy học theo phương pháp góc. 4. THIẾT KẾ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: GÓC PHÂN TÍCH 1. Mục tiêu Từ việc nghiên cứu SGK rút ra kiến thức mới. 2. Nhiệm vụ Nghiên cứu SGK thảo luận nhóm theo phiếu học tập số 1, rút ra kết luận về tính chất hóa học của ancol PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu hỏi Dựa vào cấu tạo của ancol dư đoán tính chất hóa học của ancol Minh họa tính chất hóa học của ancol bằng cách điền vào bảng sau Tính chất hóa học Phương trình hóa học Rút ra nhận xét Tác dụng với Tác dụng với .. Tác dụng . Tác dụng với Tác dụng với .. Tác dụng . GÓC ÁP DỤNG 1. Mục tiêu Từ phiếu hỗ trợ kiến thức của GV, HS áp dụng để giải một số bài tập. 2. Nhiệm vụ. - HS nghiên cứu phiếu nội dung hỗ trợ kiển thức. - Hoàn thành phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 *Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần A. C3H7OH >C2H5OH > CH3OCH3 B. C2H5OH >C3H7OH > CH3OCH3 C. C3H7OH > CH3OCH3 > C2H5OH D. CH3OCH3 > C3H7OH >C2H5OH Câu 2: Ancol bị oxi hóa bởi CuO cho sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là A. propan-2-ol. B. etanol. C. pentan-3-ol. D. 2-metylpropan-2-ol. Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C2H2 A C2H5OH Công thức của A là A. C2H4 B. C2H6 C. C2H5Cl D. CH3OH Câu 4: Hợp chất C3H6O tác dụng được với H2, Na. Cấu tạo phù hợp là: A. CH3 – CH2 – CHO B. CH2 = CH – O – CH3 C. CH2 = CH – CH2OH D. CH3 – CH = CHOH Câu 5: Thực hiện phản ứng ete hoá hỗn hợp CH3OH, C2H5OH, C3H7OH với xúc tác H2SO4 đặc thu được tối đa bao nhiêu ete A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6: Cho các hợp chất sau: (a) HOCH2-CH2OH; (b) HOCH2-CH2-CH2OH (c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH; (d) CH3-CH(OH)-CH2OH (e) CH3-CH2OH; (f) CH3-O-CH2CH3 Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e). Câu 7: A là ankanol. Tỉ khối của A so với O2 là 2,3125. A tác dụng với CuO ở nhiệt độ cao tạo thành xeton. A là A. Ancol sec-butylic B. Ancol butylic C. Ancol isopropylic D. Ancol tert-butylic Câu 8: Cho 2,3 gam một ancol đơn chức Y tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít H2(đktc). Ancol Y là A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH Câu 9: Đốt cháy 1 mol ancol no X cần 3 mol O2. CTPT của X là: A. CH4O B. C4H10O C. C2H6O D. C3H8O Câu 10: Đun nóng một ancol đơn chức X với H2SO4 đặc thu được sản phẩm Y. Tỉ khối của Y so với X là 0,7. X là: A. C2H5OH B. C3H7OH C. C3H5OH D. CH3OH *Bài tập tự luận Câu 1. Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau: a. CH3OH + Na b. C3H5(OH)3 + Na c. C2H5OH d. C2H5OH + CuO e. C2H5OH + O2 GÓC QUAN SÁT Mục tiêu: Từ tính chất hóa học của ancol, các em xem các clip thí nghiệm trên máy tính để kiểm chứng. 2. Nhiệm vụ. - Dự đoán các phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của ancol - Quan sát thí nghiệm trên máy. Tiến hành ghi kết quả thí nghiệm, giải thích. - Ghi kết quả học tập vào phiếu số 3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Quan sát thí nghiệm trên máy. Tiến hành ghi kết quả thí nghiệm, giải thích theo bảng sau: Thí nghiệm Phương trình hóa học Rút ra nhận xét C2H5OH tác dụng với Na Cho NaOH vào C2H5OH Glixerol tác dụng Cu(OH)2 C2H5OH đun nóng với H2SO4 Phản ứng cháy BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Môn học: HÓA HỌC Chủ đề: ANCOL 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành Kiến thức: Nêu được: - Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol. - Tính chất vật lí và khái niệm liên kết hiđro; Phương pháp điều chế, ứng dụng của etanol và của metanol. Hiểu được: Tính chất hoá học: Phản ứng thế H của nhóm -OH (phản ứng chung của R - OH, phản ứng riêng của glixerol); Phản ứng thế nhóm -OH ancol; Phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete; Phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy. Kĩ năng- Viết được công thức cấu tạo các loại đồng phân ancol cụ thể. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (phân tử có từ 1C - 5C). - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Giải được bài tập: Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học, xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol, một số bài tập có nội dung liên quan. Phát triển năng lực: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính toán. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 2. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) Ancol Câu hỏi/bài tập định tính -Công thức tổng quát ancol no, đơn chức, mạch hở. - Khái niệm ancol. - Nhiệt độ sôi của ancol, so sánh với nhiệt độ sôi của ancol với các hợp chất có cùng số cacbon. - Viết đồng phân cấu tạo, tên gọi. - Viết được PTHH thể hiện tính chất hóa học của ancol. Viết đồng phân của hợp chất hữu cơ có CTPT CnH2n+2O Dựa vào tính chất hóa học của Ancol no, đơn chức xác định công thức cấu tạo đúng của ancol no, đơn chức Bài tập định lượng Xác định CTPT của ancol khi biết ancol no, đơn chức, KLPT hoặc Tỷ khối hơi. Xác định CTPT thông qua phản ứng với KLK. Xác định CTPT thông qua phản ứng đốt cháy. -Tính độ rượu. -Xác định CTPT,CTCT dựa vào các phương trình phản ứng (tạo ete, pư oxi hóa ko hoàn toàn....) Bài tập thực hành/thí nghiệm/ gắn với hiện tượng thực tiễn Các dụng cụ, hoá chất để thực hiện các phản ứng thể hiện tính chất hóa học ancol. nhận biết ancol đơn chức, poliancol. Phương pháp sản xuất ancol từ tinh bột. Vận dụng tính chất vật lý, hóa học để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống. ... 3. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả. Câu hỏi bài tập định tính. Mức độ nhận biết: Câu 1: Ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là: A. CnH2n+2O B. CnH2n+2Oz C. CnH2n+2-2kOz D. CxHyOz Câu 2: Một ancol có công thức thực nghiệm dạng: (C2H5O)n. Công thức của ancol là: A. C2H5O B. C8H20O4 C. C4H10O2 D. C4H10O Câu 3: Ancol là hợp chất có: nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon thơm. nhóm OH Mức độ thông hiểu: Câu 4: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần A. C3H7OH >C2H5OH > CH3OCH3 B. C2H5OH >C3H7OH > CH3OCH3 C. C3H7OH > CH3OCH3 > C2H5OH D. CH3OCH3 > C3H7OH >C2H5OH Câu 5: Số đồng phân ancol bền mạch hở ứng với công thức phân tử C4H10O là A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 6: Ancol bị oxi hóa bởi CuO cho sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là A. propan-2-ol. B. etanol. C. pentan-3-ol. D. 2-metylpropan-2-ol. Mức độ vận dụng thấp: Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C2H2 A C2H5OH Công thức của A là: A. C2H4 B. C2H6 C. C2H5Cl D. CH3OH Câu 8: Hợp chất có CTPT C3H6O tác dụng được với H2, Na. CTCT phù hợp là: A. CH3 – CH2 – CHO B. CH2 = CH – O – CH3 C. CH2 = CH – CH2OH D. CH3 – CH = CHOH Câu 9: Thực hiện phản ứng ete hoá hỗn hợp CH3OH, C2H5OH, C3H7OH với xúc tác H2SO4 đặc thu được tối đa bao nhiêu ete? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Mức độ vận dụng cao: Câu 10: Có bao nhiêu đồng phân ancol có CTPT là C3H8On? A. 2 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 11: Cho các hợp chất sau: (a) HOCH2-CH2OH; (b) HOCH2-CH2-CH2OH (c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH; (d) CH3-CH(OH)-CH2OH (e) CH3-CH2OH; (f) CH3-O-CH2CH3 Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e). Câu 12: A là ankanol. Tỉ khối của A so với O2 là 2,3125. A tác dụng với CuO ở nhiệt độ cao tạo thành xeton. A là: A. Ancol sec-butylic B. Ancol butylic C. Ancol isopropylic D. Ancol tert-butylic Câu hỏi bài tập định lượng. Mức độ nhận biết: Câu 13: Ancol no, đơn chức X có tỉ khối hơi so với H2 là 23. Ancol X là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH Câu 14: Ancol no, đơn chức X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 60%. Ancol X có CTPT là A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH Câu 15: Cho 2,3 gam một ancol đơn chức Y tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít H2(đktc). Ancol Y là A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH Mức độ thông hiểu: Câu 16: Đốt cháy 1 mol ancol no X cần 3 mol O2. CTPT của X là: A. CH4O B. C4H10O C. C2H6O D. C3H8O Câu 17: Đun nóng một ancol đơn chức X với H2SO4 đặc thu được sản phẩm Y. Tỉ khối của Y so với X là 0,7. X là: A. C2H5OH B. C3H7OH C. C3H5OH D. CH3OH Câu 18: Đốt cháy một ancol no, đơn chức X người ta thu được số mol nước gấp đôi số mol ancol đem phản ứng. Xác định CTPT của X A. C2H5OH B. C4H9OH C. CH3OH D. C3H7OH Mức độ vận dụng thấp: Câu 19: Có bao nhiêu ancol bậc hai, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 20: Đun nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là A. C3H8O. B. C2H6O. C. CH4O. D. C4H8O. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol no đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. công thức phân tử của ancol là: A. C4H9OH. B. C3H7OH. C. C2H5OH. D. CH3OH Mức độ vận dụng cao: Câu 22: Từ 1 tấn khoai có chứa 20% tinh bột sản xuất được 100 lít C2H5OH nguyên chất có d=0,8 g/ml. Hiệu suất của quá trình trên là: A. 60% B. 78,2% C. 70,4% D. 50% Câu 23: Pha loãng 1 lít C2H5OH 600 bằng nước thì thu được bao nhiêu lít C2H5OH 400 A. 2 lít B. 1,5 lít C. 2,5 lít D. 3 lít Câu 24: Cho m gam một ancol, đơn chức X qua bình đựng CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối hơi với hiđro là 15,5. Giá trị của m là A. 0,92 B. 0,32 C. 0,64 D. 0,46 Bài tập thực hành/thí nghiệm/ gắn với hiện tượng thực tiễn. Mức độ nhận biết: Câu 25: Phương pháp nào điều chế ancol etylic dưới đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm? A. Lên men tinh bột. B. Thuỷ phân etyl bromua trong dung dịch kiềm khi đun nóng. C. Hiđrat hoá etilen xúc tác axit. D. Phản ứng khử anđehit axetic bằng H2 xúc tác Ni đun nóng. Mức độ thông hiểu: Câu 26: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác). B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH. C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác). D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CH3CO)2O. Mức độ vận dụng thấp: Câu 27: Đun hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, dẫn khí sinh ra qua dung dịch Br2 dư, thấy có 8 gam Br2 phản ứng. Khối lượng C2H5Br đem phản ứng là A. 10,9 gam. B. 5,45 gam. C. 8,175 gam. D. 5,718 gam. Câu 28: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Đun nóng ancol metylic với H2SO4 đặc ở 140 - 170oC thu được ete. B. Ancol đa chức hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh da trời. C. Điều chế ancol no, đơn chức bậc một là cho anken cộng nước. D. Khi oxi hoá ancol no, đơn chức thu được anđehit. Câu 29: Khi lên men 1 lít ancol etylic 9,2o thu được dung dịch chứa x gam axit axetic. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của x là A. 96. B. 76,8. C. 120. D. 80. Mức độ vận dụng cao: Câu 30. Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) A. 5,4 kg. B. 5,0 kg. C. 6,0 kg. D. 4,5 kg. Câu 31. Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là: A. 405 B. 324 C. 486 D.297 Câu 32: Đun nóng hỗn hợp metanol và etanol với H2SO4 đặc trong khoảng nhiệt độ từ 130oC đến 180oC. Số lượng sản phẩm hữu cơ thu được là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 33: Khi trộn lẫn một lít rượu etylic với một lit nước ở 250 C thu được hỗn hợp có thể tích là A. 2 lít B. > 2 lít C. < 2 lít D. 1,5 lít Etanol có tác động đến thần kinh trung ương. Tác dụng của nó khi uống giống như chất gây tê thần kinh. Khi hàm lượng etanol trong máu là 0,1 – 0,3% thì khả năng phối hợp các hoạt động của con người bị ảnh hưởng gây nên sự mất cân bằng, nói líu nhíu và hay quên. Khi hàm lượng etanol trong máu lên 0,3 -0,4% thì có hiện tượng nôn và mất tỉnh táo. Nếu lượng này đến 0,6% thì sự điều hòa của tim bị ảnh hưởng có thể dẫn đến tử vong. LD 50 (liều độc giết chết ½ số cá thể thí điểm) của etanol là 10,6g/1kg trọng lượng người-nghĩa là nếu 1 người nặng 50kg uống 50x10,6 gam etanol = 530g etanol sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong. Trong cơ thể người, etanol được hấp thụ ở đại tràng và ruột non, sau đó đến nhanh các cơ quan nội tạng. Etanol kìm hãm quá trình sinh homon điều hòa nước tiểu ở tuyến yên gây nên sự mất nước của cơ thể; trong dạ dày etanol kích thích quá trình sinh axit. Etanol gây giãn mạch máu, làm cơ thể bị mất nhiệt. Trong cơ thể người nghiện rượu, etanol gây nên sự phá hủy gan do gan là nơi trao đổi etanol nhiều nhất và etanol làm hỏng quá trình trao đổi chất. Câu 34: Hỏi một người cân nặng 60kg uống tối đa bao nhiêu lít rượu 400 thì có thể dẫn đến tử vong (cho biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml)? A. 0,795 B. 1,988 B. 0,318 D. 1,272 Câu 35: Phương pháp hiệu quả để làm giảm tác hại của rượu sau khi uống nhiều rượu là A. Uống một ít lòng trắng trứng gà sống: Chất cồn trong rượu khi gặp chất protein trong lòng trắng trứng gà sẽ ngưng tụ, tránh cho niêm mạc dạ dày tiếp xúc với cồn; hoặc uống nước, ít nhất cũng bằng lượng rượu uống vào để pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng, thuận lợi. B. Xắt lát một lát chanh tươi và ăn với muối hoặc uống nước chanh không pha đường. C. Ăn cháo loãng, khi gặp cháo loãng, các chất cồn trong rượu bị ngưng tụ lại, do đó giảm mạnh khả năng hấp thụ cồn trong cơ thể. D. Tất cả các phương án trên đều đúng.(không làm đáp án tất cả đều đúng) Câu 36: Geraniol (nhiệt độ sôi 230°C) là một ancol tự nhiên có mùi thơm dễ chịu được chiết xuất từ tinh dầu hoa hồng có cấu trúc phân tử là . Tên IUPAC của geraniol là A. cis-3,7-đimetyloct-2,6-đien-1-ol. B. trans-3,7-đimetyloct-2,6-đien-1-ol. C. cis-2,6-đimetyloct-3,7-đien-1-ol. D. trans-2,6-đimetyloct-3,7-đien-1-ol. Câu 37: Dãy gồm các chất có nhiệt độ sôi giảm dần là A. glixerol > butan-1,4-điol > etylen glicol > propan-1-ol > propan-2-ol. B. glixerol > etylen glicol > butan-1,4-điol propan-1-ol > propan-2-ol. C. etylen glicol > butan-1,4-điol propan-1-ol > propan-2-ol > glixerol. D. butan-1,4-điol propan-1-ol > etylen glicol > propan-2-ol > glixerol.
Tài liệu đính kèm: