Giáo án môn Hóa học - Chuyên đề: Kim loại kiềm – Kiềm thổ - Nhôm

* Gồm 3 nội dung:

1. Cấu hình e; vị trí; tính chất vật lí và điều chế của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.

2. Tính chất hóa học của đơn chất kim loại kiềm – kiềm thổ.

3. Tính chất hóa học và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của KL kiềm thổ.

4. Tính chất hóa học và ứng dụng của nhôm và hợp chất của nhôm.

II. Tổ chức dạy học chuyên đề:

+ Kiến thức

Biết được :

- Cấu hình e; vị trí.

- Tính chất vật lí của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.

- Phương pháp điều chế của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.

+ Kĩ năng

 - Dự đoán được tính chất hoá học của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.

Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.

- Tính toán một số bài tập về kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4044Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học - Chuyên đề: Kim loại kiềm – Kiềm thổ - Nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ : 
KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM
* Gồm 3 nội dung:
1. Cấu hình e; vị trí; tính chất vật lí và điều chế của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.
2. Tính chất hóa học của đơn chất kim loại kiềm – kiềm thổ.
3. Tính chất hóa học và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của KL kiềm thổ.
4. Tính chất hóa học và ứng dụng của nhôm và hợp chất của nhôm. 
II. Tổ chức dạy học chuyên đề:	
+ Kiến thức 
Biết được :
- Cấu hình e; vị trí.
- Tính chất vật lí của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.
- Phương pháp điều chế của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.
+ Kĩ năng 
 - Dự đoán được tính chất hoá học của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.
Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.
- Tính toán một số bài tập về kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.
+ Thái độ:
- Giáo dục sự say mê, yêu thích bộ môn, tính khoa học chặt chẽ giữa cấu tạo và tính chất, đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng hóa chất, thao tác thí nghiệm, hiểu được một số ứng dụng thực tiễn của kim loại kiềm – kiềm thổ - nhôm, và phương pháp sản xuất.
+ Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực thực hành thí nghiệm.
+ Định hướng phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
- Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
- Có ý thức tìm tòi sáng tạo tận dụng những nguyên liệu sẵn có.
2. Phương pháp:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề (ND1)
- Thí nghiệm nghiên cứu (ND2, 3, 4)
- Dạy học theo góc (ND2, 3, 4)
- Sử dụng sơ đồ tư duy
- Dạy học theo hợp đồng
3. Chuẩn bị của GV và học sinh:
+ Bảng HTTH các nguyên tố HH và bảng phụ hình theo SGK
+ GV: - Hóa chất để làm thí nghiệm Na, Mg, Al, dd NaOH, dd axit (HCl, H2SO4, HNO3)
 - Dụng cụ: 8 bộ thí nghiệm gồm: 
Mỗi nhóm gồm: 
- Ống nghiệm (9 cái)
- Kẹp gỗ: 3 cái
- Ống hút
- Giá để ống nghiệm
4. Mô tả các mức độ nhân thức và câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá
Nội dung
Loại CH/BT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Kiềm – Kiềm thổ - Nhôm
CH/BT định tính
Nêu được:
Cấu hình e; vị trí; tính chất vật lí và điều chế của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.
- Giải thích được một số tính chất vật lý, hóa học của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.
-Viết và giải thích được một số pư hóa học của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.
-Giải thích tính lưỡng tính của một số hợp chất của nhôm.
Suy luận được một số sản phẩm sinh ra trong phản ứng của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm với HNO3
CH/BT định lượng
- Tính toán các đại lượng m, hiệu suất
-Tính toán các đại lượng m, hiệu suất
(ở mức độ cao hơn)
Các bài tập yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp để giải quyết 
BT thực hành/
thí nghiệm
-Mô tả và nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm.
Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm 
-Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến thực tiễn
Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
Câu hỏi bài tập
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s1 thì X thuộc nguyên tố:
	A. s	B. p 	C. d 	D. f
Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là:
A. Rb+. 	B. Na+. 	C. Li+. 	D. K+.
Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s22p63s2. 	B. 1s22s2 2p6. 	C. 1s22s22p63s1. 	D. 1s22s22p6 3s23p1.
Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là
	A. Na+, F-, Ne.	 B. Li+, F-, Ne.	C. K+, Cl-, Ar.	D. Na+, Cl-, Ar.
Cation R+ có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 2p6. Vậy R thuộc:
	A. Chu kỳ 2 nhóm VIA.	B. Chu kỳ 3 nhóm IA.	
C. Chu kỳ 4 nhóm IA.	D. Chu kỳ 4 nhóm VIA.
Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A. MgO, Na, Ba.	B. Zn, Ni, Sn.	C. Zn, Cu, Fe.	D. CuO, Al, Mg. 
Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 5. 	B. 4. 	C. 7. 	D. 6.
Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho K kim loại vào dung dịch MgCl2.
A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa đỏ.	 
B. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa trắng.
C. Bề mặt kim loại có màu trắng, dd có màu xanh. 
D. Bề mặt kim loại có màu trắng và có kết tủa màu xanh.
Cho phương trình hoá học: Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O 
(Biết tỉ lệ thể tích N2O: NO = 1: 3). Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 64	B. 66	C. 60	D. 62
Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là 
A. 4. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 2. 
Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 25,0.	B. 12,5.	C. 19,6.	D. 26,7.	
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 4,48 lít.	B. 8,96 lít.	C. 17,92 lít. 	D. 11,20 lít.
*Cho 6,88 gam hỗn hợp X gồm K, Na và Ca tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Z và 0,18 mol H2. Cô cạn dung dịch Z, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 23,58.	B. 23,62.	C. 22,16.	D. 17,95.
Chia 2,290 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch gồm H2SO4 và HCl, thu được 1,456 lít H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với O2 dư, thu được m gam 3 oxit. Giá trị của m là
A. 2,185.	B. 3,225.	C. 4,213.	D. 5,672.
Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 18,1 gam.	 	B. 36,2 gam.	 	C. 54,3 gam. 	D. 63,2 gam.
*Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4: 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là 
A. 13,70 gam. 	B. 12,78 gam. 	C. 18,46 gam. 	D. 14,62 gam. 	 
5. Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề
Nội dung 1. Cấu hình e; vị trí; tính chất vật lí và điều chế của kim loại kiềm – kiềm thổ và nhôm.
- Hoạt động cá nhân: dựa vào bảng HTTH xác định vị trí của nhóm IA, IIA và Al , cấu hình electron nguyên tử.
HS: dựa nghiên cứu bảng sgk một số hằng số vật lí quan trọng và kiểu mạng tinh thể của kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm để so sánh rút ra các kết luận về tính chất vật lí.
Nội dung 2: Tính chất hóa học của đơn chất kim loại kiềm – kiềm thổ
- Hoạt động cá nhân: Từ cấu hình electron nguyên tử của các kim loại kiềm – kiềm thổ, HS dự đoán gì về tính chất hoá học của chúng ?
- HS viết bán phản ứng dạng tổng quát biểu diễn tính khử của kim loại kiềm - kiềm thổ.
HS : tiến hành các thí nghiệm và viết phản ứng minh hoạ thể hiện tính chất hóa học của kim loại kiềm - kiềm thổ.
Nội Dung 3: Tính chất hóa học và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của KL kiềm thổ.
Hoạt động cá nhân: HS dựa vào thông tin SGK giải thích các hiện tượng trong tự nhiên như cặn trong nước đun nước, thạch nhũ trong các hang động,.. đồng thời biết được các phương pháp làm mềm nước cứng và các ứng dụng của các loại thạch cao
Nội Dung 4: Tính chất hóa học và ứng dụng của nhôm và hợp chất của nhôm. 
- Hoạt động cá nhân: Từ cấu hình electron nhôm, HS dự đoán gì về tính chất hoá học của nhom ?
HS : tiến hành các thí nghiệm và viết phản ứng minh hoạ thể hiện tính chất hóa học của nhôm.
HS nghiên cứu SGK để biết nguyên liệu và phương pháp cũng như điều kiện điều chế nhôm trong công nghiệp. Đồng thời xem nước ta có sẵn nguồn nguyên liệu đó hay không ? Tình hình khai thác hiện nay?
HS nghiên cứu SGK để biết một số hợp chất của nhôm và một số ứng dụng quan trọng của chúng.
HS : tiến hành các thí nghiệm, giải thích các hiện tượng và viết phản ứng chứng minh tính lưỡng tính của nhôm oxit, nhôm hidroxit.
- GV chốt nội dung

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_soan_chuyen_de_Kiem_Kiem_tho_Nhom.doc